Hoa hậu H’Hen Niê xây tặng thư viện sách cho trẻ em vùng sâu vùng xa
Từ niềm mong mỏi thuở ấu thơ, thèm đọc sách nhưng không biết tìm ở đâu, hoa hậu H’Hen Niê quyết tâm xây tặng thư viện sách, mang tri thức đến với trẻ em vùng sâu vùng xa.

Sau 7 năm kiên trì thực hiện dự án “Thư viện thân thiện” theo mô hình Room To Read, hoa hậu H’Hen Niê đã bàn giao 11 thư viện. Trong đó, khánh thành tại tỉnh Lâm Đồng 1 thư viện, Hà Giang 2 thư viện, Lai Châu 2 thư viện, Đắk Lắk 1 thư viện, Gia Lai 1 thư viện, Ninh Thuận 2 thư viện (tháng 9-2024) và mới nhất là 2 thư viện tại tỉnh An Giang.
Theo nàng hậu chia sẻ, kế hoạch trong năm 2024 này cô sẽ trao tặng 7 thư viện thân thiện, nâng tổng số thư viện được trao lên đến con số 14.

Chi phí thực hiện thư viện này một phần là do H’Hen Niê tự bỏ tiền túi, phần còn lại là nhờ vận động được các đơn vị, cá nhân hỗ trợ thông qua những lần nàng hậu tham gia các giải chạy bộ.
Hai thư viện thân thiện mới nhất được bàn giao cho hai trường ở tỉnh An Giang gồm: Trường tiểu học A Ô Lâm (huyện Tri Tôn) và Trường tiểu học D An Cư, (huyện Tịnh Biên). Đây là hai thư viện đầu tiên được hoa hậu H'Hen Niê trao tặng cho các em học sinh vùng sâu vùng xa tại miền Tây Nam Bộ.

Trong lần bàn giao thư viện nào, H'Hen Niê cũng đều có mặt để chia sẻ niềm vui với các em nhỏ, kể chuyện và tặng quà.
“Tiểu học là khoảng thời gian tốt để giúp các em hình thành thói quen đọc sách, tạo điều kiện để các em có thêm kiến thức, khám phá bản thân sau này. Chính vì tin và hy vọng điều này nên Hen luôn cố gắng duy trì dự án trong suốt 7 năm qua”, nàng hậu chia sẻ.
Xem thêm: Chàng trai 9X tự bỏ tiền túi xây thư viện miễn phí cho trẻ em
Đọc thêm
Dù không phải là “mọt sách” hay quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng yên này vẫn khao khát mở thư viện, lan tỏa văn hóa đọc đến mọi người.
Tư duy quyết định sự giàu có, giống như việc người nghèo nỗ lực hết mình để mua 1 chiếc tivi to đặt giữa phòng khách thì người giàu lại xây cho mình một thư viện lớn ngay giữa nhà.
Vừa qua, đội học sinh tình nguyện Hoa phượng đỏ ở Đà Nẵng đã tổ chức các buổi đổi cây lấy sách, ủng hộ thư viện vùng khó.
Tin liên quan
Không những vượt qua nghịch cảnh của bản thân, bà Nguyễn Thị Đông (48 tuổi, Quảng Ngãi) còn ra sức quyên góp, ủng hộ giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội.
Trên đôi chân khiếm khuyết, nữ nghệ nhân - Hoàng Thị Khương (58 tuổi) không chỉ vượt khỏi lũy tre làng mà còn truyền cảm hứng cho những người đồng cảnh ngộ.
Nhiều năm qua, cô giáo Lê Thị Hằng (Kiên Giang) không chỉ miệt mài dạy học mà còn hết lòng với công tác xã hội.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.