Chuyện tình đẹp như phim của "ông vua tùy bút" với cuộc hôn nhân sắp đặt cùng cô gái phố Hàng Bạc
Tt ai biết, ngoài sự nghiệp văn chương rực rỡ, "ông vua tùy bút" Nguyễn Tuân còn sở hữu câu chuyện tình đẹp như mơ được nhắc đến như giai thoại.
Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng được nghe đến cái tên “ông vua tùy bút” Nguyễn Tuân, người đi tìm vẻ đẹp của một thời xưa cũ trong những áng văn chương bất hủ. Tuy nhiên, ít ai biết, ngoài sự nghiệp văn chương rực rỡ, nhà văn Nguyễn Tuân còn sở hữu một chuyện tình được nhắc đến như giai thoại.
Hôn nhân sắp đặt với cô gái phố Hàng Bạc
Vào thời gian bố của nhà văn Nguyễn Tuân ốm nặng, thì ông mới đang học năm thứ 2 trung học. Khi ấy, do sợ bố ông không qua khỏi nên mẹ ông đã quyết định cho con trai trưởng cưới sớm. Và bà Vũ Thị Tuệ khi ấy được chọn làm vợ của ông. Bà Tuệ nhà ở phố Hàng Bạc và gia đình cũng là chỗ quen biết, nên chuyện cưới xin được bàn bạc một cách nhanh chóng. Sau khi kết hôn, mẹ ruột của cố nhà văn mở cho con trai một hiệu sách nhưng chỉ kéo dài được vài năm. Ông từng bộc bạch rằng: "Được vài năm tôi phá gần sạch vốn, đành đưa vợ con về sống bám vào thầy mẹ tôi".
Ngoài ra, Nguyễn Tuân cũng là một người thích phiêu lưu, ông luôn muốn đặt chân đến những đất mới. Lần ấy, khi vợ ông sinh con trai đầu lòng được 2 tháng, ông đã cùng bạn bè sang Thái Lan chơi để rồi khi vừa đặt chân đến Bangkok, ông đã bị bắt giải về Hà Nội. Sau khi được thả, ông chuyển đến làm nhân viên giữ kho tại Nhà máy đèn Thanh Hoa. Nhưng cũng chẳng lâu sau ông lại bỏ việc và di chuyển tới nơi khác.
Mặc dù vậy, nhưng vợ ông lại chẳng bao giờ ngăn cản chồng, bà chỉ giữ nỗi buồn tủi cho riêng mình mà thôi. Nguyễn Tuân cũng đã từng nghiện hút thuốc và nghe hát ả đào. Trước đó, ông từng chia sẻ: "Ngày bà cụ tôi mất có rất nhiều bà chủ nhà hát ở Khâm Thiên đi đưa ma, bà ấy chỉ và nói thầm với ông chú tôi: "Ông ấy báo hiếu cho bà cụ đấy!". Nhưng ngẫm nghĩ là tại mình chuốc lấy cái nghiệp chướng ấy, nên tôi có ngượng, có đau, cũng đành bấm bụng mà chịu, chứ biết nói sao".
Có thể thấy, mặc dù trong cuộc hôn nhân sắp đặt từ 2 bên gia đình nhưng bà Tuệ chẳng hề để tâm, bà vẫn luôn toàn tâm toàn ý, hết lòng chăm lo cho gia đình và vun vén cho chồng sáng tạo nghệ thuật. Chính vì vậy mà Nguyễn Tuân chẳng thể chê vợ được một câu nào.
Khi nhà văn Nguyễn Tuân phải lên chiến khu Việt bắc hoạt động trong thời kỳ nước ta kháng chiến chống Pháp. Thì bà Tuệ cùng các con về Thanh Hóa tản cư. Xa chồng, cuộc sống vất vả, cực nhọc nhưng bà vẫn cố gắng làm mọi việc, từ làm đồng đến buôn bán để có thể chăm lo cho gia đình.
Thời gian sau đó, bà mở một quán ăn nhỏ có tên Giang Quyên tại cầu Thiều - Thanh Hóa phục vụ đầy đủ các món ăn, nước uống. Việc kinh doanh thuận lợi nhờ sự nhanh nhẹn, tháo vát của bà đã giúp bà vơi đi phần nào nỗi lo kinh tế.
Người phụ nữ đứng sau "người đi tìm cái đẹp"
Qua những áng văn chương của Nguyễn Tuân, người đọc có thể thấy được ông là một người tinh tế, cẩn thận và cũng rất sành ăn. Trong những bữa cơm ngày thường lúc nào cũng phải có thịt cá. Mặc dù có những lúc gia đình khó khăn nhưng bà Tuệ vẫn rất "chiều chồng". Cụ thể, trong một lần ốm nặng, ông đã hỏi vợ: "Giữa tôi với bà thì ai nên "đi" trước". Trước câu hỏi này của chồng, bà Tuệ đã trả lời ngay: "Chỉ có tôi mới chăm sóc được ông trên đời. Ông ăn không nhiều nhưng ăn tinh. Giò mua của ai thì ông mới ăn, rượu mua của ai thì ông mới uống. Món ăn thế nào thì mới hợp khẩu vị ông, chỉ có tôi biết. Nên nếu tôi đi trước thì tôi thương ông lắm".
Khi nghe vợ nói vậy nhà văn Nguyễn Tuân rất xúc động và ông đã nói ra nguyện ước của mình: "Nhưng nếu tôi đi trước thì tôi biết bà rất buồn. Hay là tôi với bà cùng "đi" một lần vậy...". Nhưng ước nguyện ấy đã không thể thành sự thật khi nhà văn Nguyễn Tuân ra đi trước vợ vào năm 1987, để lại một khoảng trống khó lấp đầy trong văn đàn Việt Nam.
Kể về cuộc hôn nhân sắp đặt của mình, Bà Tuệ từng chia sẻ: "Nghĩ lại, từ khi lấy nhau cho đến lúc có bảy mụn con, chúng tôi xa nhau luôn. Biết bao khó khăn vất vả. Nhưng cứ mỗi lần nhà tôi đi xa về thấy các con khôn lớn, ông rất vui, tôi cũng thấy mát lòng, quên đi những phiền muộn vất vả. Đối với tôi, nhà tôi lúc nào cũng chu đáo. Nhà tôi chưa hề nặng lời với tôi lần nào.
Mặc dầu xa nhau luôn, nhưng tôi vẫn tin ở nhà tôi. Hồi trước cách mạng, nhà tôi cũng theo bạn đi hát ả đào. Tôi còn nhớ, có lần có người đến gõ cửa báo tin cho mẹ con tôi biết là nhà tôi đang ở nhà này, nhà nọ. Tôi cứ để mặc. Dưới mắt tôi, nhà tôi bao giờ và lúc nào cũng là một người có suy nghĩ".
Có thể thấy, đằng sau sự thành công của nhà văn Nguyễn Tuân chính là sự tần tảo, chịu thương, chịu khó của bà Tuệ. Cuộc hôn nhân tuy là sắp đặt của hai người nhưng lại được viết lên "đẹp như phim" giúp khơi nguồn cảm hứng để sáng tác nên những tác phẩm để đời cùng với danh xưng "ông vua tùy bút" mà chẳng có ai có thể thay thế.
Xem thêm: NSND Tự Long và những thăng trầm trong trước khi viên mãn bên vợ con ở tuổi 49
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận