Ngỡ ngàng bí thuật dưỡng nhan của vị Thái hậu sống thọ qua 10 đời vua Nguyễn
Sử xưa ghi lại Thái hậu Từ Dũ là mẫu nghi thiên hạ đức độ, yêu dân. Cuộc đời bà đã phò tá tới 10 đời vua triều Nguyễn sau đó mất đi và để lại cho con cháu ngàn đời sau vô số bài học quý giá về cách dạy con, đặc biệt là bí thuật dưỡng nhan độc đáo.
Thái hậu Từ Dũ là ai?
Thái hậu Từ Dũ tên thật là Phạm Thị Hằng, con gái Thượng thư bộ Lễ Phạm Đăng Hưng. Bà cũng là mẹ vua Tự Đức (1848 - 1883), vợ vua Thiệu Trị (1841 - 1847).
Sử sách ghi lại, Thái hậu Từ Dũ sinh ngày 9/5 năm Canh Ngọ, niên hiệu Gia Long 9, tức ngày 10/6/1810, người huyện Tân Hòa (nay là Gò Công) tỉnh Gia Định.
Thuở nhỏ, do sinh ra trong một gia đình nho giáo, bố là công thần nhà nước, mẹ lại là người trọng văn thơ, nên bà Phạm Thị Hằng cũng theo nếp nhà ham mê đọc sách, thông hiểu kinh sử, rèn luyện tính hạnh, đạo đức, nho phong.
Năm bà 14 tuổi, do có tiếng tốt nên bà được vợ vua Gia Long, tức Thuận Thiên Cao Hoàng hậu tuyển vào cung, cho làm vợ lẽ Hoàng trưởng tử Miên Tông.
Do được dạy dỗ chu đáo, có lễ nghĩa nho gia nên bà Hằng rất được được mẹ vua và vua thương mến.
Có lần vua Minh Mạng sai cho mỗi người một chiếc áo sa cổ có đính hoa vàng. Khi hai người từ tạ thì mẹ vua lại cho mỗi người một cúc áo vàng, chiếc chạm hình con phượng, chiếc chạm cành hoa, đều được gói kín trong hộp, thầm vái trời rằng: "Xin cho người có con trước được chọn chiếc cúc chạm hình phượng".
Bà Phạm Thị Hằng khi đó đã chọn được chiếc cúc áo có chạm hình con phượng. Sau đó, năm 15 tuổi bà Hằng sinh trưởng công chúa Diên Phúc, sau một năm lại sinh thứ trưởng công chúa và ngày 25/8 năm Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Mạng thứ 10 (tức ngày 22/9/1824) bà Phạm Thị Hằng sinh ra Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (tức vua Tự Đức sau này).
Năm 1841, vua Minh Mạng băng hà, Miên Tông lên nối ngôi, lấy niên hiệu Thiệu Trị và phong cho bà làm Cung tần. Tới năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), nhân có việc bang giao, Hoàng đế ngự giá Bắc tuần, bà được sung theo hầu.
Khi ấy cung tần theo hầu rất ít, bà ngày đêm hầu hạ bên cạnh, phàm những ấn báu, vật làm tin, đều giao cho giữ cả. Bà là người đoan trang, nhàn nhã, nghiêm túc, cử chỉ độ lượng, lại thường khuyên răn các cung nhân chăm công việc nên được sung chức Thượng nghi, đồng thời nhiếp quản coi sóc Lục thượng.
Tháng 4 năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), bà được phong Nhị giai Thành phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhị giai. Tháng 1 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), bà được phong làm Nhất giai Quý phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhất giai. Tuy quyền cao chức lớn, song tính tình bà đoan chính, thanh tao, giản dị, nhân từ khiến mọi người trong cung ai cũng quý mến và kính trọng.
Hằng đêm, khi vua Thiệu Trị thức khuya đọc sách, bà luôn thức hầu và cùng vua trao đổi, bàn luận mọi việc.
Bà thường hay góp ý với vua: “Làm người ắt phải học, nhiên hậu biết được điều thiện, điều ác. Điều thiện nên phát huy, điều ác nên tránh xa để không sa vào chỗ tà. Sách xưa có câu: Nhân bất học bất tri đạo (người chẳng học chẳng biết đạo lý)”. Bà thường khuyên bảo các cung tần nên tận tụy trong công việc. Bà là người thưởng phạt công minh. Ai phạm lỗi bà đều tìm cách dạy dỗ, bảo ban hơn là sử dụng hình phạt.
Đầu năm 1847, Thiệu Trị ốm nặng, bà ngày đêm hầu thuốc thang không nghỉ. Khi ông gần mất, mọi việc về sau đều bí mật phó thác cho bà, ông lại dụ các quan rằng: “Quý phi là nguyên phối của trẫm, là người phúc đức hiển minh, giúp ta coi công việc trong cung cấm đã 7 năm. Nay ý trẫm muốn lập làm Hoàng hậu chính ngôi trong cung, tiếc vì việc không làm kịp mà thôi”.
Ngày 4/10/1847, vua Triệu Trị băng hà, con trai bà là Hồng Nhậm được chọn nối ngôi, lấy niên hiệu Tự Đức và phong bà tôn hiệu Từ Dũ Hoàng Thái hậu. Lẽ ra trước vinh dự hiếm có này, bà phải vui lòng nhận ngay nhưng bà đã từ chối. Sự từ chối như vậy không phải bất cứ ai cũng có thể làm được.
Thái hậu Từ Dũ và bài học dạy con của bậc mẫu nghi thiên hạ
Bên cạnh việc giỏi phò tá quân vương, Từ Dũ Thái hậu cũng được đời sau nhắc đến nhiều với những bài học dạy con chuẩn mực. Chính điều này đã giúp nước nhà có được vị vua Tự Đức là bậc minh quân hiển hách, biết vì nước, vì dân, không sa đà vào lạc thú như các vị vua trước đó.
Có lần vua Tự Đức mải vui ở cửa Thuận An nên bỏ buổi ngự triều. Bà giận lắm. Lúc về, ngài có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào.
Nhà vua phải đứng chờ cả tiếng đồng hồ, sau bà mới cho gọi vào và dạy: Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính. Thôi, hãy mau về triều cùng các quan bàn quốc kế.
Sau này nhân mừng mẹ thọ 60, vua Tự Đức đã làm 330 câu tụng, trong đó có đoạn miêu tả Thái hậu Từ Dũ như sau: "Ăn mặc chỉ dùng sẻn / Vì thế nên đủ dùng / Nữ công đã chăm chỉ / Lại có lượng bao dung / Nói năng có điều độ / Mừng giận không lộ ra / Nghiêm, nhưng không nghiệt ác / Hiền, nhưng không xuề xòa".
Sử sách cũng ghi lại, Từ Dũ Thái hậu luôn là người cần kiệm, liêm chính.
Trong đời sống thường ngày bà thường ăn mặc giản dị, những bộ đồ gấm vóc thường được cất gọn trong rương để giành cho những dịp quan trọng. Bà cũng thường ăn chay trường vô cùng đơn giản, không đòi hỏi cầu kỳ như những bậc vua chúa ham mê của ngon vật lạ.
Bà thường khuyên triều thần: “Một sợi tơ, một hạt gạo cũng là máu mỡ, là mồ hôi nước mắt của dân, nên lãng phí đã không ích gì mà lại đáng tiếc lắm vậy, chi bằng cất vào kho để dùng vào việc nước”.
Đặc biệt, khi vua Tự Đức muốn tổ chức lễ mừng thọ và tôn cho bà các mỹ hiệu thì Thái hậu Từ Dũ đều nhất nhất từ chối.
Như năm 1860, đình thần dự định làm lễ tôn mỹ danh, nhưng bà bảo với nhà vua: “Ta được hưởng sự phụng dưỡng của thiên hạ, nên phải biết lo những việc thiên hạ đang lo. Năm nay, không được mùa, dân đang lo chưa thể vui sướng được. Vậy con phải lo với nỗi lo của dân.
Vả lại, tính ta vốn cần kiệm, chẳng chuộng phù hoa. Con ạ, ngày nay hưởng được sự phú quý, ta thường lo sợ, tu tỉnh tâm đức, thế mà con còn muốn ban cho ta cái hư danh để làm gì? Để còn nặng cái lỗi thất đức hay sao? Vậy thì lễ này hội nọ nên bãi đi, ta chỉ nguyện các chư công và quần thần cùng con lo việc chính trị, giáo dục để quốc thái dân an thì còn gì vui bằng”.
Ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi (tức 19 tháng 7 năm 1883), vua Tự Đức băng hà, để di chiếu tôn bà là Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu. Nhưng vì việc nước rối ren, mãi đến năm 1885, Hoàng đế Hàm Nghi kế vị, nhà vua mới có thể làm lễ tấn tôn cho bà theo di chiếu.
Năm 1887, Đồng Khánh năm thứ 2, nhà vua tấn tôn mỹ hiệu cho bà là Từ Dũ Bác huệ Thái hoàng Thái hậu.
Năm 1889, Thành Thái nguyên niên, nhân dịp mừng thọ bà 80 tuổi, bà được dâng tôn hiệu là Từ Dũ Bác huệ Khang thọ Thái hoàng Thái hậu.
Thái hậu Từ Dũ mất ngày mùng 5 tháng 4 năm Nhâm Dần (tức 12 tháng 5 năm 1902) thọ 92 tuổi, được dâng tên thụy là Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dũ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương Hoàng hậu, gọi tắt là Từ Dũ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu.
Ngày 20/5 cùng năm, triều đình cử hành đại lễ an táng bà phía sau bên trái Xương Lăng, và có tên là Xương Thọ Lăng.
Hiện toàn thể khu lăng này tọa lạc tại chân núi thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bí thuật dưỡng nhan truyền đời của Thái hậu Từ Dũ
Có một giai thoại được kể lại rằng, Thái hậu Từ Dũ cả đời đều dành sự chăm sóc đặc biệt cho làn da, mái tóc của mình.
Đến khi lâm chung, mặc dù đã 92 tuổi nhưng bà vẫn được miêu tả là người có gương mặt hồng hào, da dẻ mềm mại như da thiếu nữ. Những dấu vết tàn ngang, đồi mồi thể hiện dấu hiệu tuổi tác dường như xuất hiện vô cùng ít.
Để có được nhan sắc danh bất hư truyền mẹ của vua Tự Đức đã kiên trì sử dụng 4 bí kíp làm đẹp dưới đây:
Sử dụng hoa cung nữ dưỡng da mặt
Người ta kể lại rằng, các bậc danh y thời bấy giờ đã chế tạo ra các bài thuốc làm đẹp da từ hoa cung nữ cho Thái hậu Từ Dũ.
Hoa cung nữ là loài hoa có màu hồng tím, mùi hương nhẹ dịu tinh khiết và có sức sống mãnh liệt. Dù trời nắng cháy hay mưa dông, cây vẫn ra hoa và tàn dần vào sáng hôm sau.
Ba tháng sau khi cây ra hoa, quả của nó nhỏ như hạt tiêu chín, màu sắc đen sẫm. Trong ruột có chứa một loại phấn màu trắng, bôi thứ phấn trắng đó lên mặt sẽ có cảm giác dễ chịu, làn da như được thanh lọc bụi bẩn chốn hoàng cung.
Đồng thời khi lấy cánh hoa hồng vắt ra thành nước, sau đó đưa bôi lên da mặt, khuôn mặt sẽ nổi lên màu hồng tự nhiên khỏe khoắn, khiến người bôi càng thêm trẻ trung, nhuận sắc.
Sử dụng muối, gừng để giảm eo và xóa vết rạn da bụng
Mặc dù sinh nhiều con nhưng Thái hậu Từ Dũ vẫn giữ được dáng người thon thả và da bụng mịn màng, sáng đẹp. Điều này có được là nhờ vào phương pháp làm đẹp truyền thống của các bà hoàng.
Theo đó, để giữ được vùng eo đẹp, vị Hậu này đã sử dụng cách quấn muối và gừng để giảm vòng eo sau sinh, đồng thời nâng tone da tại các vùng bị rạn do quá trình mang bầu.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại mang lại nhiều phương pháp giảm eo và xóa rạn 'công nghiệp mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên cũng khiến sức khỏe người dùng phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Sử dụng bồ kết và các loại lá thuốc để dưỡng tóc đen mượt
Để có một mái tóc đẹp, các bà ở nội cung chỉ dùng bồ kết gội đầu cho tóc có màu đen nhánh và mượt mà.
Một phương pháp được nhiều người ưa chuộng là lấy nùi điển điển (nút chai rượu Champagne của người Tây) đốt thành than. Sau đó lấy tăm hoặc bông chấm than, kẻ lên đầu để che các vùng chân tóc thưa hoặc phủ lên vùng bị bạc. Loại than này cũng được dùng làm chì kẻ mắt vì màu thật, hợp với da.
Do thời điểm này chưa thịnh hành mỹ phẩm phương Tây nên chốn hậu cung cũng thường dùng sáp ong ruồi kết hợp với các màu tự nhiên để làm thành son môi vừa tạo độ bóng tự nhiên vừa giúp dưỡng môi an toàn.
Thường xuyên dùng canh nhân sâm bồi bổ cơ thể
Lúc sinh thời, Thái hậu Từ Dũ không được an nhàn như các vị Hậu khác mà phải thường xuyên phò tá chồng và con trai công việc triều chính. Chính những ý kiến tham vấn của bà đã giúp cho vua Tự Đức gỡ rối được nhiều nút thắt.
Bên cạnh đó, bà cũng phải cai quản việc hậu cung, do đó công việc hằng ngày của Thái hậu Từ Dũ cũng vô cùng vất vả và căng thẳng.
Để đảm bảo sức khỏe và tiếp tục bồi vua trị nước, bà luôn phải chọn các món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp da đẹp từ bên trong.
Trong số những lựa chọn đó, canh nhân sâm chính là món ăn thường xuất hiện trong mâm cơm.
Xem thêm: 4 người mẹ vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam, thân mẫu của Bác Hồ là 1 trong số đó
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận