Bất ngờ với bữa ăn cầu kỳ của Vua triều Nguyễn: Hàng trăm người phục vụ, Ngự y phải nếm thức ăn trước vì sợ bị đầu độc

Bác sĩ quân y người Pháp Hocquard từng chia sẻ lại trong cuốn "Một chiến dịch của Bắc Kỳ" về việc tổ chức ăn uống của các vua Nguyễn khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 23/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong cuốn Một chiến dịch của Bắc Kỳ, tác giả người Pháp Charles Édouard Hocquard (1853-1911) đã có những miêu tả chân thực, hấp dẫn về kinh thành Huế, cũng như cảnh sinh hoạt của các vị Vua chúa ở nơi đây mà ông có dịp được chứng kiến.

Toàn bộ hành trình của Hocquard ở Việt Nam được ông ghi chép rất tỉ mỉ, chi tiết, kèm đó là hàng trăm bức ảnh ông chụp về vùng đất và con người Việt Nam thời xưa.

bua an cua vua nguyen 1

Trong thời gian ở Huế, Hocquard có dịp diện kiến riêng vua Đồng Khánh, đi dạo trong Tử Cấm Thành, tham gia các lễ hội của triều đình đầu năm mới, thăm lăng mộ của các vua quá cố… Hocquard còn khám phá đời sống ở hậu cung, cũng như việc tổ chức ăn uống của vua Nguyễn.

Ông cho biết những chợ bán thực phẩm nằm ven theo vòng thành ngoài chính là nơi cung cấp thực phẩm cho các bữa ăn của nhà vua. Các đầu bếp cũng thường ra đó mua đồ. 

Hocquard cho hay, số đầu bếp chịu trách nhiệm nấu ăn cho Vua có khoảng 100 người, mỗi người được giao 30 đồng kẽm để làm một món ăn. Sáng nào, họ cũng rải khắp các chợ, khi thấy món vừa ý liền mua ngay mà không cần để ý giá cả, chỉ cần đưa cho người bán 30 đồng kẽm đã được khoán.

bua an cua vua nguyen 2

Về tổ chức ăn uống của vua, Hocquard cho rằng việc này được quy định rất tỉ mỉ, với số lượng nhân viên rất đông. Không vị vua châu Âu nào có thể sánh với vua An Nam về mặt này.

Ông cho biết ngoài 100 đầu bếp, còn có 800 người đầy tớ lo thực phẩm cho nhà vua. Đầu tiên là đội gồm 500 người, gọi là võng thành, do một đội trưởng chỉ huy chuyên săn các thú lớn dâng vua.

Tiếp đến là đội gồm 50 người khác, gọi là võ bị viên trang bị cung để bắt các loài chim. Bên cạnh đó, bờ biển và hải đảo có đội ngư hộ 50 người, để đánh cá và đội yến hộ cũng 50 người để lấy tổ chim yến. Cuối cùng là 50 thượng trà viên chuyên việc hầu trà.

bua an cua vua nguyen 3

Thế chưa phải là hết, phần lớn tỉnh cũng phải cung ứng đặc sản cho vua. Trong đó Nam Kỳ tiến thịt cá sấu là thứ vua rất ưa. Một vài làng ở Huế tiến gạo hạt ngắn, trong và hơi dính, chỉ dùng riêng cho vua. Bắc Kỳ dùng ngựa trạm tiến vải đầu mùa.

Tất cả đặc sản này đều được tính vào thuế hàng năm với số lượng định rõ. Theo Hocquard, không ít viên quan thu thứ thuế này đã tận dụng cơ hội để nhũng nhiễu dân.

Hocquard cho biết giờ ăn hàng ngày của vua đều có chuông báo. Nghe hiệu lệnh ấy, các đầu bếp sắp thức ăn vào các đĩa sứ nhỏ, bày lên một mâm son lớn. Các thái giám sẽ có nhiệm vụ bưng vào và chuyển cho thị nữ. Những người này dâng từng món đến cho Vua và cũng chỉ có họ mới được hầu cận Vua trong lúc ăn uống.

bua an cua vua nguyen 5

Cơm nấu cho vua rất cầu kỳ, từng hạt gạo phải do đội làm vườn chọn lựa, chỉ chọn những hạt nguyên, không để sót hạt gạo gãy nào. Cơm phải đảm bảo trắng tin và thơm ngon, được đồ chín bằng hơi nước trong chõ đất, đồ xong một bữa chõ sẽ bị vỡ và không dùng lại được nữa.

Theo Hocquard, vua Tự Đức rất kỹ tính và có tính đa nghi. Ông không ăn bất cứ thứ gì nếu ngự y không nếm trước vì bị sợ đầu độc. Ông cũng không bao giờ dùng đũa ngà vì cho là quá nặng. Thay vào đó, Vua thường dùng đũa làm bằng tre dùng một lần. 

bua an cua vua nguyen 4

Thức uống của Vua là loại nước đã được cất cẩn thận hoặc một thứ rượu cất bằng hạt sen ướp thảo mộc.

Lượng cơm Vua ăn mỗi bữa sẽ được tính toán, cân trước, không bao giờ quá mức cho phép. Ngược lại, khi vua ăn không hết, ngự y được gọi đến để bốc thuốc ngay và phải uống thử thuốc ngay trước mặt Vua.

Xem thêm: Lăng mộ của công thần nhà Nguyễn tại Sài Gòn trở thành khu hoang phế và bị chiếm dụng

Đọc thêm

Việc bậc đế vương thừa nhận sai lầm của bản thân, công khai xin lỗi đại thần và bá tánh là chuyện vô cùng hiếm có.

Vua xuống chiếu xin lỗi đại thần và bá tánh, chuyện tưởng như đùa này từng 3 lần xảy ra trong sử Việt
0 Bình luận

Từ là bậc khai quốc công thần cùng Lê Lợi "nếm mật nằm gai", Trần Nguyên Hãn cuối cùng lại phải chịu cái chết ai oán. Có người nói, tất cả bắt nguồn từ sự nghi kỵ 1 chiều của Lê Lợi, song cũng có ý kiến cho rằng, đó là vụ án 2 chiều.

Lê Lợi và Trần Nguyên Hãn, rốt cuộc ai có thành kiến với ai?
0 Bình luận

Thái phó Trần Quang Diệu là võ tướng quan trọng nhất của nhà Tây Sơn. Khi vua Gia Long chiêu hàng, ông khẳng khái nói "trung thần không thờ hai vua".

Thái phó Trần Quang Diệu - danh tướng nhân đức, thà chết không thờ hai vua
0 Bình luận

Tin liên quan

Trương Minh Giảng (1792-1841) là một công thần nhà Nguyễn, được đánh giá là người “văn võ song toàn”. Ông vừa là một võ tướng vừa là một nhà sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn.

Lăng mộ của công thần nhà Nguyễn tại Sài Gòn trở thành khu hoang phế và bị chiếm dụng
0 Bình luận

Tu viện Sainte Enfance không chỉ là công trình kiến trúc đầu tiên do người Việt thiết kế mà còn là niềm tự hào cho tài và trí của người Việt xưa.

Mãn nhãn với công trình hơn 150 tuổi đầu tiên của người Việt Nam tại mảnh đất Sài Thành
0 Bình luận

Bà là nữ tướng thân trải trăm trận đánh lớn nhỏ của nước Vạn Xuân nhưng khi Lý Bí ngỏ ý muốn vời vào cung làm Vương phi thì bà lại từ chối xin về quê lập chùa tịnh tu.

Nữ tướng kiệt xuất của nhà Vạn Xuân: Đánh quân Lương tan tác, từ chối ngôi vị Vương phi
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất