Những lưu ý quan trọng khi thờ tượng Phổ Hiền Bồ Tát

Ở Phật giáo ngoài chư Phật như Phật Bổn Sư Thích Ca, Phật A Di Đà , bồ tát Quan Thế Âm , Địa Tạng Vương bồ tát… còn có Phổ Hiền bồ tát, Đại Thế Chí bồ tát. Nhưng ít người hiểu các Ngài là ai, cách thờ phụng?

Hoài Lương
09:28 10/07/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phổ Hiền Bồ Tát là ai?

Tây phương Tam Thánh thì có Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc với hai vị thị giả là Quán Thế Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát. Còn Phật Thích Ca Tam Tông thì có Phổ Hiền Bồ tát hầu bên trái Đức Phật và Văn Thù Sư Lợi Bồ tát hầu bên phải. Chúng ta cũng thấy tượng Phổ Hiền Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà, hay tay chắp lại.

Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.

Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.

Khi Đức Phổ Hiền chưa xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư có tên là Năng-đà-nô của vua Vô Tránh Niệm. Bồ Tát Phổ Hiền còn có tên khác là Tam Mạn Đà Bạt Đà Bồ Tát, tiếng Phạn chính là Samantabhadra. 

Ngài là vị Bồ tát Đẳng Giác với khả năng hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân, dùng Đại Hạnh hóa độ chúng sanh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác.

Danh hiệu Phổ Hiền đã xuất hiện đầu tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ Tát, về sau danh hiệu Phổ Hiền bồ tát dần dần xuất hiện ở nhiều kinh như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa và trở nên phổ biến hơn. Người chính là một trong sáu vị Đại Bồ Tát rất quan trọng của Phật giáo Đại Thừa.

Ngài là vị Bồ Tát của những niềm vui, sự tự do và của cộng đồng. Nếu dịch theo nghĩa tiếng Phạn thì Samanta mang nghĩa là “phổ quát” và Bhadra là “đức hạn vĩ đại”. 

pho-hien-bo-tat-la-ai-nhung-luu-y-khi-tho-tuong-pho-hien-bo-tat-1
Hình tượng Phổ Hiền bồ tát trong Phật giáo

Bồ Tát Phổ Hiền trong giáo lý đại thừa luôn mở rộng lòng từ bi và đức hạnh của mình khi đến cửa chư phật.

Nói một cách chính xác hơn Ngài đại diện cho Lý, Đức, Hạnh cho nên nắm giữ lý đức, hạnh đức cũng như định đức của chư Phật. Phổ Hiền chính là một trong tứ đại Bồ Tát của Phật Giáo. Tứ đại Bồ Tát ở đây bao gồm Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền.

Ngài cùng với Bồ Tát Văn Thù chính là thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bên trái của đức Phật Thích ca chính là Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử, còn Bồ tát Phổ Hiền thì cưỡi Voi trắng đứng bên phải.

Phổ Hiền Bồ tát ngồi trên Voi trắng sáu ngà: voi trắng tượng trưng cho Trí Huệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan, cho Lục Độ: bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ.

Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng, nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sanh kiếp nầy sang kiếp khác.

Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh. 

Tùy khí của Ngài là viên bảo châu hoặc hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ tát. Bồ tát xuất hiện với trang phục đầy ắp châu báu, ngọc ngà.

Phổ Hiền là vị Bồ tát bảo hộ cho những người truyền đạo, bảo hộ Phật pháp. Theo lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, Phổ Hiền bồ tát cư trú núi Nga Mi, biểu tưởng của Ngài là viên ngọc như ý, hoa sen.

Đức Phổ Hiền Bồ Tát là nam hay nữ?

Phật Phổ Hiền Bồ Tát không phân biệt là nam hay nữ, vì ngài đã trải qua hằng sa kiếp để thành Phật, có kiếp Ngài hiện thân là nam, kiếp khác lại hiện thân là nữ.

pho-hien-bo-tat-la-ai-nhung-luu-y-khi-tho-tuong-pho-hien-bo-tat-2

Quan trọng là Phổ Hiền là vị Phật dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, độ trì cho tất cả mọi người dù là giới tính nào đi nữa. Theo quan niệm Phật giáo, những đấng tu tập đã Giác Ngộ thì không còn phân biệt nam nữ nữa.

Các chất liệu điêu khắc tượng Bồ Tát Phổ Hiền

Ngoài việc thờ tranh tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát ở các chùa và tại gia thường thấy, việc thờ tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát để xe ô tô hoặc đeo trên cổ là cách thờ Phật Bản Mệnh thường gặp hiện nay.

Tượng Bồ Tát Phổ Hiền để xe ô tô hoặc đeo cổ giúp gia chủ cảm thấy tự tin khi luôn có Phật Bản Mệnh bên mình bảo vệ, chở che.

Những chất liệu thông dụng thường dùng để điêu khắc tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát là:

Tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá.

Tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát bằng gỗ

Tượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng đồng.

Tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát bằng nhựa composite.

Tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát bằng bột đá.

Tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát bằng xi măng.

Nhiều người khi tôn thờ Phổ Hiền Bồ Tát nhưng vẫn chưa rõ: Tuổi nào có Phật Bản Mệnh là Phổ Hiền Bồ Tát? Phổ Hiền Bồ Tát hợp tuổi nào? Phổ Hiền Bồ Tát đô mạng cho tuổi nào?

Phổ Hiền Bồ Tát là Phật Bản Mệnh cho các tuổi:

Phổ Hiền Bồ Tát – Tuổi Thìn.

Phổ Hiền Bồ Tát – Tuổi Tỵ.

Quý Phật Tử cũng có nhiều cách đeo Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát:

Đeo dây chuyền Phật Phổ Hiền Bồ Tát.

Dây đeo Phật Phổ Hiền Bồ Tát.

Thờ tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát có lợi gì?

Khi thờ tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát sẽ mang lại cho bạn và gia đình những may mắn bởi Phổ Hiền Bồ Tát là thần hộ vệ cho những ai tuyên giảng đạo pháp.

Mọi người thường thấy Phổ Hiền Bồ Tát được tạo ra cùng với dáng vẻ thoải mái. Đồng thời Ngài còn tọa lại trên con voi trắng sáu ngà. Chính hình ảnh này đã nói lên việc Ngài từng dùng đại Hạnh để hóa mộ chúng sanh, đưa họ đến bên bờ tri giác.

Còn hình ảnh con voi 6 ngà tượng trưng cho Lục Độ. Lục độ bao gồm Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí huệ.

Ngài là người chèo con thuyền Lục độ đến cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ vô biên nơi cõi hồng trần. Cùng với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu của thiền định, bàn tay lái trí tuệ,…

Ngài vẫn miệt mài kiên nhẫn đi với và chẳng ngại sóng gió để có thể cứu với chúng sinh.

pho-hien-bo-tat-la-ai-nhung-luu-y-khi-tho-tuong-pho-hien-bo-tat-3
Phổ Hiền bồ tát là biểu tượng của lý đức, định đức và hạnh đức của Chư Phật

Ngài là biểu tượng của lý đức, định đức và hạnh đức của Chư Phật. Khi thờ tượng Phật Phổ Hiền người thờ sẽ có được sự minh mẫn của trí tuệ, mọi việc hanh thông.

Ngài cùng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Văn Thù Sư Lợi là Hoa Nghiêm Tam Thánh, có sức mạnh phi thường, trí huệ sáng suốt và lòng từ bi yêu thương chúng sinh.

Vì vậy mỗi khi bạn thỉnh cầu điều gì khi bạn khấn 3 vị này, bạn dễ đạt được điều bạn mong muốn.

Thờ tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát là một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo của người Việt, Ngài là Phật bản mệnh của những người tuổi Thìn và tuổi Tỵ.

Thỉnh Tượng Phổ Hiền Bồ Tát thờ ở chùa

Thông thường, bộ 03 tượng Phật Thích Ca Tam Tông bao gồm: tượng Bổn Sư Thích Ca đặt chính giữa, tượng Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ tát đặt hai bên được gọi là Thích Ca Tam Tôn và tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát phải thấp hơn tượng Phật Bổn Sư.

Thông thường, tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát sẽ đặt bên tay phải tượng Bổn Sư, tượng Phổ Hiền Bồ tát đặt bên tay trái tượng Bổn Sư nhưng cũng có những chùa đặt vị trí ngược lại.

Các chất liệu thông dụng để làm tượng là: đồng, nhựa composite, gỗ… với đa dạng cách sơn vẽ tùy vào sở thích và mắt thẩm mỹ của người thỉnh.

Thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ tát thờ tại gia đình Phật tử

Tượng được thỉnh thường có kích thước dao động từ 30cm đến 100cm tùy vào diện tích phòng thờ của gia chủ.

Các chất liệu thông dụng để tạc tượng Phật như: bột đá, đồng, gỗ, nhựa composite, gốm sứ… với ngân sách từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu tùy theo chất liệu và kích thước của tượng Phật.

Thỉnh tượng Phật đặt trong xe hơi ( xe ô tô )

Đa phần các Phật tử đều thỉnh cho mình một tượng Phật có kích thước khoảng dưới 20 cm bằng các chất liệu như: nhưa composite, gỗ, gốm sứ,bột đá … Tượng được đặt trên taplo xe hơi hoặc treo phía trên với mục đích có Đức Phật chở che, mang lại cảm giác yên tâm, an toàn, vững tay lái trên mọi nẻo đường.

Những lưu ý khi thờ tượng Phổ Hiền Bồ Tát

Nếu như Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là hai vị Bồ tát Đại Bi, Đại Dũng thì Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là Đại Trí và Phổ Hiền Bồ Tát là Đại Hạnh. Đây là hai vị Đại Bồ Tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm.

Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho Đại Hạnh và Chân Lý, đại diện cho Tam Muội, tấm lòng từ bi. Văn Thù Sư Lợi Bồ tát tượng trưng cho Đại Trí và Chân Trí cùng với lý trí dung thông, đại diện cho Giải, Trí Tuệ. Hai ngài thường xuất hiện hai bên trái, phải của Đức Phật.

Thờ Phổ Hiền Bồ tát với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của Ngài. Để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời. Chứ không phải để cầu ban phước trừ họa.

Phật tử có thể mua, thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ tát bằng gỗ, bằng gốm sứ, bằng đồng… đều được. Trước khi thỉnh tượng Phổ Hiền Bồ tát về nhà nên gửi vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn, sau đó rước tôn tượng Phổ Hiền Bồ tát và làm lễ an vị.

Trong những ngày thực hiện việc thỉnh tôn tượng Phổ Hiền Bồ tát, gia chủ nên ăn chay thanh tịnh, trì tụng thập chú, kinh Phật sau đó thỉnh rước tượng Phổ Hiền Bồ tát về tôn thờ tại gia

Theo quan niệm dân gian, khi thờ tượng Phật nên làm lễ khai quang và chọn ngày tốt, hướng tốt mục đích để mọi việc tốt lành. Tuy nhiên, trong quan điểm của Phật giáo, do các vị Bồ Tát hiển linh khắp nơi nên không nhất thiết phải quá kỹ càng trong việc lựa chọn ngày.

Chỉ cần lựa chọn một nơi hợp lý với tâm thành thì người thờ có thể thờ được tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát nói riêng và các đức Phật khác nói chung.

Khi người thờ niệm chú hoặc tụng kinh nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát để tụng niệm.

pho-hien-bo-tat-la-ai-nhung-luu-y-khi-tho-tuong-pho-hien-bo-tat-4
Khi thờ tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát người thờ nên thay đổi hàng ngày hoa, quả, nước trà…

Khi niệm người thờ nên tập trung không để bị xao nhãng bởi những câu chuyện ngoài cuộc sống.

Nếu trong gia đình của người thờ có người tin Phật, có người tin thần. Bạn có thể thờ Thần ngoài cùng rồi đến Bồ Tát ở hai bên và chính giữa là thờ Phật. Điều này có thể giúp gieo nhân duyên với đạo Phật cho Thần tu học Phật Pháp.

Đối với tro hương hoặc các tượng và pháp vật bị hư hỏng người thờ nên chọn chỗ đất trống, bỏ các thứ đó và châm lửa đốt, xong rồi chôn xuống đất.

Khi thờ tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát người thờ nên thay đổi hàng ngày hoa, quả, nước trà…Những thứ còn có thể dùng được thì không nên vứt đi mà nên dùng.

Việc bày cúng thì có thể bày đơn hoặc đôi đều được, quan trọng là phải xuất phát từ tâm thành, không nên bày biện rườm rà, phô trương trái với sự giản đơn của nhà Phật.

Không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi nào nhận thấy tượng Phổ Hiền Bồ tát bị khói bụi bám vào thì mới “tắm” tượng. Dùng một chiếc khăn sạch mới tinh lau tôn tượng Ngài theo hướng từ trên xuống cho đến khi sạch sẽ. 

Không nên xức các loại nước hoa thơm cho tượng Phổ Hiền Bồ tát. Vì đó là những sản phẩm với hương vị đặc thù tạo ra sự dính mắc, trói buộc và mê đắm cho thế gian, nói chung là “mùi thơm bất tịnh”. 

Thờ Phổ Hiền Bồ tát phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Giữ gìn thân - khẩu - ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…

Ý nghĩa và tên gọi chính xác của các pho tượng chư Phật và Bồ tát

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận