Biến căn hộ trong cư xá Thanh Đa thành gian hàng 0 đồng giúp người khó khăn
Hai tháng nay, căn hộ trong cư xá Thanh Đa (phường 27, quận Bình Thạnh) của chị Uyên trở thành gian hàng 0 đồng. Đây là nơi người Sài Gòn cho nhau những món đồ còn dùng tốt.

Chị Bùi Thị Thu Uyên, 51 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh cho biết căn nhà rộng 72 m2 ở cư xá Thanh Đa trước đây cho thuê. Ba tháng trước, chị quyết định cải tạo thành cửa hàng 0 đồng, cung cấp quần áo, đồ dùng cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Ban đầu, chị cùng nhóm thiện nguyện của mình mua các kiện quần áo cũ để chất đầy các kệ hàng. Không gian được chia thành hai khu vực quần áo nam và nữ, bố trí thêm kệ giày dép, gấu bông, sách vở cũ. Người cần đến lựa chọn và lấy đồ về, người dư mang đến cho.
Sau hai tuần hoạt động, cửa hàng được nhiều người biết đến nên số lượng hàng cho tăng và đa dạng hơn. Mỗi tuần chị Uyên nhận hàng trăm kg hàng hóa từ giày, dép, quần, áo, gấu bông. Sau khi nhận hàng, các tình nguyện viên phân loại theo chất liệu, kiểu dáng, nhu cầu người dùng. Với quần áo ấm, nhóm chị chuyển lên vùng cao dành tặng cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cận Tết, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ thứ tư) thay vì ba ngày mỗi tuần như trước. Khách đến nhận thường xuyên là bà con lao động ở cư xá Thanh Đa, người bán vé số, xe ôm, tiểu thương hoặc người vô gia cư.
Chị Uyên cho biết, từ mô hình cửa hàng 0 đồng, giờ đây căn hộ trở thành điểm cho - nhận được người dân hưởng ứng khiến lượng hàng rất ổn định, kích thước, kiểu dáng cũng đa dạng hơn trước. Người đến nhận thuộc đủ các độ tuổi và ngành nghề, có cả học sinh, dân văn phòng.

"Nhiều người đến cho đồ nhưng cũng lấy về những món khác mà mình không có", chị Uyên kể. "Mô hình hoạt động nhờ tấm lòng của người Sài Gòn, chúng tôi không phân biệt đối tượng".
Tuần trước, có người đàn ông bán kem dạo đến lấy quần áo. Ông ngập ngừng hồi lâu rồi đề nghị xin thêm chiếc áo cho vợ, bởi mỗi người chỉ giới hạn ba món. Chị xúc động nên quyết định kể từ nay không giới hạn số lượng, mỗi người có thể lấy vừa đủ theo nhu cầu.
Sáng 1/1, bà Phan Thị Trâm, 70 tuổi, đến cửa hàng lựa cho mình ba bộ đồ. Người phụ nữ ở cách đó hai km biết mô hình này nhờ hàng xóm mách nên nhờ cháu chở đi. Bà Trâm nghỉ hưu sống cùng con gái bán bún thuê, kinh tế khó khăn khiến bà thường phải "thắt lưng buộc bụng". "Mỗi món đồ miễn phí đều rất quý", bà nói.
Cạnh đó, Duy Lương, 17 tuổi, cùng ba người bạn chọn giày. Các em đều là học sinh, tình cờ thấy cửa hàng khi đến cư xá Thanh Đa ăn sáng. Lương cảm thấy bất ngờ vì sự đa dạng mẫu mã của các món hàng.
"Em sẽ trở lại để mang những món đồ của mình đến góp", Lương cho biết. "Mô hình này rất ý nghĩa và cần được nhân rộng".
(Theo VnExpress)
Xem thêm: Một thập kỷ sống tử tế: Mở quán cơm 0 đồng, chuyển bệnh nhân miễn phí
Đọc thêm
Tại TP.HCM có một gian hàng quần áo 0 đồng sạch sẽ, khang trang. Nhiều người đến đây phải thốt lên rằng nó như một cửa hàng quần áo thật sự.
Ngập ngừng lấy chiếc áo khoác treo trên sào, chị Lai ướm thử vào người rồi cười tít mắt. "Áo cũ mà vừa vặn quá, tôi có áo mặc đi bán cho đỡ nắng rồi", người phụ nữ 44 tuổi nói.
Gian hàng 0 đồng ở TP Cần Thơ không chỉ tặng quần áo mà còn "khuyến mại" thêm gạo, bánh, nhu yếu phẩm để đỡ đần những người dân nghèo trong lúc khó khăn.
Bài mới

Gia tộc Sơn Kim là một trong những gia tộc doanh nhân danh giá và giàu có bậc nhất Việt Nam, nổi bật với hành trình 4 thế hệ làm kinh doanh. Từ “lão phật gia” Nguyễn Thị Sơn đến thế hệ kế thừa vững vàng trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thời trang, Sơn Kim không chỉ xây dựng một đế chế kinh tế, mà còn gìn giữ một di sản sống về văn hóa gia đình và giá trị Việt.

Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu là một trong những gia đình nho học tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và gắn bó sâu sắc với văn hóa dân tộc. Với tâm niệm “trí thức phải đi liền với đạo đức”, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu và gia đình đã âm thầm vun đắp nên những thế hệ sống tử tế, có ích cho cộng đồng và không ngừng gìn giữ cốt cách văn hóa Việt.

Trong hành trình phát triển của nền y học Việt Nam, có những cái tên không chỉ được nhớ đến bởi tài năng, mà còn bởi tầm ảnh hưởng đạo đức và giá trị sống mà họ để lại cho thế hệ mai sau. Gia đình bác sĩ Tôn Thất Tùng chính là một hình mẫu rạng rỡ của sự giao thoa giữa trí tuệ và nhân cách, giữa giáo dục gia đình và lý tưởng phụng sự xã hội, với những con người ghi danh mình vào lịch sử Y học không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.