Tại sao lại gọi là “Dốt đặc cán mai”? - Thành ngữ này xuất phát từ đâu?

Hầu như bất cứ ai trong số chúng ta đều từng nghe đến câu “dốt đặc cán mai”. Dốt thì ai cũng biết nhưng cán mai thì là cái gì? Thành ngữ này xuất phát từ đâu?

Hoa Nguyễn
17:30 27/06/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong những thế hệ cha ông của chúng ta, mai là một dụng cụ dùng để đào đất. Còn cán mai thường được làm bằng gỗ táu, rất cứng và đông đặc. 

Đầu óc đặc sệt như cán mai

Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam cho biết, câu thành ngữ “dốt đặc cán mai” thường để chỉ ai đó đầu óc kém cỏi, dốt nát đến mức không biết gì.

Về giải nghĩa từ, dốt là một tính từ, chỉ người kém về trí lực, chậm hiểu, tiếp thu kém. Còn cán mai là dụng cụ trong nông nghiệp dùng để đào đất. Cán mai thường làm bằng gỗ táu rất cứng, được đúc đông đặc. Để chỉ một người ngu dốt người ta thường nói là dốt đặc cán mai, ý là không có chỗ nào mà nhét chữ vào được. 

tai-sao-lai-goi-la-dot-dac-can-mai-thanh-ngu-nay-xuat-phat-tu-dau

“Dốt đặc” chỉ người ngu dốt nhưng sắc thái mạnh hơn “dốt”. Người ta thường ví những người có trí tuệ kém, dốt nát thì đầu óc “đặc như bí”, chẳng có chỗ nào thoáng đạt hay thông minh sáng láng cả.

Điển tích từ ông thầy đồ

Cũng theo PGS.TS Phạm Văn Tình, thành ngữ “dốt đặc cán mai” dựa trên một điển tích về ông thầy đồ theo chế độ khoa cử thời phong kiến. Ban đầu, thành ngữ này ý chỉ chê bai một đối tượng cũng không đến nỗi dốt nát, họ cũng đỗ đạt trong kỳ thi hội, thi đình. 

Tuy nhiên, sau khi trúng tuyển họ được tập trung lại để yết kiến vua và sắp xếp thứ tự từ người đỗ cao nhất đến người đỗ thấp nhất. Người đứng sau cùng đội chiếc mũ có tai dài, nên người ta mới chế giễu là “có đuôi”. Vì so với tất cả những người ở đó thì rõ ràng người đội mũ có đai dài trông như cái “đuôi ấy” vẫn là người dốt hơn cả.

tai-sao-lai-goi-la-dot-dac-can-mai-thanh-ngu-nay-xuat-phat-tu-dau-8

Ngoài ra, một câu chuyện khác được lưu truyền trong dân gian. Chuyện kể rằng, một thầy đồ được mời đến cúng cho gia chủ tên là Tròn. Nhưng chữ thầy lại chẳng có nhiều, đến cái tên của gia chủ là Tròn mà thầy cũng không biết viết, chỉ đành khoanh một vòng tròn. Chẳng may, có một kẻ tinh nghịch lại thêm một sổ vào nét “chữ Tròn”. Đến khi đọc sớ, thầy nhìn lại đọc tên gia chủ là “Gáo”. Chủ nhà cải chính thầy đồ biết mình nhầm, nên xấu hổ lắm. Qua câu chuyện này, ta lại hiểu thêm về thành ngữ “dốt có đuôi” và “dốt có chuôi”. Dù sao đây cũng là thành ngữ chỉ sự “dốt nát và không giấu được cái dốt của mình”.

Mai, cuốc, thuổng “bị vạ lây”

Mai, cuốc, thuổng là các nông cụ dùng trong sản xuất nông nghiệp thời trước. Đến bây giờ cũng ít xuất hiện vì được thay thế bằng các phương tiện khác hiện đại hơn như máy cày, máy bừa. Tuy nhiên, theo GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa thì hình ảnh ví von “dốt đặc cán mai” vẫn được dùng phổ biến và người nghe vẫn hiểu.

Cán mai đặc được ví như cái đầu của kẻ dốt, không còn chỗ nào mà nhét thêm được cái gì khác. Cán thuổng dài giống như cái sự dốt kia không tiêu hoá được. Vậy nói cái mai, thuổng “bị vạ lây” chính là như vậy.

Người ngu dốt nhưng còn lười học tập luôn bị dè bỉu, phê phán. Ngoài ra những người kiến thức hạn hẹp nhưng lại hay khoe khoang hiểu biết, phô trương học thức thì lại càng bị dân gian lên án bằng những hình ảnh ví von như “thùng rỗng kêu to”, “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.

Xuất phát từ quan điểm đó, câu thành ngữ trên cũng giúp ta hiểu rõ về việc chê bai, chế giễu người học dốt, học kém. Từ đó mong muốn những người bị chế giễu sẽ vì xấu hổ mà phải cố gắng học hành, ít khoe mẽ để thoát khỏi cái tiếng dốt ấy.

Xem thêm: Những giai thoại ít người biết về cụ Nguyễn Khuyến: Vẽ bùa trấn yểm, bán chữ cho quan tham

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận