Phật dạy dù làm việc lớn việc nhỏ gì cũng phải giữ vững thiện căn

Thiện căn là gì? Đối với pháp môn này thật tin, thật hiểu, họ có thể chứng, rõ ràng. Phước đức là họ thật làm. Thực sự có thể y giáo phụng hành, người này có phước, thật sự có thể nhẫn.

Hoài Lương
07:50 29/07/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chúng ta xem Liễu Phàm Tứ Huấn rất nhiều đồng tu đều xem qua, quí vị thấy tiên sinh Liễu Phàm mỗi lần tham gia thi cử, đều có rất nhiều đồng học bạn bè cùng tham gia thi cử, đối với những người này, ông ta có thể phán đoán người nào trong lần thi này nhất định sẽ thi đỗ, những người ông nói đến đó, sau khi thi xong lên danh sách, thực sự đều bị ông ấy nói đúng hết.

Cho nên người ta cho rằng tiên sinh Liễu Phàm, công phu xem tướng đoán mạng rất khá, kỳ thật không phải vậy, ông cũng không biết xem tướng, cũng không biết đoán vận mạng, ông ấy dựa vào đâu để phán đoán? Người này trung thực, người này khiêm tốn, có đức hạnh, ông ta phán đoán từ đó.

Người trung thực, người khiêm tốn, người cung kính, họ là gì? Thần bảo hộ cho họ, ngày xưa thi cử lấy công danh, trong tập tục này nói là tổ tông tích đức, thần thánh bảo hộ, họ nhất định sẽ thi đỗ. Bản thân ông dường như thi tiến sĩ, thi lần thứ ba mới thi đỗ, thi cử nhân cũng không phải một lần là thi đỗ, đây không phải là giống với kinh Di Đà nói sao?

Điều kiện là thiện căn, phước đức, nhân duyên, quí vị đầy đủ ba điều kiện này, giống như tiên sinh Liễu Phàm nói, quí vị nhất định vãng sanh, quí vị nhất định không vấn đề gì. Chính là đạo lý này vậy, không phải ông ấy biết bói toán, không phải ông ấy có thần thông, ông ấy xem quí vị có thiện căn phước đức nhân duyên hay không.

Nhân duyên ở thế gian này, thường thường có thể gặp được, nhưng gặp được rồi có tin tưởng hay không, có vấn đề. Gặp được không tin tưởng, cũng giống như không gặp được. 

Phat-day-du-lam-viec-lon-viec-nho-gi-cung-phai-giu-vung-thien-can-01
Người tu Phật cần phải có Tín tâm và tinh tấn trong quá trình tu tập

Trong các thiện căn, thứ nhất là tín tâm, thứ hai là tinh tấn. Tinh tấn chính là nghị lực, nó là gốc rễ của thiện căn, không có nghị lực, không phát triển thiện căn được.

Tinh tấn hiểu là siêng. Siêng thì ai cũng siêng được, vì người đời sống thì cần phải làm việc chứ ngồi không dễ sinh chán, ngồi xem TV hoài, thích thú mấy rồi cũng có lúc mệt mỏi, chán chường. Siêng năng như vậy không phải là tinh tấn.

Người tinh tấn là người có nghị lực. Nhiều người cứ nghĩ nghị lực là làm việc gì lớn lao như bậc đại trượng phu. Dù làm việc lớn việc nhỏ gì cũng phải giữ vững quyết tâm, phải kiên trì; từ chuyện nhỏ cho tới chuyện lớn, đã quyết định thì không bỏ.

Đó là nghị lực cần được huấn luyện. Ở đời, dễ mất nghị lực. Có nhiều người khi hứa thì hăng hái, dũng mãnh.

Đó là nghị lực cần được huấn luyện. Ở đời, dễ mất nghị lực. Có nhiều người khi hứa thì hăng hái, dũng mãnh. Rồi sau đó thì nguội dần, cho đến khi tắt hẳn. Tất nhiên mọi sự đều có lý do biện hộ; đều có cái lẽ tại vì, hay bởi vì. Chính các cớ sự được dẫn ra để biện hộ cho sự thoái thất của mình ấy nuôi dưỡng sự buông lung trong ta một ngày một lớn.

Phat-day-du-lam-viec-lon-viec-nho-gi-cung-phai-giu-vung-thien-can-02
Dù làm việc lớn việc nhỏ gì cũng phải giữ vững quyết tâm, phải kiên trì; từ chuyện nhỏ cho tới chuyện lớn, đã quyết định thì không bỏ

xao lãng và dần dần đi đến chỗ đoạn tuyệt. Cho nên, có tín thì phải có tấn, có đủ nghị lực mới có thể tập trung chú ý, tức có niệm. Có niệm, có tập trung chú ý, mới có nhận thức đúng, chân chính; tức có huệ.

Làm thế nào để phát triển các thiện căn này, là tín, tấn, niệm, định, huệ?

Học tập thọ trì bát quan trai giới để gần gũi đời sống một vị A-la-hán, để có chánh tín nơi Thánh đạo, biết rõ có con đường thánh, có con đường ra khỏi thế gian cho mình đi.

Tinh tấn là nghị lực. Niệm, tức chánh niệm, không xao lãng pháp thiện, không quên bỏ mục đích tối thượng của đời mình.

Niệm thông thường để có niềm tin. Niệm là nhớ, suy nghĩ, từ suy nghĩ cho đến chánh niệm. Trong tu bát quan trai giới, người Phật tử thọ giới được khuyên dạy là nên tu tập pháp môn lục niệm tức đối tượng để chiêm nghiệm và suy niệm. Đó là : niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên. Đây cũng là một phần của việc tu định.

Niệm Phật, là niệm những phẩm tính của Phật. Phật là đáng Đại giác, đã diệt trừ phiền não, đạo đức toàn vẹn, không còn tham sân si; Phật là đấng Ứng cúng, Chánh biến tri, là đấng Giác ngộ hoàn toàn… 10 hiệu của Phật.

Niệm Phật là nghĩ đến những đức đại từ, đại bi, đại trí, đại tuệ chứ không phải chỉ niệm mà không biết gì.

Niệm Pháp là niệm những lời dạy của đức Phật. Pháp của đức Thế Tôn khéo nói, khéo giảng dạy; pháp đó vốn thanh tịnh, ly dục, nếu mình thực hành thì có hiệu quả ngay, đem an lạc ngay trong hiện tại; pháp mà Phật giảng dạy là đến để mà thấy, để chứng nghiệm, chứ không phải đứng xa xa mà nghe. Nếu không đến, không thực hành, không chứng nghiệm thì không thể hiểu được. Đó là tính chất Pháp của Phật giảng dạy.

Niệm Tăng. Tăng là chúng đệ tử của Phật, những vị đang đi trên con đường thánh đạo, đang thực tập, là phàm Tăng hoặc là thánh Tăng đang hướng đến Niết bàn hay chứng đạo quả Niết bàn, có thật những vị Tăng trong thế gian. Niệm Phật, Pháp, Tăng để có chánh tín rằng có Thánh đạo ngay trong cõi đời này.

Phat-day-du-lam-viec-lon-viec-nho-gi-cung-phai-giu-vung-thien-can-03
Nếu vun trồng được thiện căn, cơ bản là thành tựu được bát quan trai giới,

Niệm Thí là suy niệm về sự thực hành bố thí có hiệu quả. Ở thế gian thực tập hạnh thí xả; xả bỏ tiền tài, danh vọng, không tham lam chấp trước tài sản.

Niệm Giới là suy niệm làm thế nào giới không bị khuyết, không bị vỡ, không bị sứt mẻ, không bị hoen ố, không bị tì vết như viên ngọc, phẩm chất trong sáng.

Niệm Thiên là suy niệm rằng ngoài cõi người này còn có cõi trời, thế giới của thiên thần, xa hơn nữa có thế giới của Bồ Tát, của Phật, ít nhất là trên cõi người còn có những thế giới cao hơn con người.

Nếu vun trồng được thiện căn, cơ bản là thành tựu được bát quan trai giới, nó sẽ phát sinh ra hiệu quả mình sẽ thấy, mình cảm nhận được Phật Pháp vi diệu, đưa mình lên đời sống cao hơn, càng thấy phẩm giá mình càng lúc càng lên cao.

Phật pháp không lìa khỏi thế gian. Điều đó có nghĩa Phật pháp chính là sự sống. Hiểu Phật pháp là hiểu lẽ sống của mình. Sống phải biết mục đích sống, tại sao mình sống, tại sao mình chết. Sống cả cuộc đời, làm ăn vất vả lam lũ, may mắn thì làm vua làm chúa, cuối cùng chả biết đi về đâu; thế thì uổng lắm.

Sống ở đời lương thiện cần có đầu óc, khoan dung cần có giới hạn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận