3 kiểu người vận mệnh tương lai trắc trở, dù chăm chỉ bái Phật cũng vô ích

Người trong lòng không có tín ngưỡng, chỉ biết đi theo đại chúng như nước chảy bèo trôi, không có chính kiến của bản thân vậy thì khó mà nhận được sự che chở của Đức Phật như mong cầu.

Loan Nguyễn
15:56 28/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ý nghĩa của việc bái Phật

Chúng ta thường thấy mọi người đi chùa bái lạy để cầu xin tiền tài, sức khỏe, công danh sự nghiệp vẻ vang, tai qua nạn khỏi. Có không ít kẻ làm việc ác, việc hại người xong cũng lên chùa bái Phật để cầu mong được xá tội, tìm sự thanh thản trong tâm.

Theo quan niệm của đạo Phật, hành động bái Phật có 3 ý nghĩa đó là sám hối, tu hành thiền định và cảm ơn kính lễ.

Bái Phật được coi là cách để tu tâm của con người. Bản chất con người luôn tự cao, tự đắc, quá đề cao cái tôi, dẫn đến coi mình là trung tâm vũ trụ.

Cho nên ta phải cúi lạy trước những bậc trí giả tài đức hơn, tự thấy mình không sánh kịp các Ngài, kém tài kém đức nên phải kính lạy Đức Phật, Đức Bồ Tát và các vị thần phật khác để diệt trừ tâm cao ngã mạn của bản thân.

Lễ bái còn là pháp tu hành căn bản để giải thoát nghiệp chướng mà con người đã tạo ra từ nhiều kiếp trước. Trong đó, Phật giáo đặc biệt chú trọng việc bái Phật phải đi kèm với sám hối.

3 kiểu người bái Phật cũng vô ích

Đức Phật với lòng từ bi bác ái của mình nên con người hy vọng khi bái Phật sẽ được Ngài tiêu trừ tội ác, từ đó có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Tuy nhiên, có những người mà bái Phật cũng vô ích, Đức Phật không thể độ, không thể ân xá cho tội của chính họ gây ra.

Những người như vậy dù chăm chỉ bái Phật chỉ giúp tiêu trừ tội ác trong lòng chứ không thể nào nhận được sự che chở của Đức Phật. Có thể trong suy nghĩ của những người này, họ nghĩ bản thân bái Phật nhiều thì đã gột rửa được ác nghiệp, trở thành người tốt. Thế nhưng, hành động bái Phật cầu phúc của họ là vô nghĩa.

3-kieu-nguoi-cham-chi-bai-phat-cung-khong-duoc-phu-ho-1

Người bất hiếu 

Từ xưa đến nay, hiếu thảo được xem đức hạnh hàng đầu của con người. Một người dù thành đạt đến đâu nhưng nếu không hiếu thảo với cha mẹ thì vẫn không được coi là người có nhân cách đạo đức tốt.

Hiếu thảo là hành động biết ơn và đền ơn đối với các bậc đã dày công sinh dưỡng, dạy dỗ mình nên người. Nếu không có ông bà cha mẹ thì không ai có mặt trên cuộc đời này, cho nên tri ân báo ân ông bà cha mẹ là hành động có ý nghĩa hết sức thiêng liêng.

Trong kinh Nhẫn nhục, lời Phật dạy: “Điều lành cao tột chẳng gì bằng hiếu. Điều ác cùng cực chẳng gì bằng bất hiếu”.

Trong kinh Báo hiếu phụ mẫu trọng ân, Đức Phật cho biết quả báo của tội bất hiếu như sau: “Người con bất hiếu với cha mẹ là người thấp kém về nhân phẩm, bị người đời khinh rẻ và bị pháp luật trừng trị, về sau không đủ tư cách làm cha mẹ và sẽ bị con cái bất hiếu trở lại. Chẳng những thế, sau khi chết đi người con bất hiếu còn bị đọa địa ngục hoặc sinh làm loài súc sinh chịu muôn vàn khổ sở”.

Bất hiếu chính là nguyên nhân dẫn tới ác nghiệp lớn nhất. Người con không hiếu thảo với cha mẹ thì tự đánh mất tư cách làm người, hổ thẹn với các đời sau, chết bị đày xuống địa ngục. Đây chính là quả báo nặng nề của tội bất hiếu.

Nhà Phật vẫn luôn đề cao luật Nhân quả. Do đó, một người không làm tròn chữ hiếu thì tự hủy hoại phúc báo của bản thân. Người này cũng không thể thành tâm tu tập dưỡng tính theo lời Phật dạy được. Dù có hết lòng bái Phật thì cũng vô ích, cuộc đời gặp chông gai cũng là chuyện thường tình.

Người đa nghi

Con người muốn được phù hộ thì phải thành tâm, hoàn toàn có lòng tin vào Đức Phật. Nếu không tin hoặc nửa tin nửa ngờ thì việc bái Phật cũng vô ích, thậm chí còn bị trừng phải và báo ứng.

Nhờ trí tuệ vô biên của một bậc toàn giác, Đức Phật biết hết mọi điều và có thể hiểu được những suy nghĩ trong đầu của chúng sinh.

3-kieu-nguoi-cham-chi-bai-phat-cung-khong-duoc-phu-ho2

Con người nếu trong tâm sinh lòng nghi ngờ Đức Phật, vậy thì dù cho có ngày ngày tới cửa bái Phật thì cũng là đang lừa gạt ngài, làm theo hình thức bên ngoài mà thôi. Kết quả của việc lừa dối Phật chính là không bao giờ được ngài độ mệnh.

Bái Phật là một loại tín ngưỡng, điều quan trọng nhất là trong tâm phải có Phật. Nếu đã không tin Phật, hà tất phải đi bái Phật cho uổng công? 

Người trong lòng không có tín ngưỡng, chỉ biết đi theo đại chúng như nước chảy bèo trôi, không có chính kiến của bản thân vậy thì khó mà nhận được sự che chở của Đức Phật như mong cầu.

Xuất phát từ sự hoài nghi mà con người có những thói quen xấu. Có người không tin vào luật Nhân quả mà phỉ báng lời Phật dạy là phi lý, còn hô hào người khác làm việc xấu giống mình.

Họ không tin vào Đức Phật, vào luật Nhân quả theo giáo lý nhà Phật nên mặc sức làm việc xấu, rồi sau đó mới tu hành bái Phật một cách giả tạo những mong gột rửa tội nghiệp. Nhưng ác nghiệp gây ra đâu dễ dàng xóa bỏ được như vậy.

Người có tính đa nghi, đối với gia đình, người thân họ chẳng tin tưởng một người nào hết, đối với bạn bè, họ không thấy ai là người đáng tin cậy.

Đối với Phật pháp họ cho rằng không có lợi ích thật sự, nên họ đánh mất niềm tin mà bỏ qua cơ hội tốt học đạo làm người. Người như vậy không bao giờ được Phật độ và chở che.

Người không hối cải

Đức Phật dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”.

Con người không ai là hoàn hảo, khó tránh được lúc mắc sai lầm. Người nào biết nhận ra lỗi lầm và sửa lỗi sẽ được người khác kính trọng. Họ cũng sẽ tự nhìn nhận bản thân để học hỏi những điều tốt hơn. Kiểu người này sẽ luôn được thần Phật che chở.

Người biết nhận ra sai lầm, biết tìm đến cửa Phật để sám hối về những tội ác mình đã gây ra trước đó, có cũng có thể coi là làm người lại một lần nữa. Cũng như Lời Phật dạy về sám hối, phải biết “hối” mới mong nhẹ nghiệp.

Còn người biết mình làm sai nhưng không hối cải thì dù đi bái Phật cũng không phải là sám hối thật lòng. Họ chỉ đang cố làm ra vẻ tin Phật mà thôi, chứ thực tâm trong lòng chẳng hề có một chút áy náy nào.

Con người thường cho mình là đúng, người khác sai. Đó chính là tư duy bảo thủ, đề cao cái tôi. Vì sợ mất giá trị bản thân, sợ bị người khác coi thường nên dù biết có lỗi nhưng họ vẫn không nhận lỗi. Kiểu người này không bao giờ biết nói hai từ xin lỗi.

Theo nhân quả báo ứng nhà Phật, người làm sai chắc chắn sẽ phải chịu nghiệp báo do sai lầm của mình gây ra. Sau khi chịu quả báo mà vẫn không biết hối cải, vậy thì Đức Phật sẽ không bao giờ phù hộ người như vậy.

Xem thêm: Lời Phật dạy: "Nhân" của tài lộc chính là bố thí, chỉ khi có thiện niệm bố thí cho người thì mới đắc được phúc báo

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận