Bí kíp đạt điểm cao môn Địa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022 sĩ tử không thể bỏ qua
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022 đang ngày càng sát nút, thời gian còn lại chính là thời điểm để các sĩ tử tiếp tục vá lỗ hổng kiến thức để sẵn sàng cho tháng 7 sắp tới. Nhằm giúp các em có được kế hoạch ôn luyện hiệu quả nhất, tại bài viết này Sống đẹp sẽ chia sẻ những tuyệt chiêu đạt điểm cao môn Địa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022.
Lịch thi chính thức môn Địa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022
Theo thông tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chính thức, kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 6-9/7/2022. Trong đó, ngày 6/7 dành để thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi.
Các ngày 7 và 8 sẽ là thời gian tổ chức làm bài thi chính thức trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, trong đó, mộ Địa lý thuộc tổ hợp bài thi khoa học xã hội sẽ được phát đề vào thi lúc 8h30 phút sáng ngày 8/7 và thí sinh bắt đầu làm bài trong 50 phút từ 8h35 phút cùng ngày.
Sáng 9/7 được lấy làm ngày dự phòng.
Nhận định của giáo viên về đề thi minh họa môn Địa kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022
Từ đề thi minh họa môn Địa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào cuối tháng 3 vừa qua, có thể thấy, năm nay, đề thi môn Địa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vẫn sẽ được ra theo hình thức trắc nghiệm 40 câu như những năm trước đó.
Nhận định về xu hướng ra đề môn Địa trong năm 2022 trong đề thi minh họa, các giáo viên cho biết, nội dung đề ra hoàn toàn nằm trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lý thuyết thuộc nội dung kiến thức 11.
Nếu như đề thi tốt nghiệp THPT 2021 có 70% câu hỏi nhận biết, thông hiểu, 30% câu hỏi vận dụng, vận dụng cao thì đề minh họa môn Địa năm 2022 có 75% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết - thông hiểu, 25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng – vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề tự nhiên, các vùng kinh tế và thực hành kĩ năng.
Các câu 4 câu hỏi cuối là những câu khó do đi sâu khai thác một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn. Tuy vậy, đánh giá chung thì mức độ câu hỏi trong đề minh họa môn Địa vẫn dễ hơn đề thi tốt nghiệp THPT 2021.
Dù đề thi minh họa được đánh giá dễ hơn so với đề thi chính thức năm trước, tuy nhiên, hầu hết các giáo viên đều khuyến cáo các sĩ tử cần ôn tập kỹ để có thể đủ sức ứng phó nếu đề chính thức có độ khó cao hơn.
Cách làm bài môn Địa tốt nghiệp THPT đạt điểm cao
Hiện tại, chỉ còn gần 1 tháng nữa sẽ là thời điểm các thí sinh trên cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022.
Môn Địa lý là môn đòi hỏi sự tổng hợp, có tính logic, không hoàn toàn là môn thuộc bài, do đó, nếu chỉ 'gạo bài' bình thường thì thí sinh có thể khó đạt được điểm số cao trong kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm đèn sách này. Vậy, đâu là cách làm bài môn Địa tốt nghiệp THPT đạt điểm cao để các sĩ tử trong mùa thi 2022 có thể áp dụng? Để Sống đẹp mách nhỏ nhé!
Nắm chắc kiến thức
Như đề thi minh họa năm 2022 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, kiến thức thi THPT quốc gia môn Địa lý năm nay chỉ nằm gói gọn trong chương trình lớp 12. Lượng kiến thức không quá rộng nên các bạn học sinh cần nắm vững lý thuyết đã được học trong sách giáo khoa.
Đối với các vùng miền, các bạn học sinh nên nắm vững được đặc trưng đặc điểm của từng vùng. Bạn cần tránh việc "học tủ" vì đề thi trắc nghiệm có thể khoanh vùng kiến thức rất rộng và dàn trải nhiều phần khác nhau, bao quát hơn rất nhiều so với thi tự luận. Ngoài ra, khi các bạn đã nắm vững kiến thức cơ bản, bạn có thể cập nhật thêm các nội dung nâng cao, mở mang tầm hiểu biết của mình thông qua các tài kiệu tham khảo.
Bên cạnh đó, để học có hiệu quả các phần lý thuyết, bạn nên sử dụng sơ đồ tư duy để nắm bắt được các ý trọng tâm.
Việc chia các bài học theo chủ đề để ôn tập cũng là phương pháp học tập hiệu quả và khoa học. Phương pháp này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn và tránh nhầm lẫn trong quá trình học.
Mang đặc trưng của những môn xã hội, Địa lý có khối lượng kiến thức khá nhiều, vì thế chia nhỏ từng chủ đề là phương pháp học tập hiệu quả nhất.
Nắm rõ cấu trúc bài thi
Theo đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, môn Địa lý có 4 mức độ yêu cầu thí sinh về nhận biết, đọc hiểu và vận dụng cấp thấp, vận dụng cấp cao. Nội dung kiến thức đều nằm trong chương trình sách giáo khoa. Đề thi thể hiện rõ sự phân hóa với 7 câu về tự nhiên, 3 câu dân cư, xã hội; 10 câu về các ngành; 10 câu về vùng kinh tế; còn lại 10 câu kỹ năng làm bài đọc bản số liệu Alat.
Cấu trúc đề thi chính thức môn Địa lý sẽ bao gồm: 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết + thông hiểu và 40% ở mức độ vận dụng + vận dụng cao.
Nội dung bài thi được tổng hợp từ phần kiến thức của lớp 12. Trong đó, lớp 11 có 6 câu và lớp 12 là 19 câu hỏi. Cụ thể:
Về phần kỹ năng: 10 câu sử dụng Atlat địa lí Việt Nam (trong đó, Tự nhiên - dân cư 5 câu; các ngành kinh tế 3 câu; các vùng kinh tế 2 câu).
Bảng số liệu thống kê: 2 câu ( lớp 11: 1 câu; lớp 12: 1 câu).
Kĩ năng biểu đồ 3 câu (nhận xét biểu đồ 2 câu, nhận dạng biểu đồ 1 câu).
Hiểu đúng về các loại bản đồ
Đối với môn Địa lý được ra đề theo hình thức trắc nghiệm, các câu hỏi vận dụng hầu hết sẽ liên quan tới biểu đồ. Thông thường phần này sẽ chiếm từ 4 - 5 câu trong đề. Do đó, mỗi thí sinh trước khi bước vào kỳ thi đều cần nắm chắc được có bao nhiêu loại bản đồ và ứng dụng của mỗi loại bản đồ như thế nào.
Theo đó, các loại bản đồ trong bài tập vận dụng môn Địa lý bao gồm:
– Biểu đồ tròn: Thường xuất hiện khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới 2 năm.
– Biểu đồ cột (đơn, đôi…): Thường xuất hiện khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm.
– Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): Thường xuất hiện khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.
– Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: Thường xuất hiện khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.
– Biểu đồ miền: Thường xuất hiện khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên…
– Biểu đồ cột chồng: Thường xuất hiện khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).
Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, thí sinh cũng có thể thấy dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường xuất hiện trong trường hợp đặc biệt để thể hiện tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…
Ngoài ra, đối với các câu hỏi yêu cầu phân tích, nhận xét bảng số liệu thì ths sinh ngoài công thức tính toán còn cần phải đặc biệt lưu ý tới khâu huyển đổi số liệu tuyệt đối sang tương đối (%); tính đại lượng mới như tính mật độ dân số (người/km2); tính năng suất (tấn/ha; tạ/ha)… . Đây sẽ là một trong những điểm lừa mà người ra đề chắc chắn sẽ nhắm tới và chỉ cần không để ý thí sinh sẽ dễ chọn phải đáp án sai.
Sử dụng thành thạo Atlat
Một trong những cách làm bài môn Địa tốt nghiệp THPT đạt điểm cao chính là biết cách sử dụng Atlat hợp lý để trả lời cho các câu hỏi trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2022.
Hãy tập phản xạ nhanh để xác định được vị trí của các vùng, các tỉnh,... ngoài ra việc nắm rõ các kí hiệu để đọc bản đồ cũng cần được chú trọng
Bên cạnh đó, thí sinh cần tuyệt đối nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp… ở trang 3 của quyển Atlat.
Atlat sẽ là công cụ vô cùng hiệu quả nếu như bạn biết rõ câu hỏi nào là cần dùng tới nó. Theo kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT của các anh chị đi trước, những câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó… đều có thể dùng Atlat.
Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn…), do đó, thí sinh cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết.
Cuối cùng, thí sinh cũng cần nắm rõ cách sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi: trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31).
Nguyên tắc tô đáp án đạt điểm cao
Trong tất cả các bài thi trắc nghiệm, ngoài việc làm bài từ câu dễ tới câu khó thì kỹ năng tô đáp án vào phiếu trả lời cũng là phần vô cùng quan trọng để lấy được số điểm cao nhất.
Dù luôn được nhắc nhở nhưng vẫn sẽ có một số bạn giữ thói quen khoanh đáp án vào đề trước sau đó quay lại tô phiếu trả lời sau. Điều này đôi khi khiến bạn không có đủ thời gian để tô đầy đủ đáp án vào phiếu hoặc do tâm lý hết giờ mà bị rối dẫn đến tô nhầm đáp án giữa các câu khiến cho điểm số không được như ý muốn.
Bạn phải biết được rằng, với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay, điểm của bài thi chỉ được tính dựa trên những đáp án trên phiếu làm bài thi. Thế nên, hãy thực hiện tô đáp án song song với việc làm đề. Làm tới đâu, đối chiếu tô vào phiếu trả lời tới đó để tránh gây nhầm lẫn. Trong 10 phút cuối giờ, hãy đảm bảo bản thân có thời gian so lại đáp án giữa đề và phiếu trả lời để kịp thời sửa sai nếu có.
Đây là một nguyên tắc rất cơ bản để dành được điểm số tốt trong các môn thi trắc nghiệm thuộc kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Làm đề thường xuyên
Tham khảo đề và làm đề thường xuyên để có được phản xạ tốt lúc làm bài. Ngoài ra, việc này giúp bạn nhận ra những lỗ hổng kiến thức từ đó bồi dưỡng, trau dồi thêm. Mặt khác, tiếp cận nhiều mô hình đề sẽ giúp bạn nằm lòng một số câu hỏi, biết đâu rằng nó lại được chọn làm đề thi chính thức.
Trên đây là các cách làm bài môn Địa tốt nghiệp THPT đạt điểm cao các sĩ tử có thể áp dụng cho kỳ thi sắp tới. Sống đẹp chúc các em đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi này nhé!
Xem thêm: 8 điểm mới trong quy chế tuyển sinh 2022 nhất định phải nhớ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận