Hiến tạng, hiến xác theo quan niệm của Phật giáo

Việc hiểu rõ hành trình hiến tạng cứu người theo quan điểm Phật giáo sẽ giúp chúng ta đối diện giây phút cuối đời với tâm bình an, để có thể tái sinh vào những cõi an lành.

Hoa Nguyễn
06:00 12/04/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hiến tạng cứu người theo quan điểm Phật giáo

Hiến mô, hiến tạng, hoặc hiến xác cho y tế và cứu giúp người bệnh là một việc làm cao đẹp. Vậy ở góc độ Phật giáo, những việc làm đó có ảnh hưởng đến sự siêu thoát của con người sau khi chết hay không? 

Hiến tạng và hiến xác là hạnh nguyện cao cả, không phải ai cũng làm được. Yêu quý xác thân khi sống cũng như lúc chết là ý niệm sâu dày của con người. Nhất là người Việt chúng ta vốn chịu ảnh hưởng lâu đời của văn hóa địa táng. Khi sống cần có nhà, lúc chết phải có mồ nên ai cũng ái ngại việc hiến xác. Mặt khác, quan niệm khi chết cần phải lành lặn, đầy đủ các bộ phận nên người Việt cũng rất ái ngại khi có mổ xẻ, hiến tạng, mất một phần thân xác.

hien tang 2

Riêng người Phật tử thì có quan niệm cái chết nhẹ nhàng hơn. Con người gồm hai phần, thân thể và tâm thức. Khi chết, tâm thức theo nghiệp tái sinh, còn thân xác thì trả về cho đất, nơi mà nó được sinh ra. Thân người chết vì thế không có gì quan trọng, an táng cách nào cũng được. Người Phật tử chấp nhận các cách thức tống táng ngoài truyền thống địa táng như hỏa táng, rải tro cốt, kể cả hiến xác cho y học khá dễ dàng.

Trong Phật giáo có khái niệm bố thí nội tài bên cạnh việc bố thí các tài sản vật chất, bố thí tri thức và bố thí niềm vui. Khái niệm nội tài trong triết học Phật giáo bao gồm cả việc hiến mô, hiến tạng và hiến bộ phận cơ thể cho y học. Phật giáo về bản chất, lý thuyết và thực tiễn là khích lệ việc hiến mô, tạng, vì đó là sự bố thí nội tạng.

Vào thời điểm khi Đức Phật đề cập đến sự bố thí nội tài thì nhiều người không hiểu là Ngài đang nói đến điều gì, vì khi đó y học chưa tiến bộ như ngày nay. Khi y học phát triển thì tầm nhìn của Đức Phật về lòng nhân ái mang lại sự sống cho con người là rất sâu sắc. Do đó những người tu học Phật có được thuận lợi ở chỗ là đã được Đức Phật khích lệ hãy hiến tặng bằng lòng từ bi lớn, bằng thái độ vô ngã lớn đối với những ai có nhu cầu để tìm lại sự sống cho họ, giúp họ có thể tái sinh thêm một lần nữa ngay trong chính kiếp sống này. 

hien tang 1

Việc hiến tạng sẽ mang lại cơ hội sống cho rất nhiều người, trong đó có cả những người mà bạn chưa hề quen biết. Dù người hiến tạng không muốn thì họ vẫn trở thành “người hùng” trong trái tim của rất nhiều người đang sống. Bởi vậy, đừng bao giờ nghĩ mình không đủ sức khỏe hoặc quá già để đăng ký hiến tặng mô, tạng. Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn khi chết đi cũng đều có thể cứu sống được 1 mạng người. 

Thủ tục để hiến tạng hiện nay

- Người hiến đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự là có thể đăng ký. Bạn chỉ cần điền vào mẫu văn bản tình nguyện hiến tặng thân xác, và cùng người làm chứng như người thân trong gia đình ký tên.

- Hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước đều có thể tiếp nhận đơn đăng ký hiến tạng. Người có nguyện vọng hiến tạng nếu có thắc mắc có thể liên hệ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (http://moh.gov.vn) hoặc đơn vị điều phối tại các bệnh viện công để được tư vấn.

- Những người cao tuổi cũng có thể hiến một phần mô, tạng như gan, thận, giác mạc… sau khi chết, chết não. Đừng bao giờ nghĩ mình quá già, không thể đăng ký hiến tạng.

hien tang 5

- Việc hiến xác hay nội tạng dựa trên tinh thần tự nguyện nên sẽ không có chế độ bồi dưỡng cụ thể nào bằng tiền hoặc hiện vật. Đơn xin hiến tạng không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý. Người đã đăng ký hiến có thể thay đổi quyết định bất kỳ lúc nào.

- Một người chết não có thể cứu sống hàng chục người khác. Có hơn 18 cơ quan trong cơ thể có thể được sử dụng để cấy ghép, cứu người như tim, gan, thận, phổi, tủy, giác mạc…

- Trước khi thực hiện lấy nội tạng để cấy ghép, đội ngũ bác sĩ sẽ phải thực hiện các bước kiểm tra nghiêm ngặt tình trạng cơ thể người hiến. Người mắc các bệnh như HIV, viêm gan, lao... không đủ điều kiện để tham gia việc hiến tạng.

- Việc hiến tặng phải được thực hiện ngay khi sau người hiến qua đời do tai nạn, chết não. Hầu hết các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim… đều chỉ bảo quản được từ vài giờ, đến không quá một ngày.

- Có thể hiến tạng khi còn sống, gồm hiến thận hoặc một phần gan mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Người hiến tạng khi còn sống sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ hoàn toàn miễn phí.

- Hiến và ghép tạng không nhằm mục đích thương mại. Việc mua bán nội tạng như gan, thận… là hành vi vi phạm luật pháp Việt Nam và quốc tế.

Xem thêm: Phật dạy về luật nhân quả trong tình duyên: Đừng coi nhẹ, đừng xem thường

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận