Công chúa đầu tiên của triều Nguyễn đỗ thạc sĩ Nông lâm và giành danh hiệu thủ khoa là ai?

Sau khi tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ Nông lâm ở Pháp, công chúa Như Mai trở lại Alger sống với vua cha 1 năm, rồi lại trở về Pháp làm việc và tiếp tục học thêm.

Thùy Nguyễn
10:30 05/09/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Năm 1885, Kinh đô Huế thất thủ, quan đại thần Tôn Thất Thuyết cùng với vua Hàm Nghi rời đô ra Tân Sở. Tại đây, vua ra chiếu Cần Vương để kêu gọi nhân sĩ yêu nước có thể giúp vua chống Pháp.

Tuy nhiên, khi phong trào Cần Vương đang lên cao thì cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, đến năm 1889 thì bị đưa lên tàu đến Alger (thủ đô Algérie, Bắc Phi) và bị giam lỏng tại làng El Biar.

Dù sống xa xứ nhưng vua Hàm Nghi rất chịu khó học tiếng Pháp, giữ nguyên cách ăn mặc của người Việt với áo dài, khăn xếp. Năm 1904, vua Hàm Nghi lấy vợ là bà Laloe - con gái chánh án tòa án Alger. Vua Hàm Nghi và vợ sinh được 3 người con, công chúa Nguyễn Phúc Như Mai (1905-1999), công chúa Nguyễn Phúc Như Lý (1908-2005), hoàng tử Minh Đức (1910-1990).

cong-chua-dau-tien-cua-trieu-nguyen-do-thac-si-la-ai-2
Vua Hàm Nghi

Trong đó, công chúa Như Mai gây chú ý khi là công chúa đầu tiên của triều Nguyễn đỗ thạc sĩ Nông lâm và giành danh hiệu thủ khoa. Công chúa Như Mai có tên khai sinh là Alger là Princess Marcelle Suzanne Henriette Ung Lich Ham Nghi d’An -nam, sinh ngày 17/8/1905 tại Biệt thư Ngàn thông (Villa des Pins), làng El-Biar, gần Alger.

Trong cuốn “Các vương phi, công chúa, nữ cung triều Nguyễn” của tác giả Tôn Thất Bình có viết, lúc sinh thời công chúa Như Mai được gửi về Paris học, sau đó thi vào Đại học Nông lâm, đỗ thứ năm. Suốt thời gian theo học, công chúa luôn là sinh viên giỏi.

Sau khi tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ Nông lâm ở Pháp, công chúa Như Mai trở lại Alger sống cùng vua cha một năm rồi tiếp tục quay trở lại Pháp để thực tập và làm việc tại Viện Nghiên cứu nông nghiệp Pháp (Institut Agricole Fancaise); tiếp tục học thêm để lấy thêm bằng về Hóa học. Sau đó, công chúa đến tỉnh Dordogne và Correze, mang vốn hiểu biết của mình hỗ trợ dân nghèo về kỹ thuật trồng trọt nên rất được mọi người nơi đây quý trọng.

cong-chua-dau-tien-cua-trieu-nguyen-do-thac-si-la-ai-1
Công chúa Như Mai

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, khi học đại học công chúa Như Mai có phong cách sống đơn giản giống vua cha Hàm Nghi, cách ăn mặc như phụ nữ Việt chứ không giống phụ nữ Pháp lúc bấy giờ.

Bên cạnh tài năng, công chúa còn được kính phục bởi bản lãnh của con gái một ông vua Việt yêu nước. Công chúa Như Lý cho biết, công chúa Như Mai là một người cởi mở, làm việc năng nổ và khoa học. Chính vì lẽ đó, công chúa luôn được người trên kẻ dưới quý trọng, gọi với cái tên trìu mến là “Princesse d’Annam” (Bà Công chúa An Nam).

Dù sống ở Correze nước Pháp, chưa bao giờ công chúa Như Mai ngưng nhớ về tuổi thơ ở biệt thự Gia Long (Alger). Sau khi vua cha mất, bà cùng 2 em đưa hài cốt của ông từ Alger về Pháp, sau đó an táng tại nghĩa trang gia đình tại làng Thonac, tỉnh Dordogne. Khi đó, vợ vua Hàm Nghi là bà Laloe cũng theo công chúa Như Lý, Như Mai về Pháp sinh sống.

Năm 1974, vương phi Laloe qua đời và được an táng cùng chồng. Để suốt đời có thể phụng dưỡng cha mẹ, công chúa Như Mai không lập gia đình. Bà là chủ lâu đài De Losse ở Dordogne, tọa lạc ở giữa một khu vườn mênh mông. Sau này, khi không còn khả năng tài chính để tu sửa, bà buộc phải bán lâu đài De Losse cho một người Pháp.

Năm 1999, công chúa Như Mai qua đời tại Bệnh viện Thị xã Saint-Pièrre ở Vigeois/Corrèze. Thi hài bà được táng trong ngôi mộ chung với cha, mẹ, em trai và quản gia của bà.

Xem thêm: Chuyện công chúa "đem thân vào hang cọp" làm tình báo cho nhà Trần, có công không có thưởng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận