Ấm lòng tiệm “cơm chay treo” giữa lòng Sài Gòn
Nép mình trên góc đường Hoa Sữa (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), tiệm cơm chay Thiên An mỗi ngày đều có những suất cơm chay treo để cho ai cần thì đến lấy.

Với tâm nguyện mang đến những bữa cơm giản dị, ấm áp cho những người khó khăn, chị Hà Thị Kim Thạnh (44 tuổi) đã cùng với chị Uyên Lê (43 tuổi) duy trì mô hình cơm ‘treo”.
"Tôi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn lập nghiệp, thấy nơi đây quá đỗi ấm áp tình người. Cơ duyên gặp được người bạn tốt là chị Uyên, chúng tôi mong bản thân sẽ đóng góp được phần nào đó, trao tặng những phần cơm ngon đến những người đang cần”, chị Thạnh bộc bạch.
10 giờ sáng, chị Thạnh lại tất bật dọn quán để mở cửa đón khách. “Tôi rất thích công việc thiện nguyện. Ngày trước, khi còn ở Đà Nẵng tôi vẫn hay chia sẻ thuốc men với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Bản thân cũng chẳng mấy dư dả nhưng khi nhìn ra thế giới bên ngoài, nhìn thấy nhiều người khó khăn hơn mình cần giúp đỡ, tôi lại tự nhủ cố gắng giúp được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu”, chị Thạnh nói.
Cô chủ quán 44 tuổi này cũng chia sẻ thêm, thời gian quan xem tin tức trên mạng thấy mô hình phở “treo” ở Hà Nội rất nhân văn nên chị cũng quyết định triển khai ở quán của mình. Vì chị Thạnh không thường xuyên sử dụng mạng xã hội nên chị Uyên đã hỗ trợ đăng bài lên hội nhóm “Bạn cần – Tôi tặng” để mọi người biết và đến nhận cơm.

Chị Uyên chia sẻ: “Chị Thạnh là người thiện tâm, tử tế, tôi rất vui khi chị em đồng hành cùng nhau làm thiện nguyện. Cơm chay treo ở quán là dành cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giàu nghèo. Ở đời ai cũng có lúc khốn khó, gặp phải biến cố nào đấy, khi đó một bữa cơm ngon cũng có thể tiếp thêm cho họ sức mạnh để chiến đấu, tiếp tục cố gắng vươn lên”.
Ngoài hỗ trợ chị Thạnh chia sẻ thông tin về những phần cơm chay treo, chị Uyên cũng thường xuyên tặng quần áo, đồ dùng gia đình trên nhóm “Bạn cần – Tôi tặng”.
Cũng giống như chị Thạnh, chị Uyên luôn quan niệm rằng, được cho đi là một niềm hạnh phúc. Bản thân chị khi cho chẳng mưu cầu được nhận lại gì. Chỉ cần thấy người nhận mỉm cười khi ăn một phần cơm ngon hay một bạn sinh viên hào hứng với chiếc tủ quần áo cũ chị tặng, như vậy là đủ rồi.
Tính đến nay, tiệm cơm chay của chị Thạnh đã trao đi vài trăm phần cơm “treo”. Chị Trần Thị Mai (24 tuổi, ở Q.Phú Nhuận) là người từng nhận cơm chay "treo" ở quán chia sẻ, cơm chay chị Thạnh nấu rất ngon, vừa vị. Mọi người ở quán cũng rất thân thiện, ấm áp. "Tôi rất biết ơn tấm lòng tử tế của chị Thạnh, chị Uyên. Vừa mới ra trường, công việc chưa ổn định, một phần cơm chay "treo" có thể giúp tôi tiết kiệm thêm một chút để gửi về cho gia đình hay chuẩn bị cho tương lai. Mong rằng mai này, sẽ ngày càng có nhiều tiệm cơm chay ý nghĩa như thế", chị Mai nói.
Nguyện vọng của chị Thạnh trong tương lai là có thể duy trì mô hình cơm chay "treo" lâu dài. Có những hôm không có phần cơm "treo", quán vẫn sẵn sàng tặng cơm nếu có ai đến hỏi.
Xem thêm: Ấm lòng ngôi nhà thiện nguyện giữa đại ngàn biên giới
Đọc thêm
Hôm nay tôi dạy buổi học cuối cùng của năm dương lịch 2024 cho 2 lớp 10. Buổi học hôm nay đã khiến tôi xúc động mạnh khi dạy những đứa học trò nhỏ của mình một bài học lớn về tình yêu gia đình…
Con trai của mẹ, con còn rất trẻ, cả một tương lai dài ở phía trước. Đừng vì một lúc ham vui mà vùi dập đi tương lai của mình, để đến khi hối hận thì đã muộn màng.
Xưa nay tôi chưa bao giờ có suy nghĩ nhỏ mọn với em chồng, thế mà giờ chỉ vì 2 chỉ vàng cưới tôi lại thành một người chị dâu ích kỷ, keo kiệt, không biết điều.
Tin liên quan
Trong ngôi nhà thiện nguyện Sao Xanh tại xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có rất nhiều vật dụng miễn phí dành cho bà con đồng bào như quần áo, thuốc chữa bệnh, nước sạch,...
Suốt gần 31 năm qua, cụ ông 66 tuổi ở Q.10, TP.HCM đã lặng lẽ trao đi những giọt máu của mình, gieo mầm sự sống cho những mảnh đời xa lạ.
Tháng 12 này, giải chạy thiện nguyện trực tuyến "Nối Đôi Bờ Vui" chính thức được khởi động với sứ mệnh đầy nhân văn: Xây cầu cho vùng Tây Nam Bộ, thay thế các cây cầu tạm bợ, nguy hiểm.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.