9 kiểu nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng
Theo Phật giáo thì khẩu nghiệp chính là một trong những nghiệp nặng nhất bởi vì một lời khi đã nói ra thì có thể khiến cho đối phương cảm thấy tổn thương sâu sắc và để lại nhiều hậu quả không lường trước được trong các mối quan hệ tình cảm như tình yêu, công việc, gia đình và bạn bè.
1. Đánh giá bản chất không biết rõ về bản chất người khác, không đánh giá hầm hồ, biết rõ về bản chất của người khác, không đánh giá xúc phạm
2. Đánh giá đức hạnh: mỗi người có những phẩm chất riêng, là tốt hay xấu, cao quý hay thấp hèn hãy để tự mỗi người cảm nhận.
3.Đánh giá gia đình: gia đình với ai cũng thiêng liêng như nhau, tôn trọng gia đình người khác cũng như tôn trọng gia đình mình.
4. Đánh giá học vấn: kiến thức mênh mông như biển mà hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước, sao tự nhận mình là biết hết mà đánh giá người khác.
5. Đánh giá con người: nếu coi trọng, hãy kết thân; không coi trọng hãy làm người qua đường.
6. Nói chuyện phô trương: cái bản thân có, người khác không hưởng nhờ, cái bản thân có, không biết chừng người khác còn có cái tốt hơn.
7. Nói chuyện tổn thương: độc mồm độc miệng là cách nhanh nhất để gánh khẩu nghiệp, nhân quả đến rất đúng lúc. Không nói được lời tốt, hãy giữ mồm giữ miệng.
8. Nói chuyện nặng nề: nhân sinh nhiều muộn phiền, ai cũng muốn nhẹ nhõm, đừng khiến ai cảm thấy gánh nặng vì lời nói của mình. Không nói được lời hay, hãy lấy im lặng là vàng.
9. Nói điều mình không biết: không biết mà nói là nói dối, không biết mà nói để người khác hiểu lầm là hại người, tạo thành hai tội một lúc
Theo 1 câu chuyện của nhà Phật thì ngày xưa có chú Sa-di đã buông lời chê bai vị Tỳ-kheo tụng kinh giọng giống như chó sủa. Vị Tỳ-kheo này đã chứng Thánh quả nên đã khuyên chú Sa-di nhanh chóng đi sám hối nếu không muốn bị đọa đày ở cõi địa ngục.
Mặc dù đã sám hối kịp thời và thoát tội địa ngục nhưng chú Sa-di vẫn phải chịu quả báo là 500 kiếp làm chó.
Từ câu chuyện này chúng ta có thể thấy rằng một lời nói dường như vô ý, không ác hại ai nhưng đã phải chịu nghiệp báo vô cùng nặng nề. Đây chính là bài học dành cho những ai còn khẩu nghiệp, ác miệng.
Muốn không nhận quả báo nhãn tiền thì đừng gieo khẩu nghiệp.Có đôi khi chỉ một lời nói của mình sẽ được nhận phúc báu nhưng cũng có khi một lời nói của mình sẽ làm tổn hao phước báu
Đức Tri
7 lời dạy của Đức Phật về khẩu nghiệp: Tu khẩu là tu hơn nửa đời người
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận