Giải pháp hướng đến mục tiêu “già hóa tích cực” tại Việt Nam
Việt Nam là nước có dân số đông (nằm trong Top các nước đông dân trên thế giới), tốc độ già hóa cao, là thách thức đối với xã hội và phát triển kinh tế. Chủ động thích hướng và tìm các giải pháp để hướng đến mục tiêu “già hóa tích cực”.
Việt Nam tích cực chuẩn bị để bước vào giai đoạn dân số già
Theo số liệu Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm khoảng 11,86% dân số. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam liên tục tăng, từ 65,2 tuổi - năm 1989 lên 73,6 tuổi – năm 2019 (trên thế giới trung bình là 72 tuổi). Dự báo đến năm 2030, số NCT ở Việt Nam chiếm khoảng 17% và đến năm 2050 là 25% dân số.
Tốc độ già hóa dân số nhanh sẽ phát sinh rất nhiều các vấn đề đến kinh tế - xã hội. Trước hết, dân số già sẽ đi đôi với việc chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội… trong khi thời gian để Việt Nam chuẩn bị thích ứng với dân số già ngắn hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mức tích lũy của quốc gia không đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội.
Việt Nam đã có nhiều chính sách về an sinh xã hội dành cho NCT. Tuy nhiên, hệ thống chính sách an sinh xã hội mới chỉ hỗ trợ cho một bộ phận NCT. Hiện cả nước mới có khoảng 39% NCT được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội; 61% còn lại sống dựa hoàn toàn vào kinh tế của chính mình.
Hệ thống chính sách an sinh xã hội đang nỗ lực hướng đến việc khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ số đông NCT bảo đảm cuộc sống, có điều kiện để được chăm sóc sức khỏe về thể chất và tinh thần, một môi trường thân thiện. Nhóm những người ở độ tuổi trung niên (40-50) hiện nay cũng đã bắt đầu lo lắng cho tương lai về già của mình trong thời gian sắp tới.
Để chuẩn bị cho việc già hóa dân số, nhiều chiến lược, chính sách đã được đặt ra, thực hiện để “kịp thời ứng phó” tình hình. Trong đó, cần sự tham gia tích cực, chủ động của mọi chủ thể và thành phần xã hội, từ nhà quản lý, doanh nghiệp, đến sự chủ động của mỗi cá nhân. Mục tiêu là để đảm bảo tất cả NCT được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội và y tế thiết yếu hoặc chất lượng cao.
Vấn đề lớn nhất trên thực tế là đa phần người cao tuổi không có tích lũy vật chất đầy đủ, trong khi người cao tuổi rất dễ bị tổn thương với những rủi ro kinh tế, xã hội khi con cái không có việc làm và cuộc sống ổn định.
Để đảm bảo cho cuộc sống của người cao tuổi, thì cần hướng đến chiến lược chuẩn bị đầy đủ tài chính cho tuổi già "từ xa, từ sớm". Cần tăng cường vận động nhóm dân số trẻ đang hoạt động kinh tế chuẩn bị cho tuổi già đầy đủ hơn.
Cần giải pháp đảm bảo tài chính để hướng đến “già hóa tích cực”
Chuẩn bị cho giai đoạn dân số già, nhiều chính sách đã được đặt ra và thực hiện: chiến lược dân số đến năm 2030, chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe cho NCT, chính sách lao động tiền lương, tăng tiền lương hưu trí, định hướng tạo việc làm cho người hưu trí vẫn còn khả năng lao động. Tuy nhiên, các giải pháp và chính sách để đảm bảo tài chính cho người cao tuổi vẫn còn chưa được tính tới nhiều. Đến tuổi hết sức lao động, nếu không có được sự đảm bảo tài chính, người cao tuổi sẽ trở thành gánh
Nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã chủ động chuẩn bị trước cho tương lai. Anh Minh Quang – một người làm kinh doanh tự do chia sẻ: “Hai năm dịch, sống chậm lại cho tôi thời gian để suy nghĩ nhiều hơn về cuộc đời. Tôi năm nay đã bước vào độ tuổi 40, và hiện tại rất khó kiếm việc làm, quá khó để cạnh tranh với thế hệ trẻ. 10-20 năm nữa, tôi sẽ già và khó đủ sức để lao động, trong khi tôi lại không nằm trong nhóm có đóng bảo hiểm để nhận lương hưu. Ngoài chi tiêu cho gia đình, lo việc học cho con cái, vợ chồng tôi cũng phải tính đến việc có 1 khoản tích lũy để đảm bảo cho tuổi già. Tôi đã vừa mất một khoản lớn tiền dành dụm khi tham gia đầu tư chứng khoán, và giờ đây cảm thấy cuộc sống rất áp lực. Nếu không chuẩn bị đủ về tài chính, khi bước vào tuổi già, tôi sẽ trở thành gánh nặng cho chính mình, cho con cái và cho xã hội. Tôi sẽ phải nghiên cứu tìm hiểu 1 giải pháp tài chính nào đó để chuẩn bị cho tuổi già, có thể khi đó mình sẽ vào viện dưỡng lão sống, đỡ phiền con cái. Hiện tại quan niệm xã hội về viện dưỡng lão thay đổi nhiều rồi”.
Dân số bước vào giai đoạn già hóa, các nhu cầu dịch vụ cho người cao tuổi tăng lên và sẽ còn tăng mạnh mẽ cho những năm tới, nhưng cũng chưa có nhiều doanh nghiệp “mặn mà” với lĩnh vưc này. Lí do là đầu tư vào dịch vụ người cao tuổi là lĩnh vực mất quá nhiều công sức và không phải “con gà đẻ trứng vàng”, đem lại lợi nhuận cao ngay trước mắt.
Thời gian qua, sự xuất hiện của viện dưỡng lão tiêu chuẩn 5 sao mang tên Viện dưỡng lão Từ Tâm S-Merciful gây được tiếng vang lớn. Được biết, hệ thống viện dưỡng lão chất lượng cao này được xây dựng bởi Tuấn Minh Group. Đại diện Tuấn Minh Group cho biết: “Hiện tại, hệ thống Viện dưỡng lão Từ Tâm S-Merciful đã có tại Hà Nội, Đà Nẵng và sắp đưa vào hoạt động cơ sở tại TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng các viện dưỡng lão tại tất cả các địa phương trên cả nước. Qua chính quá trình đi vào hoạt động, vận hành, chúng tôi nhận thấy rằng số khách hàng quan tâm đến dịch vụ viện dưỡng lão chất lượng cao là rất lớn, hàng nghìn lượt khách đã đến tham quan tại viện dưỡng lão chúng tôi, nhưng khó khăn lớn nhất đến từ tài chính. Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu để cho ra mắt Sản phẩm “Dịch vụ đảm bảo an dưỡng hưu trí” với các gói là Bách niên trường thọ hay Tích lũy an nhàn. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức đóng tiền trọn gói hoặc tiết kiệm trong 10 năm để nhận được những ưu đãi, hướng đến việc ngày càng nhiều người hơn có điều kiện sử dụng dịch vụ dưỡng lão tốt”.
Hệ thống Viện dưỡng lão Từ Tâm S-Merciful
Trụ sở chính: Viện dưỡng lão S-Merciful Resort - Chương Mỹ: Đồng Trữ, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội.
Viện dưỡng lão S-Merciful Palace - Sơn Trà: 150 Võ Nguyên Giáp, Sơn Trà, Đà Nẵng.
Website: https://smerciful.com/
Hotline: 024.8888.5151 - 0906.88.5151
Tác giả: Vũ Đức Gia Hưng (United Nations International School of Hanoi)
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận