Ngôn ngữ Gen Z: "Cột sống" là gì?

Siêng lướt Facebook nhưng vẫn trở thành người không bắt kịp xu hướng chính là những gì diễn ra đối với nhiều cư dân mạng trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chính là do những ngôn ngữ Gen Z vừa lạ vừa quen đang được giới trẻ truyền bá rầm rộ khắp mọi ngõ ngách trên MXH. Hôm nay hãy cùng Sống đẹp xem liệu "cột sống" của Gen Z là gì nhé!

Thái An
07:52 21/05/2021 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bạn tự tin bản thân là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý nhưng bỗng một ngày lại trở thành người tối cổ khi rõ ràng có những từ đọc được nhưng lại không thể hiểu được trên mạng xã hội.  

Điều này là nhờ vào những bộ óc "nảy số" liên tục của Gen Z đã biến hóa không ngừng những ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông trở thành loại hình ngôn ngữ riêng được dùng trong một cộng đồng đa số là những người trẻ trên các trang MXH hiện nay.

Trong thời kỳ kinh tế khó khăn và thi cử đang tới gần, "cột sống" là cụm từ đang được Gen Z sử dụng phổ biến nhất trong thời gian gần đây. Vậy, trong ngôn ngữ Gen Z, ý nghĩa thực sự của "cột sống" là gì?

Cột sống trong từ điển nghĩa là gì?

Cột sống còn được gọi là xương sống là một cấu trúc xương được tìm thấy trong động vật có xương. Nó được hình thành từ các xương cá nhân gọi là đốt sống, tạo thành một ống sống, một khoang bao quanh và bảo vệ tủy sống. Trên thế giới hiện đang có khoảng 50.000 loài động vật có xương sống. 

Vậy "cột sống" trong ngôn ngữ Gen Z là gì?

Theo tìm hiểu, "cột sống" bắt đầu được Gen Z bổ sung vào từ điển ngôn ngữ thế hệ sau khi câu hát “Cuộc sống em ổn không?” trong ca khúc cùng tên của Anh Tú được ra mắt và trở nên viral.

Do hiệu ứng âm thanh, từ cuộc sống trong câu hát đã vô tình được nhiều bạn trẻ nghe sai thành "cột sống" và từ đó “Cột sống em ổn không?” đã trở thành câu nó xu hướng của Gen Z.

1-1618584039822224780655

Về mặt ngữ nghĩa, nghĩa đen của “cột sống” vẫn chính là danh từ dùng để chỉ các đốt xương hỗ trợ trung tâm của con người. Còn nghĩa bóng "cột sống" trong câu nói “Cột sống em ổn không?” được Gen Z dùng để than vãn căn bệnh đau lưng được gây ra bởi không ít thói hư tật xấu như: ngồi sai tư thế, không vận động trong thời gian dài hay chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại trong nhiều giờ.

Cụm từ "cột sống" trong trường hợp này đã được sinh ra với sứ mệnh phát lên tiếng nói chung cho những cái lưng ốm yếu của Gen Z khi công việc hoặc thói quen giải trí phụ thuộc nhiều vào các thiết bị công nghệ dần trở nên phổ biến hơn.

Bên cạnh đó, "cột sống" cũng liên tục được nhắc tới  kể khổ về cuộc sống mệt mỏi với nhiều áp lực hiện nay.

Một số câu nói về "cột sống" trở thành xu hướng trên mạng xã hội và ý nghĩa

  • Cột sống em ổn không? 
  • Chúng ta chỉ sống một lần vì thế hãy trân trọng cột sống của mình.
  • Thời gian cứ thế trôi qua, tình người còn mãi, quà tặng cột sống.
  • Khi cột sống có quá nhiều áp lực hãy vác balo lên và đi.
  • Ai rồi cũng có cột sống riêng.
trmua-hme-la-gi-soi-nghia-trmua-hme-cuc-manh-trong-tu-dien-1-1-423849238-800x450-004727

Gen Z (thế hệ Z) là cụm từ dùng để chỉ nhóm người được sinh ra trong khoảng năm từ 1995 đến năm 2012. Ngoài Gen Z thì thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 này còn được gọi bằng nhiều các tên khác như Gen Tech, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Gen Wii, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Founders, Homeland Generation, Post millennials, hay hậu Millennials… Song có một số ý kiến, Gen Z là những người sinh từ 1997 đến 2015.

Hiện nay trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng ⅓ dân số. Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia.

Thế hệ Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979).

Xem thêm: Ngôn ngữ Gen Z: "Trmúa hmề" là gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận