Vì sao chuông U minh thường điểm 108 tiếng và được thỉnh hai lần trong ngày?

Chuông là một pháp khí không thể thiếu trong lễ nghi Phật giáo. Tiếng chuông vang xa, âm thanh từ bi và hùng hậu, khiến nhẹ lòng người, cảnh tỉnh con người thế gian mau mau thoát khỏi cái mê trần tục mà thành tâm tín Phật.

Nguyễn Thanh Thủy
10:57 05/05/2021 Nguyễn Thanh Thủy
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đỗ Phủ từng viết: “Dục giác văn thần chung, lệnh nhân phát thâm tỉnh” (tạm dịch: Sớm mai thức dậy muốn nghe một tiếng chuông ngân, khiến tâm hồn thanh tỉnh). Trong câu thơ ấy, tiếng chuông nổi bật lên giữa khung cảnh tịch lặng, hàng trăm ngàn năm qua khiến cho người ta cảm thấy tâm hồn khoáng đạt và thanh thản, hướng về nơi tiếng chuông ngân.

Trong mỗi tiếng chuông, trống, mõ, của nhà Phật là những sứ giả Như Lai mang đến cho đại chúng những tâm nguyện từ bi, để giúp cho chính họ có thể tự mình giải tỏa những nỗi muộn phiền đau khổ, hay để tắm gội cho thân tâm thanh sạch, những buồn bực, chán nản… bụi trần.

vi-sao-chuong-u-minh-diem-108-tieng-va-thinh-hai-lan
Chuông U minh thường điểm 108 tiếng và được thỉnh hai lần trong ngày

 

Tại sao chuông chùa đánh 108 tiếng?

Chuông U minh thường điểm 108 tiếng và được thỉnh hai lần trong ngày: Lần đầu hôm và lần vào 4 giờ sáng. 108 tiếng chuông là biểu tượng cho 108 phiền não của đời người. Gọi là chuông U minh vì theo Phật giáo, tiếng chuông vang lên đến đâu sẽ xóa tan u mê, tăm tối giúp con người nhận thấy lầm lạc để sửa mình mà sửa mình là gốc để sửa đời. Từ xưa đến giờ không biết bao nhiêu người nhờ nghe được tiếng chuông mà ngộ ra chân lý, bỏ ác làm thiện, lấy ân báo oán.

Theo Phật giáo con người có 108 chủng phiền não của con người. Lục giác (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, cảm giác, và thức giác) nhân làm ba, tức ba loại phản ứng (lạc, khổ, vô ký) thì ra con số 18. Mười tám nhân hai, tức hai thể (thiện hay bất thiện) thì có con số 36.

Các chùa xưa, trước khi thỉnh chuông U minh phải đọc bài kệ gọi là kệ thỉnh chuông U minh. Mỗi tiếng chuông tương ứng với một cái thẻ, mỗi lần đánh xong một tiếng chuông là phải gạt một cái thẻ sang một bên.Khi nào gạt xong dãy thẻ 108 cái ấy là vừa đúng 108 tiếng cũng tương đồng với cách chúng ta gạt đi phiền nào ra khỏi đầu. Gần đây nhiều chùa không còn giữ được thể thức này mà tối giản chỉ đánh 36 tiếng hay thậm chí đánh theo thời gian 30 phút.  

Cái tâm của người đánh chuông phản ánh qua âm thanh vang vọng

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi nghe tiếng chuông chùa ta cảm thấy tâm hồn thanh tịnh, lòng mình như lắng lại, bao muộn phiền tan biến. Tiếng chuông chùa không chỉ là một dạng báo thức hay phải là một dạng trách nhiệm ai đảm nhiệm cũng phải đánh cho đủ tiếng chuông, mà thông qua đó còn để gửi thông điệp, sự thành tâm của người đánh.

vi-sao-chuong-u-minh-diem-108-tieng-va-thinh-hai-lan
Cái tâm của người đánh chuông phản ánh qua tiếng chuông vang vọng

Có chuyện kể lại rằng, một vị tiểu hòa thượng được nhận nhiệm vụ đánh chuông buổi sáng sớm và chiều tối. Hồi đầu cậu còn háo hức, càng sau cậu học trò trẻ tuổi cảm thấy đây là việc nhàm chán, cố gắng làm cho xong để tránh bị trách mắng.

Có lần, vị trụ trì gọi cậu tới sân sau chẻ củi gánh nước, không cần phải đánh chuông nữa. Tiểu hòa thượng bất ngờ vì quyết định mới này nên đem thắc mắc của mình để hỏi vị trụ trì:

- "Có phải con đã có sai phạm gì như không đánh đúng giờ hay chuông không đủ to không ạ?"

Vị này đáp lời:

-  "Tiếng chuông của con to đấy nhưng thật trống rỗng, có thể vì con không thấu đạt việc mình đang làm, không đặt nổi tâm mình trong đó. Tiếng chuông không chỉ báo hiệu giờ làm việc và nghỉ ngơi, điều trọng yếu chính là đánh thức chúng sinh khỏi mê lạc. Tiếng chuông vì thế mà cần có cả sức sống, có độ sâu và sự ngân vàng. Không gửi gắm tâm mình trong đóm không thấy được sự thành kính thì sao có thể đảm nhận chức trách đánh chuông được?”.  

Tiểu hòa thượng cúi đầu xấu hổ trước những lời chỉ bảo của thầy, từ đó về sau thành tâm tu hành, trở thành một hòa thượng có đạo hạnh.  Một câu chuyện khác khiến chúng ta cảm động cũng về một tiếng chuông chùa khác lạ.

Có lần, vị hòa thượng lớn tuổi một buổi sáng nghe tiếng chuông cảm thấy thư thái vô cùng, ông liền hỏi xem sáng nay ai đánh chuông. 

- "Đó là tiếng chuông của một tiểu hòa thượng mới đến ạ".

Vị hòa thượng già liền hỏi tiểu hòa thượng mới đến:

- "Sáng sớm nay con dùng tâm trạng gì để đánh chuông?"

- "Con không có tâm trạng gì cả".

- "Không thể nào vì ta nghĩ trong tâm con có điều gì đó nên ta nghe tiếng chuông thật khác, âm thanh đó chỉ có thể tạo ra bởi một người có thành tâm thực sự".

- "Dạ, từ lúc chưa xuất gia, cha thường xuyên dạy con, lúc đánh chuông cần nghĩ đến chuông cũng như thanh âm vang dội của vị Phật, phải trai giới thành kính, kính chung như kính Phật, cần nội tâm thanh tịnh, lễ bái để điều khiển chung". 

- "Vậy sau này dù làm bất cứ việc gì, con đừng quên trạng thái hôm nay đánh chuông nhé!".

Lời Phật dạy: 7 trường hợp tuyệt đối không sát sinh kẻo rước họa vào thân, tích ác nghiệp cho đời sau 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận