Lời Phật dạy: Tha thứ cho người cũng là tha thứ cho mình

Biết thông cảm, tha thứ cho lỗi lầm của người khác để có thể tự tha thứ cho bản thân những khi chúng ta làm điều sai trái. Nhờ thế, ta mới có được sự an lạc trong tâm hồn mình.

Loan Nguyễn
09:37 30/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao chúng ta nên tha thứ cho người khác?

Con người khi bị tổn thương, bị phản bội, bị bóc lột, hãm hại... thì không dễ gì tha thứ cho người đã gây cho ta cảm giác tệ hại đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta không học cách tha thứ cho người khác, ôm mối thù ghét vào trong người thì cả đời này sẽ chẳng thể nào hiểu được giá trị của sự bình yên.

Việc chúng ta tha thứ cho lỗi lầm của người khác không phải là xóa đi những điều họ đã gây ra cho mình mà chỉ là che đậy những vết thương cũ, chờ ngày chúng lành lại.

Thời gian trôi qua, sự tha thứ không xóa hết được những chuyện trong quá khứ, chỉ là ta quên đi chuyện cũ, để tận hưởng cuộc sống ở hiện tại mà thôi. Biết tha thứ nên chúng ta sẽ giảm bớt, thậm chí loại bỏ được những bất hạnh, khổ đau trong quá khứ, không để nó ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai.

Lời Phật dạy về sự tha thứ

Theo quan điểm của Phật giáo, tha thứ là một bước hết sức quan trọng nhằm đạt được trạng thái an lạc này. Những lời dạy của Đức Phật đã nhấn mạnh sự an lạc trong tâm hồn mỗi con người.

Đức Phật dạy việc cố chấp, không tha thứ sẽ làm bản thân chúng ta đau khổ. Nếu con người không thể buông bỏ những điều sai trái mà người khác gây ra cho mình thì không thể thoát khỏi sự hận thù, đau khổ. Từ trạng thái hận thù, con người ngày càng đau khổ, dày vò quá khứ, cứ như vậy tạo thành nấc thang tăng dần khiến tâm trạng luôn tiêu cực. Như vậy, chẳng khác gì chính ta chúng ta đang hành hạ bản thân mình.

loi-phat-day-ve-su-tha-thu-de-co-cuoc-song-an-lac-1

Tha thứ còn được coi là một phương pháp tu tập, cũng giống như thiền định. Buông bỏ hận thù và tha thứ cho những người đã làm tổn hại mình sẽ giúp chúng ta tinh tiến trong việc tu tập. Tha thứ cho người khác cũng như tha thứ cho bản thân mình là một bước quan trọng trong việc đạt tới sự an lạc và giác ngộ. 

Con người phải trải qua đau khổ mới hiểu giá trị của sự an lạc. Muốn tâm thái an lạc, cần phát triển trí tuệ và từ bi. Những hoàn cảnh dẫn đến sự đau khổ giúp con người có cơ hội tăng lòng từ bi của mình. Do vậy, những hoàn cảnh bất lợi, gây tổn thương cho chúng ta cũng đồng thời là nguồn chất liệu để chúng ta tu tập. Chúng ta không nên thù hằn những người đã gây ra hoàn cảnh bất lợi đó. Hãy cho rằng, họ chỉ xuất hiện trong cuộc đời để giúp chúng ta mạnh mẽ, bản lĩnh hơn.

Chẳng hạn, con người ai cũng thích ngắm hoa, và ghét rác. Thế nhưng, người làm vườn lại cần đến rác để ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng, để rồi cây sẽ nở hoa đẹp. Thực hành sự tha thứ mỗi ngày giúp tăng trưởng trí tuệ và lòng từ bi của chúng ta.

Rèn luyện sự tha thứ theo lời Phật thế nào?

Nhà Phật chỉ ra rằng, tha thứ là một bài thực tập nhằm ngăn ngừa những ý niệm có hại cho bản thân mình. Trong đạo Phật, những suy nghĩ tiêu cực như: thù ghét, giận dữ có ảnh hưởng lớn và lâu dài đến nghiệp ý (trong thân - khẩu - ý). Mỗi người nếu biết tu dưỡng, nuôi dưỡng những ý niệm tốt đẹp thì sẽ không tạo ác nghiệp cho bản thân.

Triết lý Nhân Quả xuyên suốt các giáo lý Phật giáo. Theo đó, hành động của con người đều là kết quả của những Nhân nào đó.

Để tha thứ cho người đã gây tổn hại cho mình, chúng ta hãy đặt mình vào địa vị người đó, cố gắng hiểu tại sao người ấy làm như thế. Sự tha thứ không giúp phủ nhận những việc người đó đã làm nhưng hãy cố gắng hiểu và cảm thông cho họ.

loi-phat-day-ve-su-tha-thu-de-co-cuoc-song-an-lac-2

Thực hành tha thứ trong đời sống hàng ngày cũng là cách rèn luyện lòng từ bi. Khi một người làm chúng ta tổn thương, làm chúng ta phải chịu những nỗi đau, nhưng cuối cùng thì chúng ta lại không trách họ mà bỏ qua hết những chuyện đáng tiếc. Đó là một thể hiện của lòng từ bi. 

Chúng ta nhận thức và trải qua nỗi đau bị tổn thương nhưng vẫn sẵn lòng cho qua, tìm cách để thấu hiểu những hành động trước đây người khác đã gây ra cho mình. Đó là sự thể hiện lòng từ bi ở một mức độ cao nhất - từ bi đối với cả những người đã làm tổn thương mình.

Nhân vô thập toàn, con người bình thường không tránh được những lúc mắc sai lầm. Thậm chí, hậu quả còn vô tình làm tổn thương, gây hại cho người khác. Hiểu được điều đó, chúng ta không nên oán trách, ghét bỏ những người làm điều sai trái với ta. Biết thông cảm, tha thứ cho lỗi lầm của người khác để có thể tự tha thứ cho bản thân những khi chúng ta làm điều sai trái. Vì thế mới có câu, tha thứ cho người cũng là tha thứ cho mình.

Con người sống ở đời, nhờ có lòng bao dung, vị tha, sự tha thứ cho người khác nên cuộc sống luôn nhẹ nhàng, bình yên, tâm hồn an lạc. Tha thứ chính là cầu nối yêu thương giữa con người với nhau. Nếu cuộc sống thiếu đi sự tha thứ, chỉ là những chấp nhặt nhỏ nhen, hơn thua tranh giành, thì quả thực là ngột ngạt vô cùng.

Xem thêm: 3 kiểu người vận mệnh tương lai trắc trở, dù chăm chỉ bái Phật cũng vô ích

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận