Thăm lăng mộ trăm tuổi của nhà bác học Trương Vĩnh Ký: Công trình kiến trúc độc đáo pha trộn giữa Đông - Tây, Kim - Cổ

Khu lăng mộ này do chính nhà bác học Trương Vĩnh Ký tự thiết kế cho mình khi ông còn sống. Công trình kiến trúc này khá độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa Đông - Tây, Kim - Cổ.

Hoa Nguyễn
17:30 14/04/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898) nhà văn, nhà khoa học xã hội của Việt Nam trong thế kỷ 19. Ông thông thạo nhiều loại ngôn ngữ và nổi tiếng uyên bác.

3 tuổi, ông thuộc làu Tam tự kinh. 4 tuổi, ông học viết. 5 tuổi ông cắp sách đến trường học chữ Nho, chữ Nôm với thầy giáo Học. Tuy còn nhỏ nhưng cậu bé Ký thông suốt Minh Tâm Bửu Giám, đọc Tứ thư, Ngũ kinh, thuộc nhiều thơ Đường, thơ Tống... 

ghe-tham-lang-mo-tram-tuoi-cua-nha-bac-hoc-truong-vinh-ky-1

Ngay từ những năm 50 - 60 của thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký đã thông thạo 28 ngôn ngữ để giao lưu và hội nhập dễ dàng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cuộc đời nhà báo Trương Vĩnh Ký gắn liền với sự phát triển của chữ Quốc ngữ, với việc quảng bá trên báo chí, trên sách vở, trong đó đặc biệt là việc biên soạn sách giáo khoa Văn - Sử - Địa bằng chữ Quốc ngữ. Đó cũng là cuộc đời của một người làm báo Việt Nam trong bối cảnh một phần đất nước được coi là nhượng địa của người Pháp vào cuối thế kỷ XIX.

ghe-tham-lang-mo-tram-tuo

Năm 1874, Trương Vĩnh Ký đã được thế giới bình chọn là “Nhà bác học về ngôn ngữ”, nằm trong danh sách 18 nhà bác học thế giới của thế kỷ XIX, được ghi tên vào các danh nhân thế giới trong Tự điển Larousse.

Cuộc đời nhà báo Trương Vĩnh Ký gắn liền với sự phát triển của chữ Quốc ngữ, với việc quảng bá trên báo chí, trên sách vở, trong đó đặc biệt là việc biên soạn sách giáo khoa Văn - Sử - Địa bằng chữ Quốc ngữ. Đó cũng là cuộc đời của một người làm báo Việt Nam trong bối cảnh một phần đất nước được coi là nhượng địa của người Pháp vào cuối thế kỷ XIX.

ghe-tham-lang-mo-tram-tuoi-cua-nha-bac-hoc-truong-vinh-ky-5

Ông luôn tìm cách cổ vũ cho sự sử dụng chữ Quốc ngữ. Ông viết trên tờ Gia Định Báo ngày 15/4/1867: “Chữ ấy chẳng khó đâu, ra công học một đôi tháng thì thuộc hết”.

Đây là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ), Trương Vĩnh Ký làm Tổng Biên tập ra mắt vào ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn. Đây là phương tiện truyền thông đầu tiên hoàn toàn mới mẻ, làm cho tiếng Việt mới có cơ hội phổ biến trong dân chúng.

Tồn tại hơn 44 năm, từ tháng 4/1865 đến tháng 1/1/1910, tờ Gia Định Báo đã đi vào lịch sử cùng với tên tuổi nhà báo Trương Vĩnh Ký như một bằng chứng sống động về tài năng, lao động báo chí, sáng tạo ngôn ngữ trong hoạt động truyền thông, báo chí của người Việt từ 156 năm trước.

ghe-tham-lang-mo-tram-tuoi-cua-nha-bac-hoc-truong-vinh-ky-7

Nhà báo Trương Vĩnh Ký để lại cho hậu thế một gia tài khổng lồ với 118 tác phẩm, gồm sách nghiên cứu, sưu tầm, phiên âm, dịch thuật, trong đó có nhiều tác phẩm bằng Pháp văn.

Lúc về già, ông đã đích thân thiết kế và trông coi xây dựng khu lặng mộ của mình. Khu lăng mộ hiện nay của nhà bác học Trương Vĩnh Ký nằm trong khuôn viên rộng 2.000m2 ở góc đường Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng, quận 5, TPHCM.

ghe-tham-lang-mo-tram-tuoi-cua-nha-bac-hoc-truong-vinh-ky-2

Cổng chính vào khu lăng mộ nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Dù nhà bác học theo đạo Thiên chúa giáo nhưng ông lại thiết kế cổng theo kiến trúc kiểu tam quan của các ngôi chùa Phật giáo. Cổng gồm một cửa chính lớn và 2 cửa phụ nhỏ ở 2 bên, bên trên có 3 tầng mái, lợp ngói ống.

Phía sau cổng tam quan là căn nhà xây dựng theo hình bát giác, có diện tích khoảng 50m2. Căn nhà được xây dựng theo kiểu Pháp, trang trí các họa tiết Đông Tây kết hợp.

ghe-tham-lang-mo-tram-tuoi-cua-nha-bac-hoc-truong-vinh-ky-3

Phần mái nhà được chia làm 8 cạnh, lợp ngói vảy cá. Các cạnh được nối với nhau bằng đường viền trang trí đắp nổi hình rồng theo kiểu long hồi, với đuôi rồng hướng lên nóc mái, thân rồng uốn theo đường viền và đầu rồng bên dưới ngước lên. Đỉnh mái được đặt cây thánh giá.

ghe-tham-lang-mo-tram-tuoi-cua-nha-bac-hoc-truong-vinh-ky-4

Trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Hưng Đạo có dòng chữ: “Miseremini Mei Saltem vos Amici Mei” (Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi). Còn trên cửa nhà mồ hướng ra đường Trần Bình Trọng là dòng chữ "Fons Vitae Eruditio Possidentis" (Tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó). Trên nóc nhà mồ còn chạm dòng chữ: “Decembre 1898” (tháng 12/1898) cũng là năm ông mất. 

ghe-tham-lang-mo-tram-tuoi-cua-nha-bac-hoc-truong-vinh-ky-5

Bên trong là 3 mộ phần được lát bằng phẳng trên nền nhà, với 3 tấm đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m, dài 2m. Mộ chính giữa là của cụ Trương Vĩnh Ký, còn 2 ngôi mộ nằm bên cạnh là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế. Bia mộ của ông được trang trí khá giản dị với hình cành lá bao quanh, bên trên khắc tên J.B.Petrus Trương Vĩnh Ký cùng năm mất và vài dòng thân thế.

ghe-tham-lang-mo-tram-tuoi-cua-nha-bac-hoc-truong-vinh-ky-6

Bia mộ khắc tên J.B. Petrus Trương Vĩnh Ký ở chính giữa, là tấm đá trắng đã ngả sang màu vàng nhạt. Trong vòng dây lá đó được khắc vài dòng chữ: “Ci-git J.B Truong Vinh Ky Professeur de Langues Orientales Décédé J le 1er Septembre 1898 dans sa 62 année” (Nơi an nghỉ J.B Petrus Trương Vĩnh Ký, 2 chữ viết tắt là tên thánh Jean Baptiste. Giáo sư ngôn ngữ Đông phương. Mất ngày 1.9.1898, thọ 62 tuổi).

Có một điều lạ là trên bia mộ này không ghi ngày tháng năm sinh của ông (6/12/1837) nhưng lại ghi rõ ngày ông mất. Trang trí mộ bia khá giản dị với hình cành lá bao quanh.

ghe-tham-lang-mo-tram-tuoi-cua-nha-bac-hoc-truong-vinh-ky-3

Trong khuôn viên nhà mồ còn có một ngôi nhà cổ do ông Trương Vĩnh Ký xây dựng năm 1886. Căn nhà này đã được trùng tu lại từ năm 1937, nhân dịp lễ giỗ của ông, chỉ xây lại tường bao quanh thay cho vách ván trước đây. Hiện căn nhà là nơi sinh sống của hậu duệ họ Trương.

ghe-tham-lang-mo-tram-tuoi-cua-nha-bac-hoc-truong-vinh-ky-7

Nhìn chung, kiến trúc nhà mồ toát lên vẻ trang nhã với nhiều cửa, cột, vòm cong, các chi tiết trang trí nhẹ nhàng nhưng tinh tế. Quần thể di tích Trương Vĩnh Ký vẫn luôn được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến viếng thăm, tưởng niệm. Hàng năm, các em học sinh và các trường trung học cũng thường đến đây để thăm viếng khu nhà mồ này.

Xem thêm: Nguồn gốc tên gọi xe đạp và người Việt Nam đầu tiên đi xe đạp là ai?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận