Vì sao Phật dạy, đừng hưởng hết phước báu một mình?

Làm người, sợ nhất là hưởng hết phước báu mà không tạo ra phước mới. Bởi vậy, Phật dạy, khi có phước báu hãy san sẻ cho người khó khăn hơn, hãy học cách cho đi mà không cần nhận lại. 

Đỗ Thu Nga
06:00 31/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dân gian có câu: "Phước bất tận thâu, Lộc bất tận hưởng". Hiểu một cách đơn giản, khi có phước, được lộc thì đừng bao giờ ích kỷ hưởng hết một mình, mà nên san sẻ. 

Có nhiều cách để san sẻ, như bố thí cho người neo đơn, trẻ em tật nguyền, người gặp hoàn cảnh khó khăn, người mắc bệnh tật. Hoặc là phóng sinh, cúng dường tạo phước, làm việc hiếu, việc đạo... 

Những kẻ vô đạo đức, táng tận lương tâm chỉ vì muốn làm giàu trên nỗi đau khổ của người khác đang hàng ngày, hàng giờ đầu độc đồng bào, gián tiếp phạm tội sát sinh, tạo nghiệp bất thiện thì làm sao có được phước báu.

Vậy muốn được phước báu, chúng ta phải làm gì? Trước tiên, phải tích phước và (tiết) kiệm phước. 

Có một ông thầy tướng số từng nói rằng: "Phàm những ai giàu sớm mà không biết tạo phước, tích phước thì thường chết sớm, hoặc cuối đời không đâu vào đâu cả". Khi được hỏi tại sao, thầy đáp: "Lúc trẻ sung sướng, cái gì trên đời cũng hưởng hết rồi mà không tạo ra được phước mới thì làm gì mà không chết sớm hoặc cuối đời phải chịu cực khổ".

Vi-sao-Phat-day-dung-huong-het-phuoc-bau-mot-minh

Theo Phật pháp thì đó gọi là tự đánh mất phước báu của mình! Dân gian có câu: “Đại phú do trời, tiểu phú do (chuyên) cần”. Có người sinh ra trong nhung lụa, có người cả đời sống trong khốn khó. Khi sinh ra, con người không thể chọn được mình là người thế nào! Sướng hay khổ, sang hay hèn… Tất cả đều do được hưởng hay không được hưởng phước báu mà thôi. Phước báu có tuần hoàn, có tăng trưởng và có tiêu diệt. Vậy làm thế nào để có được phước báu và phước báu được tăng trưởng?

Theo Đạo Phật, muốn được hưởng phước báu dài lâu thì tài sản ta kiếm được phải bằng con đường chân chính, lương thiện. Và nên chia làm 4 phần sử dụng vào các việc:

1. Một phần để sử dụng cho việc kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày.

2. Một phần để dự phòng khi đau ốm hoặc có việc đột xuất.

3. Một phần để giúp đỡ bà con quyến thuộc còn nghèo khó.

4. Và một phần để làm từ thiện, công đức, cúng dường.

Trong đó, có tới 2 phần làm việc thiện, để cho đi. Chỉ có san sẻ đi phước báu của mình thì phước báu mới có giá trị. Muốn nhận được thì trước tiên bạn hãy học cách cho đi. Mà không cần có tiền và giàu có mới cho đi và bố thí. Ta không có tiền thì bố thí lời nói, trí tuệ, hành động.

Vậy người nghèo không có tiền để bố thí thì làm sao tạo được phước báu? Vẫn được chứ! Trước hết hãy tạo cho mình nghiệp lành (ý nghĩ lành, miệng nói lành, thân làm việc lành) cũng tạo ra phước báu. Người đem tiền hoặc quần áo cho người nghèo, giáo lý nhà Phật gọi việc bố thí bằng tiền của là tài thí.

Người không có tiền cũng bố thí được, đó là bố thí bằng lời nói hoặc bằng hành động giúp đỡ. Ví dụ, người đang gặp chuyện gia đình buồn khổ, ta dùng giáo lý nhà Phật giảng giải, khuyên nhủ họ năng đi chùa lễ Phật, sám hối cầu tiêu tan tai ách cho bớt khổ, đó là pháp thí. Lại có cụ già, trẻ nhỏ đứng lo lắng bất an không dám sang đường đông xe cộ qua lại, ta đến dắt tay họ dẫn sang đường được an toàn, đó là vô úy thí.

(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2016)

Xem thêm: Đừng buồn vì người khác đối xử tệ với mình, hãy cám ơn vì họ đang gánh nghiệp giúp bạn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận