Địa ngục có tồn tại hay không?

Nhìn vào bản thân và những việc đã làm bạn sẽ biết con đường nào dẫn chúng ta lên thiên đường và con đường nào dẫn chúng ta xuống địa ngục.

Hoa Nguyễn
06:00 14/03/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có bao giờ bạn tự hỏi, khi chết đi mình sẽ lên thiên đường hay xuống địa ngục? Và liệu có tồn tại nơi được gọi là thiên đường và địa ngục đó không? Đa phần chúng ta đều thắc mắc thiên đường, địa ngục là gì và ở đâu? Bởi hầu hết các tôn giáo đều nói đến hai nơi này nhằm chia tách hai cảnh giới của con người đó là hạnh phúc và khổ đau, lương thiện và bất thiện.

Tất cả con người khi còn sống, với nhãn quan thông thường thì không thể nhìn ra các cảnh giới của chư tiên. Và tất nhiên, nếu lại có nghiệp chướng sâu dày, thì đến khi chết đi lại càng không thể biết đến thiên đường là gì. 

dia nguc co ton tai khong 8

Đương nhiên vì chúng ta không biết đến sự tồn tại của thiên đường hay địa ngục nên nói là không có, không tồn tại. Nhưng bạn phải biết rằng, không phải cái gì ta không biết thì đều không có. Tuy vậy nhưng không biết mà vẫn nói có thì cũng chỉ là đoán mò và nói theo lời người khác. Cả hai điều đó đều không phải thực nghiệm và thực chứng. Cùng với cách lý giải về thiên đường thì địa ngục cũng tương tự như vậy, không thấy thì nói nó không có, thấy rồi cũng khó nói ra để người khác tin.

Ngay cuộc sống hiện tại của chúng ta, cũng tồn tại nơi được gọi là địa ngục, còn gọi là địa ngục trần gian. Chỉ khi vào ngục rồi bạn mới thấu hiểu được nỗi khổ ở trong đó, nhưng khi rời ngục bạn nói cho những người khác về cảm nhận của mình thì chưa chắc người đó đã tin hoàn toàn là nó khổ đến như thế.

dia nguc co ton tai khong 6

Chúng ta cũng thường được nghe câu nói: “Thiên đường có lối không người đến, địa ngục không cửa lắm kẻ tìm” ý chỉ sự dại dột, mù quáng của con người mà làm ra những điều sai trái.

Con người thường chỉ hay chú ý đến danh xưng thiên đường, địa ngục mà ít ai đặt câu hỏi con đường nào để đi đến đó? Đức Phật đã dạy: “Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ ý tạo. Nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như bánh xe lăn theo chân con vật kéo”. 

Con đường đến thiên đường hay địa ngục đều nằm ở tâm thức mỗi chúng ta. Trong tâm thức tạo nghiệp gì thì sẽ thể hiện ra lời nói và hành động như vậy, từ đó chiêu cảm ra cảnh sắc và cảnh tâm tương ứng.

Nhìn vào tâm thiện và tâm bất thiện của chính mình thì bạn sẽ biết con đường nào đang dẫn đến thiên đường và con đường nào dẫn vào địa ngục.

dia nguc co ton tai khong 7

Ví dụ: Khi trong tâm bạn có ý muốn tham lam, trộm cắp, thấy đồ đạc của cải của người khác liền nảy sinh ý định chiếm đoạt. Tuy hành động chưa xảy ra, theo pháp luật thì chưa đủ chứng cứ để kết thành tội. Nhưng theo giới điều của Phật giáo thì đã cấu thành tội trộm cắp. 

Những người thường xuyên nuôi dưỡng ý đồ trộm cắp thì đến một ngày sẽ đưa đến hành động trộm cắp. Khi tội trộm cắp bị trừng phạt, tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị pháp luật xử lý giam cầm. Đối với các tội danh khác như giết hại, tà dâm, nói dối, sử dụng chất gây nghiện,... cũng sẽ tương tự như vậy.

Ngay khi bị giam cầm là đã tạo ra nhân quả địa ngục. Nếu bản thân người đó không chịu thức tỉnh, sửa chữa mà cứ mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác thì tội ngày một nặng hơn và cũng sẽ chịu cảnh tù tội lâu dài. Đến khi chết đi, những nghiệp chướng gây ra ấy sẽ thúc đẩy tâm thức tái sinh vào cảnh giới địa ngục. 

Cảnh tâm là con đường đen tối, tuyệt vọng, không muốn sống nữa. Cảnh sắc là tái sinh vào những nơi chúng sinh có hành nghiệp tương ứng để cùng trả báo hay chịu khổ.

Xem thêm: Lời Phật dạy về luật nhân quả nhất định phải áp dụng mới mong có được cuộc đời như ý 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận