Bí ẩn vũ trụ: Mặt Trăng Titan - Vệ tinh của Sao Thổ và những bí ẩn chưa thể giải mã

Bạn có biết rằng, Mặt Trăng Titan - vệ tinh của Sao Thổ chứa nhiều loại khí dễ cháy hơn Trái Đất. Vậy nếu chúng vô tình bốc cháy thì kết quả sẽ ra sao?

Hoa Nguyễn
07:00 27/06/2022 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một trong những loại khí độc được tìm thấy trên Mặt Trăng Titan đó chính là Metan. Titan là Mặt Trăng của Sao Thổ và có bầu khí quyển rất dày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có tới 98,44% nitơ trong bầu khí quyển của Titan. Điều này cũng có nghĩa là sau Trái Đất, Titan chính là nơi giàu nitơ duy nhất trong hệ Mặt Trời.

Ngoài ra, metan (CH4), etan (C2H6), carbon dioxide (CO2)… cũng là những chất khí được tìm thấy trên Mặt Trăng Titan. Nhiệt độ của Titan ở khoảng rất thấp -180 độ C. Nếu có nhiều metan trên Titan, khí này sẽ chuyển sang dạng chất lỏng ở nhiệt độ khoảng -160 độ C.

bi-an-vu-tru-mat-trang-titan-cua-sao-tho-va-bi-an-chua-the-giai-ma-2

Từ đó, các nhà khoa học cho rằng, có rất nhiều hồ metan ở trên Titan. Một trong số đó là hồ Kraken Mare, chiếm 80% chất lỏng trên bề mặt của Mặt Trăng Titan.

Hồ metan khổng lồ trên Titan có độ sâu gây bất ngờ 

Tàu Cassini đã lao vào bầu khí quyển của Titan vào ngày 15/9/2017 để kết thúc sứ mệnh 20 năm khám phá Sao Thổ của mình. Tuy là chuyến đi “tự sát” nhưng những dữ liệu của con tàu này truyền về lại mang đến những kết quả bất ngờ.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý Hành tinh vào đầu năm 2021, hồ Kraken Mare khổng lồ có độ sâu gần gấp 10 lần so với ước tính ban đầu khiến radar của con tàu Cassini không thể thăm dò được tới đáy. Mặc dù trước đó các nhà thiên văn học xác định hồ này sâu hơn 300 m. Ngoài ra, trong hồ nước này có chứa hỗn hợp của metan và etan.

bi-an-vu-tru-mat-trang-titan-cua-sao-tho-va-bi-an-chua-the-giai-ma-5

Tuy nhiên, metan lại là một loại khí rất dễ cháy. Vậy, nếu “quả bom” Titan phát nổ, kết quả sẽ thế nào? Thật không thể tưởng tượng nổi.

Nếu Titan cháy, kết cục thế nào?

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khả năng Titan bốc cháy sẽ không cao. Bởi thành phần chủ yếu của Titan là nitơ, ngoài ra còn có một số hydrocacbon khác. Và nếu không có oxy thì ngay cả khi có nhiều khí metan cũng không thể dễ dàng cháy được.

Không những vậy, nhiệt độ của Titan ở mức rất thấp (-180 độ C) nên ngay cả khi có một lượng lớn oxy được giải phóng vào Titan thì vệ tinh này cũng không ấm lên được. Do đó, lượng khí tự nhiên lớn trên Titan cũng sẽ không bị thất thoát.

Titan – "miền đất hứa" để tìm kiếm sự sống?

Titan có cả mây, mưa, sông, hồ... và cả các đại dương ở bên dưới bề mặt giống như Trái Đất của chúng ta vậy. Tuy nhiên, bầu khí quyển của Mặt Trăng Titan đặc biệt hơn ở chỗ dày gấp 4 lần so với Trái Đất, với thành phần chủ yếu từ nitơ và metan. 

bi-an-vu-tru-mat-trang-titan-cua-sao-tho-va-bi-an-chua-the-giai-ma-9

Theo một nhà khoa học và chuyên gia cấp cao tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL), Rosaly Lopes cho biết: "Chúng tôi đang nỗ lực để tìm hiểu xem ở trên Titan có thể tồn tại sự sống được hay không".

So với Trái Đất thì Titan ở cách xa Mặt Trời hơn 10 lần nên nguồn năng lượng từ Mặt Trời chiếu đến sẽ ít hơn khoảng 100 lần. Với lượng ánh sáng yếu ớt này, đáng lẽ metan trong khí quyển của Titan phải trở thành etan. Tuy nhiên, bằng cách nào đó hiện tại thiên thể này đã quay vòng toàn bộ khí metan ở trên bề mặt của nó chỉ trong 10 triệu năm.

Các chuyên gia của NASA cũng đang nghiên cứu và lên kế hoạch sẽ phóng một con tàu thăm dò xuống hồ Kraken Mare của Titan vào năm 2030. Bởi suy cho cùng, các nhà khoa học luôn dày công tìm kiếm, nghiên cứu sự hình thành và tiến hóa của sự sống. Do đó, sẽ có nhiều tàu thăm dò được gửi đến để khám phá Mặt Trăng bí ẩn và kỳ thú này trong tương lai không xa.

Xem thêm: Bí ẩn vũ trụ: Trung Quốc xây dựng kính viễn vọng với tham vọng sẽ tìm ra "kho báu" vũ trụ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận