Ẩn tình ít biết đằng sau câu chuyện Tôn Ngộ Không đại náo Địa phủ

Khi Tôn Ngộ Không xông vào Diêm La điện làm loạn, xoá tên khỏi sổ sinh tử, Diêm Vương không những không tức giận mà còn phải nhún nhường ngọt nhạt để "Thượng tiên" bớt giận, vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
12:00 15/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôn Ngộ Không đại náo Địa phủ là câu chuyện xảy ra sau khi được Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy 72 phép Địa Sát. Vì quá huyên náo đạo quán nên Ngộ Không đã bị Tổ Sư đuổi đi, cấm nhắc đến tên thầy. 

Theo nguyên tác, sau khi xuống thủy cung của Đông Hải Long vương Ngao Quảng lấy đi Định Hải Thần Châm (gậy Như Ý) làm vũ khí, Thạch hầu trở về Hoa Quả Sơn tự xưng là Mỹ Hầu Vương, thiết  lập bộ máy cai trị với đầy đủ ban bệ, chức tước.

Vào một đêm trăng thanh gió mát, khi đang ngủ say, linh hồn của Tôn Ngộ Không bị Hắc Bạch Vô Thường đến trói lại và đưa đi. Tới trước của một tòa thành lớn, Ngộ Không nhìn lên thấy có ghi 3 chữa "U Minh Giới".

Tiếp đó, hai quỷ câu hồn thông báo tuổi thọ của Ngộ Không đã cạn nên bị bắt đi. Lúc này, Thạch hầu vô cùng tức giận đã lớn tiếng quát: "Lão Tôn này đã vượt ra ngoài 3 cõi, không còn trong ngũ hành, đâu còn thuộc Diêm Vương quản lý nữa. Cớ sao dám hồ đồ đến bắt ta?".

vi-sao-chi-co-ton-ngo-khong-dam-dai-nao-dia-phu-0
Tôn Ngộ Không bị Hắc Bạch Vô Thường bắt đi

Hắc Bạch Vô Thường đáp: "Sinh linh vạn vật đều do Diêm Vương quản lý. Lão Diêm Vương muốn kẻ nào chết ở canh ba thì kẻ đó không sống nổi đến sáng" rồi quyết lôi Tôn Ngộ Không đi. Quá tức giận. Ngộ Không vung gậy Như Ý đánh Hắc Bạch Vô Thường một trận rồi tự cởi trói quay vào đánh trong thành khiến đội quân đầu trâu mặt ngựa của Diêm Vương chạy toán loạn.

Không chỉ khiến Địa phủ rơi vào một phen hỗn loạn, Tôn Ngộ Không còn xông thẳng đến Diêm La điện tìm sổ sinh tử rồi xóa bỏ tên mình khỏi đó. Nhìn cảnh tượng này, không ít quan quân của Diêm Vương khiếp sợ.

Nếu bám sát nguyên tác thì có thể thấy, trong tam giới có nhiều yêu ma quỷ quái pháp thuật cao cường nhưng không dám đại náo Địa phủ, xóa tên khỏi sổ sinh tử. Thêm nữa, khi đó Tôn Ngộ Không không phải là vô địch trong tam giới.

Địa phủ cũng có rất nhiều nhân vật lợi hại, thậm chí cả Địa Tạng Vương Bồ Tát - giáo chủ của cõi U Minh. Vì vậy, không thể nói, Tôn Ngộ Không pháp lực cao cường mà có thể đại náo Địa phủ được. 

Vậy tại sao những nhân vật tai to mặt lớn ở Địa phủ không ngăn cản Ngộ Không? Những người cai quản Địa phủ không dốc sức ngăn cản có lẽ vì thân thế và địa vị trong tương lai của Hầu Vương không phải tầm thường.

Khi Ngộ Không làm loạn Diêm La điện, Diêm Vương cũng phải nhún nhường ngọt nhạt: "Thượng Tiên bớt giận, thiên hạ vốn rất nhiều tên họ trùng nhau, rất có thể đã bị nhầm lẫn với người chết nào đó". Tại kiếp nạn cây Quả Nhân Sâm ở Ngũ Trang đạo quán, Thọ Tinh từng nói với Ngộ Không: "Ngài tuy là Thượng Tiên, còn là Thái Ất tản số, nhưng chưa nhập chân lưu".

vi-sao-chi-co-ton-ngo-khong-dam-dai-nao-dia-phu
Diêm Vương cũng phải nhún nhường vài phần khi Tề Thiên đại thánh đại náo Địa phủ

Có thể thấy, Tôn Ngộ Không ngay từ đầu đã là lựa chọn của Phật môn. Kiếp nạn mà Ngộ Không phải trải qua cũng nằm trong sự an bài của Thiên mệnh. Các yêu quái khác dù bản lĩnh cao cường đến đâu cũng không dám bắt chước Tôn Ngộ Không. Và hiểu rõ điều này, người của Địa phủ cũng không dám động vào Ngộ Không.

Việc Ngộ Không đại náo Địa phủ còn có một ẩn tình khác. Sinh tử xác thực là thuộc về quá trình mà người tu luyện phải vượt qua. Ngộ Không vốn có tư chất thiên bẩm, học được 72 phép thần thông biến hóa của Tổ sư Bồ Đề, lại có gậy Như Ý trong tay nên từ đó có thể thoát khỏi sự quản lý của Thần tầng thứ thấp tại địa phủ, vượt qua sinh tử. Như vậy người tu luyện, nếu có thể dũng mãnh tinh tấn, thì thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi cũng không phải là việc khó.

Theo quan niệm của người Trung Quốc, vạn vật trong vũ trụ đều do 5 yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tạo thành. Thân thể con người được cấu thành từ ngũ hành nên bị khống chế, tuân theo các quy luật vật chất. 

Song những người tu luyện đều biết câu "siêu xuất ngũ hành", có nghĩa là thân thể người đó không còn tồn tại trong ngũ hành. Khi một người thông qua tu luyện mà có thể tự cải biến được vật chất trong thân thể cơ thể của họ không tiếp nhận những quy luật thông thường nữa. Từ đó, trường sinh bất lão hay cải lão hoàn đồng cũng xuất hiện một cách tự nhiên.

Với những người tu luyện, sinh tử căn bản không phải chướng ngại gì. Cái chết không có gì đáng sợ mà chỉ như trở về nhà. Các bậc chân tu đều không màng sinh tử vì họ đã minh bạch chân lý vũ trụ, minh bạch ý nghĩa luân hồ. 

Và câu chuyện Tôn Ngộ Không đại náo Địa phủ là một cách minh họa khéo léo và tinh tế cho lý tưởng này. 

Tiết lộ vật đặc biệt giúp Phật Tổ Như Lai trong Tây Du Ký có thể "đi mây về gió" mà không cần thú cưỡi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận