Cổ nhân dạy 5 điểm có thể nhìn thấu nhân phẩm của một người

Hiểu về một người là cần thiết trước khi bạn quyết định có kết giao lâu dài với người đó hay không. Dưới đây là 5 điểm giúp đánh giá nhân phẩm của một người khi theo lời dạy của cổ nhân.

Loan Nguyễn
18:45 07/08/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhân phẩm quan trọng như thế nào?

Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln từng nhận định rằng, phẩm chất của con người giống như cây cối, thanh danh của con người giống như bóng cây, chúng ta thường thường suy xét đến bóng cây mà lại không biết cây cối mới là cái gốc.

Quả thực, tài sản thực sự của một người không phải là vẻ ngoài xinh đẹp, cũng không phải là tiền bạc của cải mà là nhân phẩm, phẩm chất, phẩm giá con người. 

Cổ nhân dạy: "Làm người trước, làm việc sau". Nhân phẩm tốt là tài phú lớn nhất của một người. Nó hình thành nên địa vị và thân phận của con người. Nó cũng là bằng cấp cao nhất của mỗi người, là báu vật của đời người.

Theo lời dạy của cổ nhân: "Người thực sự có tài và đức mới là nhân tài thực sự". Người không có nhân phẩm tốt, không có đức thì không thể làm nên việc gì, bởi vì đức chính là điều quan trọng nhất trong việc tu thân. 

Nhân phẩm tốt chính là vòng nguyệt quế và vinh quang của đời người. Nó là tài phú quý giá nhất của bất kỳ ai. Nó cấu thành nên thân phận và địa vị của của một người. Nó là toàn bộ tài sản thuộc về phương diện danh dự của một người.

co-nhan-day-5-diem-co-the-nhin-thau-nhan-pham-cua-mot-nguoi-1

Cách nhìn thấu nhân phẩm của một người

Cổ nhân dạy cách nhìn nhận và hiểu thấu nhân phẩm của một người khi bạn kết giao dựa vào 5 điểm.

Cách đối xử với cha mẹ và người thân

Xét về tâm lý học, nhiều người có xu hướng thể hiện điểm tốt ra bên ngoài với người khác, bộc lộ thói quen xấu khi ở với người nhà. Chính vì vậy, muốn đánh giá nhân phẩm một người, hãy quan sát cách họ đối xử với người nhà. Người luôn đối xử ôn nhu, hòa ái và lễ độ với cha mẹ hay người thân thì đó quả là một người có nhân phẩm tốt.

Sách Luận Ngữ của Khổng Tử có ghi chép câu chuyện: Học trò Tử Hạ hỏi đức Khổng về đạo hiếu. Đức Khổng Tử nói: "Giữ sắc mặt tươi tỉnh thật khó lắm thay! Khi có việc thì hết lòng phụng sự, có cơm rượu thì mời cha anh ăn trước, người ta đều làm như vậy, há có thể coi là hiếu chăng?".

Từ lời dạy của Khổng Tử có thể thấy, khi đối xử với cha mẹ, điều quan trọng nhất là thái độ, điều khó làm nhất cũng chính là thái độ. Con người phải luôn chú ý tu dưỡng về thái độ. Người nào có thể giữ thái độ hòa nhã dễ chịu với những người gần gũi thân thiết thì nhất định là người khiêm tốn lịch sự, có giáo dưỡng, có trách nhiệm, nhất định sẽ được những người khác yêu mến, tin tưởng và muốn kết giao bền lâu.

Cách đối đãi với bạn bè

Mối quan hệ bạn bè muốn bền lâu cần có sự chân thành, đối đãi với nhau bằng tấm lòng thành thật. Nếu một người đối xử với bạn bè thân thiết dùng tâm cơ, nói một đăng nghĩ một nẻo thì quả là người không đáng tin. Người xưa gọi kiểu người này là tiểu nhân, bị người đời khinh thường.

Kiểu người chơi với bạn vì mưu cầu lợi ích, đối đãi không chân thành, khi bạn khá giả thì tìm đến, lúc bạn nguy khó thì rời đi sẽ là người không đáng tin cậy trong kết giao. Khi bạn bè gặp nạn, họ chắc chắn là kẻ bất nghĩa. Trong cuộc sống, bạn nên tránh xa kiểu người này để không bị tổn hại.

co-nhan-day-5-diem-co-the-nhin-thau-nhan-pham-cua-mot-nguoi-2

Cách đối đãi với chính mình

Có một kiểu người trong xã hội luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ và muốn mọi người phải chiều theo ý mình. Khi người khác phục tùng thì họ vui vẻ, nếu không được như thế thì khó chịu bực bội. Đây là đặc điểm của người ích kỷ. Kiểu người này không bao giờ để ý đến cảm nhận của người khác, cũng chẳng muốn chịu thiệt thòi.

Còn kiểu người khác lại hay than phiền oán trách, mang suy nghĩ tiêu cực, không đối đãi tốt với chính mình. Người như vậy không biết trân quý sinh mệnh của bản thân. Khi không biết yêu chính mình thì sẽ khó lòng yêu thương hay trân quý người khác được. Kiểu người này nếu không được như ý họ dễ làm hại người khác, chính là nhân phẩm thấp kém, bạn không nên kết giao.

Cách đánh giá về người khác

Thông qua cách một người đánh giá về người khác có thể giúp phán đoán được nhân phẩm của người ấy.

Người có nhân phẩm cao quý sẽ công bằng, ngay thẳng và khách quan khi đánh giá người khác. Ngược lại, người có lòng dạ hẹp hòi sẽ luôn có cái nhìn thiên kiến và cực đoan khi đánh giá người khác. Nếu một người trong lòng tràn ngập tư tâm, đố kỵ, chỉ đánh giá về những khuyết điểm, những mặt chưa được của người khác thì chính là lòng bao dung của họ chưa đủ.

Cách đối đãi với tiền tài

Có một cách để nhìn nhận và đánh giá nhân phẩm con người đó là dùng lợi ích vật chất như tiền tài, của cải. Để thấu tỏ lòng người, hãy nhìn xem cách người ấy có được tiền tài và thái độ đối đãi với tiền tài ra sao.

Cổ nhân có câu: "Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo", nghĩa là người quân tử, người có phẩm đức cao thượng yêu mến tài nhưng nhận tiền tài phải có đạo. Họ sẽ tuyệt đối cự tuyệt, không nhận nếu đó là tiền tài bất nghĩa, không phải do họ làm ra.

Người nào bất chấp mọi thủ đoạn, thậm chí bán đứng cả người thân bạn bè, vứt bỏ lương tâm để chiếm đoạt tiền tài về tay thì nhân phẩm thấp kém, bạn không nên kết giao với người như vậy.

Xem thêm: Sống ở đời: Người tưởng thông minh mà hóa ra lại dại, kẻ tưởng dại mà lại hóa khôn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận