Những bí kíp đơn giản nhưng hiệu quả giúp sĩ tử mùa thi tốt nghiệp THPT 2022 đạt điểm cao môn Lý

Tính đến thời điểm hiện tại, các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 chỉ còn lại vỏn vẹn 1 tháng cuối cùng để chạy nước rút. Nhằm giúp các sĩ tử trong mùa thi năm nay có được kết quả làm bài tốt nhất, tại bài viết này, Sống đẹp sẽ mách bạn những bí kíp hiệu quả giúp chinh phục mốc điểm 8 - 10 trong bài thi môn Vật Lý.

Thái An
08:30 05/06/2022 Thái An
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời gian tổ chức thi môn Lý tốt nghiệp THPT

Theo thông tin chính thức từ Bộ Giáo dục và đào tạo, Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 6-9/7/2022. Trong đó, môn Vật Lý sẽ được tổ chức thi vào sáng ngày 8/7/2022.

Cụ thể, môn Vật Lý nằm trong tổ hợp bài thi Khoa học tự nhiên sẽ được tổ chức thi từ 7h35 phút và làm bài trong 50 phút.

Giống như format đề thi minh họa được Bộ Giáo dục và đào tạo công bố hồi tháng 4/2022, đề thi môn Lý tốt nghiệp THPT vẫn bao gồm 40 câu trắc nghiệm.

cach-lam-bai-thi-mon-ly-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-2

Những kiến thức trọng tâm cần trong Vật lý 12 cần chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Cách làm bài thi môn Lý tốt nghiệp THPT đạt điểm cao quan trong nhất mà các sĩ tử không thể bỏ quan chính là nắm chắc các kiến thức căn bản có trong sách giáo khoa. Do đó, để nắm chắc cơ hội được điểm cao môn Vật Lý trong kỳ thi quan trọng sau 12 năm dèn sách của mỗi sĩ tử chính là gạo bài thật kỹ.

Theo kinh nghiệm của các thầy cô, những kiến thức Vật lý 12 các thí sinh cần chú ý bao gồm:

Chương 1: Dao động cơ

- Con lắc lò xo, con lắc đơn là hai ví dụ điển hình về dao động điều hòa. Do đó, nó có đầy đủ tính chất của dao động điều hòa ngoài ra nó còn có các đặc trưng riêng như: biểu thức tính chu kỳ, biểu thức lực hồi phục.

- Pha dao động là đại lượng dùng để xác định trạng thái dao động (ly độ x, vận tốc v, gia tốc a). Do đó, cần hiểu rõ khái niệm này để xác định được yêu cầu của đề bài và hướng giải.

- Giản đồ véc tơ Fre-nen là một công cụ trực quan để giải các bài tập khó tưởng tượng về dao động.

Chương 2: Sóng cơ và sóng âm

- Bước sóng là đại lượng đặc trưng quan trọng với sóng. Như vậy, cần hiểu rõ công thức l = vT.

- Chú ý sóng âm cũng là sóng cơ nên nó có mọi đặc trưng của sóng cơ. Ngoài ra, sóng âm có các đại lượng đặc trưng do liên quan đến khả năng cảm thụ của tai người như cường độ âm, mức cường độ âm, độ cao, độ to, âm sắc

Chương 3: Dòng điện xoay chiều

- Phân biệt rõ các giá tức thời, hiệu dụng, cực đại của dòng điện, điện thế. Từ đó, xác định đúng công thức cần ấp dụng để xác định đại lượng cần tìm. Thông thường, xác định các giá trị tức thời của điện thế sẽ liên quan đến pha dao động, độ lệch pha.

- Cần chú ý đến các bài toán cơ bản của mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, trong đó chú ý tới khả năng tồn tại điện trở thuần r của cuộn dây.

- Cường độ dòng điện trong mạch RLC là như nhau với mọi phần tử. Như vậy, không cần phân vân cường độ dòng diện đề cập trong bài tập là cường độ dòng diện của điện trở, cuộn dây, tụ điện hay của cả mạch.

Chương 4: Dao động và sóng điện từ

Trong chương này bài tập thường tập trung vào bài mạch dao đọng LC còn lý thuyết thường nói về điện từ trường, sóng điện từ.

Chương 5: Sóng ánh sáng

- Làm rõ bản chất sóng của ánh sáng qua hiện tượng tán sắc, giao thoa.

- Khi ôn tập, cần vẽ thang sóng điện từ. Từ đó thấy được sóng điện từ có bước sóng khác nhau thì đặc điểm, ứng dụng cũng khác nhau..

Chương 6: Lượng tử ánh sáng

- Đây là chương chứa nhiều kiến thức của vật lý hiện đại do đó cần phân biệt rõ các thuật ngữ vật lý như photon, trạng thái dừng, các hiện tượng đặc trưng cho tính hạt của ánh sáng như quang điện ngoài, quang điện trong, quang phát quang.

- Các bài toán liên quan đến mẫu nguyên tử Bo, ta thường dùng giản đồ năng lượng.

Chương 7: Vật lý hạt nhân

- Hiện tượng phóng xạ không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài

- Không được áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

- Định luật bảo toàn động lượng thường được sử dụng khi đề cập tới hướng chuyển động của các hạt nhân.

Những lỗi sai thường mắc phải khi làm bài thi môn Lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bị lừa bởi câu chữ trong đáp án được đưa ra

Vì đề thi Vật lý được ra theo hình thức trắc nghiệm, do đó, trong các đáp án được đưa ra sẽ có những cái bẫy mà thí sinh dễ dàng bị đánh lừa, bởi chỉ cần thay một vài từ trong câu đã khiến ý nghĩa của câu hỏi thay đổi hoàn toàn.

Do đó, cách làm bài thi môn Lý tốt nghiệp THPT đạt điểm cao chính là thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi, sau đó gạch dưới hoặc khoanh tròn những từ khóa quan trọng, không bỏ sót từ nào để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc do đọc đề bài sơ sài, không phát hiện ra yếu tố khác biệt.

Một số cách lừa cơ bản của người ra đề thi môn Vật lý đó chính là khiến thí sinh tính toán nhầm đơn vị, nhầm bậc số mũ, giá trị số thập phân. Do đó, thí sinh nên tóm tắt đại lượng ngay trên đề thi, đồng thời đổi đơn vị và ghi công thức cần tính ngay trên đề để tránh lỗi phổ thông này

Khi làm xong các phép tính, thí sinh cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi xem đáp số có phù hợp với thực tế không. 

Việc nhầm công thức, khái niệm, tính chất vật lý cũng là lỗi khá phổ biến nhiều học sinh mắc phải, ngay cả với học sinh giỏi do tính chủ quan, không chú trọng lý thuyết hoặc đọc không kỹ đề bài, phương án đưa ra nên chọn sai.

cach-lam-bai-thi-mon-ly-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-0

Trong các phần dễ bị nhầm lẫn nhất là về công thức dao động và sóng cơ, mạch điện xoay chiều; lý thuyết về tính chất và đặc điểm các loại dao động, các loại bức xạ, quang phổ,… .

Ngoài ra, nếu thí sinh không nắm chắc, chưa hiểu rõ bản chất hiện tượng và lý thuyết liên quan đến câu hỏi sẽ không xác định được đúng trọng tâm; hiểu đúng nội dung các phương án đề bài đưa ra; xác định sai “dư lệnh” của câu hỏi nên lựa chọn phương án không đúng, nhất là các câu hỏi lý thuyết.

Giữa đáp án đúng và đáp án sai có thể chỉ cách nhau 1 chữ do đó, đối với những câu lý thuyết dễ lấy điểm, thí sinh cần phải làm tốt bằng cách nắm chắc các định nghĩa, hiểu rõ bản chất của vấn đề để không bị mất 0,25 điểm quý giá.

Tô ẩu khiến phần trả lời không hợp lệ

Do câu trả lời cần được tô vào phiếu để nộp do đó, nếu thí sinh tô ẩu vào phiếu trả lời, tô không kín hết vùng tô hoặc đậm nhạt không đều; tẩy, xóa phần tô sai không hết dẫn đến máy chấm nhận dạng không chính xác phương án trả lời cũng sẽ khiến bài thi bị mất điểm oan.

Học dàn trải, không có trọng tâm hoặc kế hoạch ôn thi, làm bài trọng tâm

Nếu bạn là một học sinh chăm ngoan, học giỏi thì việc nắm chắc kiến thức để tiến tới kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ không phải là điều nằm ngoài khả năng.

Nhưng, nếu bạn là thí sinh học theo kiểu nước đến chân mới nhảy và chờ tới thời điểm nước rút mới bắt đầu nghiêm túc ôn tập thì việc lập kế hoạch ôn thi bao gồm các kiến thức và dạng bài trọng tâm sẽ là một trong những cách làm bài thu môn Lý tốt nghiệp THPT đạt điểm cao hiệu quả.

cach-lam-bai-thi-mon-ly-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-11

Theo đó, khi học và thi, thí sinh cần phải xác định đúng được năng lực và thế mạnh của mình để đề ra “chiến thuật” làm bài hợp lý; học dàn trải ngay cả đối với nội dung bản thân không hiểu hoặc bài tập khó đối với năng lực của mình cũng là nguyên nhân khiến thí sinh dễ bị mất điểm đáng tiếc.

Cách phân bổ thời gian khi làm bài môn Lý tốt nghiệp THPT để được điểm cao

Khi đang trong phòng thi, chiến thuật phân bố thời gian hợp lí cũng là cách làm bài thi môn Lý tốt nghiệp THPT đạt điểm cao.

Để phân bổ thời gian hợp lý, các học sinh cần hiểu rõ cấu trúc đề thi: Tổng thời gian 50 phút với 40 câu hỏi, trong đó các câu có nội dung kiến thức lớp 12 (36 câu) và lớp 11 (4 câu). Độ khó (phân loại theo đề minh họa của Bộ)

Do đó, để phân bổ được thời gian hợp lý cho 50 câu hỏi của đề Vật lý, thí sinh cần làm theo các bước sau:

Bước thứ nhất: dựa trên mục tiêu điểm số để xác định được số câu hỏi tối thiểu cần chủ động làm và làm đúng. Đề thi Vật lí gồm 40 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn A, B, C, và D, như vậy xác suất để trả lời ngẫu nhiên đúng một câu hỏi bất kỳ là 1/4.

Điều này có nghĩa là, ngay cả với người không có kiến thức, chỉ bằng đoán mò cũng có thể đạt điểm số trung bình là 0,25401/4 = 2,5 điểm. Nếu thí sinh có năng lực làm được N câu hỏi (biết cách làm, làm đúng, và làm kịp thời gian) thì chỉ phải đoán mò (40 – N) câu còn lại, như vậy điểm trung bình thí sinh có thể đạt được là Đ = 0,25N 0,25(40-N)1/4 = 0,1875N 2,5.

Từ công thức này ta suy ra để đạt được mức điểm mong muốn là Đ thì cần chủ động làm đúng được ít nhất N = (Đ – 2,5)/0,1875 câu hỏi trong đề thi và đoán ngẫu nhiên (40 – N) câu còn lại, ta tính ra được bảng phía dưới. Mỗi thí sinh tùy theo năng lực và mục đích cần chọn cho mình một mức điểm mục tiêu và số câu hỏi cần làm được tương ứng.

cach-lam-bai-thi-mon-ly-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-4

Bước thứ hai: căn cứ vào tổng số câu hỏi cần hoàn thành theo mục tiêu điểm số đã chọn ở trên để phân bổ thời gian làm bài hợp lí. Thầy Nguyễn Thành Nam đề xuất một bảng phân phối thời gian như dưới đây, các bạn có thể vừa vận dụng vừa điều chỉnh sao cho phù hợp. Thí sinh chỉ cần nhớ khung thời gian theo mức điểm mục tiêu của mình, không cần nhớ tất cả.

cach-lam-bai-thi-mon-ly-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-5
Ở bảng phân phối thời gian theo mức điểm và hạng câu hỏi trên, số đầu là tổng thời gian cho một hạng, số sau là thời gian trung bình dành cho một câu hỏi trong hạng.

Bước cuối cùng: áp dụng khung thời gian vào trong quá trình làm bài thi thử. Các em cần kiểm soát để tổng thời gian dành cho một hạng câu hỏi không bị vượt khung thời gian đã đặt ra, và thời gian làm một câu hỏi không được vượt quá thời gian trung bình đã tính cộng với thời gian tiết kiệm được của những câu hỏi trước đó. Phải làm thận trọng nhưng với tốc độ cao nhất có thể.

Tùy theo mục tiêu điểm số, các em chỉ cần nhớ một vài con số. Ví dụ, với những bạn đặt mục tiêu 8 điểm thì tối thiểu chỉ cần nhớ 3 con số là 29 – 20 – 30 ước tính thời gian trung bình mỗi câu trong quá trình làm bài. Nếu cẩn thận hơn thì nhớ cả 5 con số: 29 – 20 (80) – 30 (128). Quan trọng là trong quá trình làm bài cần kiểm soát thời gian, tránh xảy ra tình trạng thời gian dành cho các câu hỏi trước lấn sang thời gian dành cho các câu hỏi phía sau.

Sau khi làm xong những câu hỏi có thể làm được, trong thời gian 2 phút cuối cùng trước khi hết giờ làm bài, các bạn tiến hành đoán mò những câu hỏi không làm được theo nguyên tắc: trong phiếu trả lời câu hỏi, ở các cột A, B, C, D thường có một cột mà các bạn chọn vào ít nhất, hãy đoán mò tất cả các câu hỏi còn lại vào cột đó để xác suất đoán trúng là cao nhất. Nếu có nhiều cột có số lựa chọn thấp nhất và đều bằng nhau thì các em có thể chọn vào cột nào cũng được.

Do mỗi thí sinh có đặc điểm tâm sinh lý và năng lực khác nhau nên các em có thể điều chỉnh khung thời gian cho phù hợp với bản thân. Khi vào phòng thi, chỉ cần vận dụng tốt chiến thuật mà các em đã ôn luyện nhuần nhuyễn thì chắc chắn sẽ thành công.

Đề thi minh họa môn Lý tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022 có đáp án

cach-lam-bai-thi-mon-ly-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-6
cach-lam-bai-thi-mon-ly-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-7
cach-lam-bai-thi-mon-ly-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-8
cach-lam-bai-thi-mon-ly-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-9
cach-lam-bai-thi-mon-ly-tot-nghiep-thpt-dat-diem-cao-10

Xem thêm: Trọn bộ đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2022 có đáp án

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận