Bức tượng Quách Thị Trang nơi vòng xoay Bến Thành xưa: Cô gái bất tử tuổi trăng rằm

Công trường Quách Thị Trang ở Sài Gòn từng là một vòng xoay ngay mặt tiền chợ Bến Thành. Tên công trường gắn liền với cô gái trẻ đã anh dũng hi sinh ở tuổi 15.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày nay, Sài Gòn mang vẻ đẹp của một thành phố trẻ năng động và sáng tạo. Tuy nhiên, vi vu khắp các nẻo đường Sài Gòn, đôi khi chúng ta vẫn bắt gặp một vài cảnh xưa. Từ những ngôi trường lâu năm, những cung đường đã thay tên đổi họ… 

Đi qua chợ Bến Thành, dù là ngày xưa hay ngày nay, nơi đây luôn được xem như một trong số những biểu tượng của Sài Gòn. Công trường Quách Thị Trang nơi đây từng là một vòng xoáy giao thông nằm ngay mặt tiền chợ Bến Thành. Chính giữa công trường là nơi từng đặt bức tượng Quách Thị Trang - nữ sinh đã hi sinh anh dũng ở tuổi 15. 

buc-tuong-quach-thi-trang-noi-vong-xoay-ben-thanh-xua-2
Bức tượng Quách Thị Trang

Sinh ra trong gia đình mộ đạo

Nữ sinh Quách Thị Trang sinh năm 1948 tại làng Cổ Khúc, quận Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình (nay là huyện Đông Hưng, Thái Bình). Cô sinh ra trong một gia đình có 6 anh em, đứng hàng thứ tư, thân phụ là ông Quách Văn Bội, thân mẫu là bà Hà Thị Vân.

buc-tuong-quach-thi-trang-noi-vong-xoay-ben-thanh-xua-3
Ảnh chụp gần hơn

Năm 1954, cả 6 anh em Trang theo mẹ vào Nam sinh sống. Gia đình sống tại khu vực Chí Hòa, Sài Gòn. Cha của Trang bị kẹt lại ở miền Bắc. Khoảng 3 tháng sau đó, cả nhà đau đớn khi nghe tin ông đã qua đời. 

buc-tuong-quach-thi-trang-noi-vong-xoay-ben-thanh-xua-4
Tượng Quách Thị Trang khi chưa có tượng đài Trần Nguyên Hãn
buc-tuong-quach-thi-trang-noi-vong-xoay-ben-thanh-xua-5
Bàn thờ Quách Thị Trang giữa bùng binh chợ Sài Gòn

Mấy mẹ con Trang sống trong một xóm lao động nghèo. Bà Vân rất siêng năng, tần tảo buôn bán nên đều cho các con học hành đàng hoàng. Quách Thị Trang theo học tại trường tư thục Trường Sơn. Sau giờ học, cô cùng các anh em trong nhà phụ mẹ buôn bán. 

Gia đình Trang là gia đình Phật tử rất mộ đạo, từ nhỏ cuộc sống hiền lương đã thấm vào máu các anh em trong nhà. Họ luôn quan niệm phải sống đạo đức, lương thiện và tốt đẹp. Đặc biệt là Trang, cô luôn sống rất hiếu thuận và thương người. 

Cô gái bất tử tuổi trăng rằm

Ngày 25/8/1963, Trang tham gia một cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên chống lại thiết quân luật của chế độ Ngô Đình Diệm. Cô đã bị bắn chết. Trang là nữ sinh trẻ nhất của Sài Gòn đã anh dũng ngã xuống trước họng súng của quân thù tàn bạo. Cái chết của cô gái 15 tuổi trước hàng ngàn sinh viên, học sinh và Phật tử trước cửa chợ Bến Thành đã gây xúc động lớn trong lòng người dân. 

buc-tuong-quach-thi-trang-noi-vong-xoay-ben-thanh-xua-6
Một cuộc biểu tình diễn ra ngay bức tượng Quách Thị Trang

Đám tang của Quách Thị Trang (Pháp danh Diệu Nghiêm) đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân Sài Gòn. Sau đó, Hội Sinh viên – Học sinh Sài Gòn đã quyên góp, vận động ủng hộ để xây bức tượng nữ học sinh anh hùng tuổi 15. 

Đầu tháng 8/1964, tượng đài liệt nữ Quách Thị Trang được Hội Sinh viên – Học sinh Sài Gòn cùng những sinh viên cảm tình với Phật giáo xây dựng để kỷ niệm một năm ngày mất của cô. Bức tượng được đặt ngay tại công trường Diên Hồng, trước cửa chính chợ Bến Thành ngày nay trước sự chứng kiến của hàng ngàn người. 

buc-tuong-quach-thi-trang-noi-vong-xoay-ben-thanh-xua-7
Sài Gòn năm 1970, người dân đi lại tấp nập quanh khu vực tượng Quách Thị Trang
buc-tuong-quach-thi-trang-noi-vong-xoay-ben-thanh-xua-8
Hình ảnh bùng binh Quách Thị Trang xưa

Sự hi sinh anh dũng của cô gái 15 tuổi đã dấy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ, sục sôi của giới học sinh sinh viên và người dân thành phố Sài Gòn chống lại chế độ Ngô Đình Diệm. Sau năm 1975, Quách Thị Trang được Nhà nước công nhận là liệt sĩ. Theo đó, công viên đặt tượng đài chính thức được đặt tên là “Công trường Quách Thị Trang”.

buc-tuong-quach-thi-trang-noi-vong-xoay-ben-thanh-xua-9
Ngay phía sau là chợ Bến Thành

Nhiều người cho rằng, bức tượng của Quách Thị Trang được đặt cạnh tượng của Trần Nguyên Hãn đã có trước đó. Tuy nhiên, theo nhiều tư liệu lịch sử cùng ảnh chụp năm 1964, chính quyền Sài Gòn đã ra lệnh cho quân lực của mình xây dựng lên một biểu tượng của đơn vị ở các công viên hoặc công trường trong thành phố. Theo đó, tượng Trần Nguyên Hãn chính thức được dựng lên ở trước chợ Bến Thành còn tượng Trần Quốc Tuấn được dựng tại công trường Mê Linh.

Xem thêm: Ngắm nhìn cuộc sống người dân Sài Gòn những năm 1990 qua hình ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ

Đọc thêm

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Mỹ Catherine Karnow, hình ảnh cuộc sống người dân Sài Gòn những năm 1990 khiến nhiều người bồi hồi, xao xuyến.

Ngắm nhìn cuộc sống người dân Sài Gòn những năm 1990 qua hình ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ
0 Bình luận

Nghĩa An Hội Quán là một công trình đặc trưng của người Hoa gốc Triều Châu, như một cách để bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống, tưởng nhớ về cội nguồn.

Ngắm nhìn Nghĩa An Hội Quán: Kiến trúc văn hóa Triều Châu nổi bật bậc nhất giữa khu phố người Hoa Sài Gòn
0 Bình luận

Lăng Cha Cả là cái tên quen thuộc với những ai từng có dịp ghé thăm Sài Gòn. Tuy nhiên, bây giờ Lăng Cha Cả đã có nhiều điểm khác biệt so với trước năm 1975.

Bồi hồi ngắm lại loạt hình ảnh sống động tại Lăng Cha Cả, Sài Gòn trước năm 1975
0 Bình luận

Bạc sỉu được gọi là "di sản của Sài Gòn". Tuy đất nước trải qua nhiều thăng trầm, xã hội có nhiều thay đổi nhưng những ly bạc sỉu Sài Gòn vẫn giữ nguyên được hương vị say đắm lòng người.

Chuyện về bạc sỉu - “di sản của Sài Gòn”: Xưa kia là đồ uống dành cho con nít
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất