Chân dung người phụ nữ có thâm niêm hơn 10 năm đỡ đẻ 0 đồng cho dân bản

Bà đỡ Mua Thị Ghênh (54 tuổi) sống ở bản Huổi Sông đã đỡ đẻ thành công cho hơn 60% dân bản.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cơ duyên đến với nghề đỡ đẻ

"Bản xa, dân nghèo, nhìn cảnh mọi người khổ sở xuống xuôi đi đẻ hoặc tự đẻ tại nhà ng

Bà Mua Thị Ghênh là hộ sinh duy nhất ở bản Huổi Sông (xã Háng Lìa, huyện Điện Biên đông). Trong bản ít nhà có điện dùng nên mỗi lần "đi làm", bà Ghênh phải mang kèn kèm dụng cụ cắt, bông, gạc, găng tay, khăn để hỗ trợ thai phụ vượt cạn.

uy hiểm, tôi cũng có chút kiến thức thai sản nên muốn giúp bà con", Ghênh nói.

Theo VnExpress, bà Ghênh bước chân vào nghề đỡ đẻ từ hơn chục năm trước, sau một lần vượt cạn tại nhà nhưng gặp ca đẻ khó. Trở về từ cửa tử, bà ấp ủ mong muốn học thêm về thai sản để giúp chị em trong bản được mẹ tròn con vuông.

Năm 2012, bà Ghênh theo chân một bà đỡ lâu năm để học các kiến thức cơ bản như sở, nắn bụng để chẩn đoán ngôi thai. Bà học cả cách hướng dẫn sản phụ rặn đẻ, thở đúng, chân tay nắm, đẩy tạo lực. Sau 2 năm, bà đã làm thành thạp và tự thực hiện ca đỡ đầu tiên cho một sản phụ 17 tuổi.

Bà Ghênh tâm sự, người mẹ trẻ khi ấy khóc nhiều, giãy giụa đòi uống thuốc giảm đau, không tập trung để rặn nên ca đẻ mất nhiều thời gian hơn. Bà đỡ phải dỗ dành, hứa tặng váy áo mới nếu nghe lời hướng dẫn. Khoảng gần 1 tiếng thì con chào đời, bà quấn khăn, đỡ em bé rồi cắt rốn.

"Khi đi đỡ đẻ ở nhà dân sẵn gì mình dùng nấy, nhiều nhà không có quần áo cho con lại phải hỗ trợ họ", bà nói.

Hơn 10 năm hành nghề, bà Ghênh đã quá thành thạo các quy trình từ chẩn đoán, sờ nắm để điều chỉnh khi thai nằm không đúng hướng. Bà kể, có những ca khó, sinh non thường tập trung ở các sản phụ dưới 18 tuổi. Lúc nào có dịp là bà lại tuyên truyền người dân không nên đẻ sớm, lúc mang thai có đau nhiều thì không được ngại mà giấu phải báo ngay để bà đỡ còn tới thăm khám, hỗ trợ. 

Tính đến nay, bà đỡ Ghenh đã đỡ thành công cho hàng trăm sản phụ. Nhưng có những ca sinh khiến bà không thể nào quên. Đơn cử như thai phụ 15 tuổi sinh non khi thai nhi mới 27 tuần tuổi, dù đã được cảnh báo nguy hiểm, tính mạng thai nhi tiên lượng xấu, bà khuyên gia đình nên đưa đi viện sớm nhưng bị từ chối vì đường xa. Sợ mất cả mẹ lẫn con nên bà Ghênh đành chấp nhận xắn tay đỡ đẻ.

"Cứu được mẹ nhưng mất con, đứa trẻ vừa chào đời được mấy phút thì người tím tái, không phản xạ, không khóc. Dù đã co bóp, hồi sức cho bé nhưng không được, chưa bao giờ ước bệnh viện gần bản như lúc đấy", bà nói.

chan-dung-nguoi-phu-nu-co-tham-niem-hon-10-nam-do-de-0-dong-cho-dan-ban-9
Giàng Thị Sông (25 tuổi) từng là sản phụ được bà Ghênh đỡ đẻ thành công

"Niềm vui của tôi là tiếng khóc của những đứa trẻ chào đời bình an"

Ông Vàng Sếnh Hờ - trưởng bản Huổi Sông cho biết, đây là một trong những bản khó khăn, xa xôi nhất xã Háng Lìa. Đường ra trạm y tế xã mất gần 20km, mùa khô thì đi được nhưng ngày mưa, gió, đi bộ còn khó vì đường trơn trượt, đèo dốc cao, hẹp. Chính vì thế có nhiều thai phụ đẻ ở nhà thay vì đi viện.

Hiện bản Huổi Sông có 74 hộ, hơn 40% thuộc hộ nghèo, khoảng 60 - 70% phụ nữ mang thai trong bản đều do bà Ghênh đỡ đẻ miễn phí. Trước đây, mỗi lần có ca sinh nở, bà đều phải thắp đèn dầu, rọi đèn pin để đủ ánh sáng. Nhưng từ đầu năm 2024, điện đã về bản nên việc đỡ đẻ trở nên thuận lợi hơn một chút.

"Người dân ít hiểu biết, quanh năm làm nương rẫy không rời bản, kể cả nếu được hỗ trợ đẻ ở viện họ cũng sợ, may mắn có bà đỡ Ghênh nên nhiều em bé được chào đời bình an trong lúc cấp bách, khó khăn", trưởng bản Hờ nói.

Để hỗ trợ thai phụ ở xa, ông Quàng Văn Kim, trưởng trạm y tế xã Háng Lìa, cho biết các nhân viên y tế trạm vẫn duy trì mỗi tháng một lần vào các bản như Huổi Sông để khám thai, tiêm phòng cho các sản phụ. Trạm cũng hướng dẫn bà đỡ ở đây cách quản lý thai sản cho dân, đỡ đẻ theo quy chuẩn y tế, tiên lượng xấu phải kịp thời đưa vào viện.

Một nhiệm vụ quan trọng khác của trạm y tế là phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền xóa bỏ vấn nạn tảo hôn. Phụ nữ dưới 18 tuổi mang thai nếu không khám thai định kỳ, chăm sóc thai tốt sẽ có nguy cơ tai biến rất lớn.

"Chưa kể một số tự đẻ ở nhà có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng, sót rau, tầng sinh môn rách, nhiễm khuẩn buồng tử cung", ông Kim nói.

Sau bốn lần được bà Ghênh đỡ đẻ thành công, sinh được bốn bé trai kháu khỉnh, Giàng Thị Sông, 25 tuổi, ở bản Huổi Sông nói coi bà như mẹ ruột. Gia đình làm nương rẫy, thu nhập một năm 15-20 triệu đồng khiến cuộc sống nhà Sông ăn uống còn kham khổ, huống chi là tiền đi viện đẻ.

"Nhờ có mẹ Ghênh nên các cháu bình an ra đời", Sông kể. Bà mẹ bốn con nhớ về lần vượt cạn trong đêm mưa bão được bà đỡ 54 tuổi không ngại khó khăn mang theo bộ đồ sơ sinh chạy qua. Đến nơi người đã ướt sũng nhưng bà Ghênh vẫn cười động viên, hỗ trợ thai phụ vượt cạn thành công.

Sáng, chiều đi làm nương nhưng hôm nào có thai phụ chuyển dạ, bà Ghênh ở nhà để theo dõi sát sao thậm chí đến tận nhà dân ngồi chờ. Thay vì đòi tiền công, những món quà của dân bản như như con gà, cân thịt lợn rừng, sâm đất tự trồng với bà đỡ là điều vô giá. Nhiều nhà còn giúp cô làm nương, rẫy thay lời cảm ơn.

"Niềm vui của tôi là tiếng khóc của những đứa trẻ chào đời bình an, giờ chỉ mong đường đi lên trạm xá thuận lợi, chất lượng cuộc sống bà con được nâng cao để có điều kiện đi viện", bà Ghênh nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Cụ ông U80 ở Hậu Giang miệt mài làm việc tử tế giúp người khốn khó

Đọc thêm

Sau Tết nguyên đán, nhiều nữ chủ trọ ở TP.HCM quyết định miễn giảm tiền phòng, chưa kể còn lặn lội kết nối, tìm việc mới cho người thuê.

Việc tử tế: Những nữ chủ trọ lặn lội tìm việc mới cho người thuê ở TP.HCM
0 Bình luận

Nhiều năm qua, 9x Đà Nẵng Trần Văn Toàn vẫn luôn miệt mài dành thời gian đứng bếp nấu ăn cho bệnh nhân ở địa phương.

Việc tử tế: 9x Đà nẵng miệt mài nấu ăn cho bệnh nhân
0 Bình luận

Vừa qua, biết tin có bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo cần máu gấp, hai anh cảnh sát giao thông ở Nghệ An đã kịp thời hiến máu cứu người.

Việc tử tế: Hai cảnh sát giao thông kịp thời hiến máu cứu bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo
0 Bình luận


Bài mới

Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 10 giờ trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Đề xuất