Vì sao bão số 1 năm 2023 có tên quốc tế là bão TALIM?

Bão số 1 năm 2023 có tên quốc tế là Bão TALIM. Cơn bão này đang mạnh dần lên, có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền của Việt Nam.

Đỗ Thu Nga
09:43 17/07/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao bão số 1 năm 2023 có tên quốc tế là bão TALIM?

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia từng đưa tin, chiều 15/7, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông mạnh lên thành bão. Đó là cơn bão số 1 tại Việt Nam năm 2023. Cơn bão này có tên quốc tế là TALIM. 

Vì sao bão số 1 năm 2023 lại mang tên TALIM? Theo thông tin có được, tên bão TALIM là do phía Philippines đặt. TALIM trong tiếng Philippines có nghĩa là "CẠNH SẮC HOẶC LƯỠI CẮT" của một vật thể. Ví dụ như con dao, cái kéo. 

Ngay tên gọi của cơn bão này đã cho thấy mức độ nguy hiểm của nó. Và thực tế chứng minh, tối 15/7, bão TALIM cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 810km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Theo trang web của Đài khí tượng Trung ương Trung Quốc, cơn bão TALIM năm nay từ áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão vào lúc 2h sáng ngày 16/7. Vào chiều ngày 16/7, vùng mây bên ngoài của TALIM đã bắt đầu ảnh hưởng đến đảo Hải nam và khu vực ven biển của Quảng Đông.

vi-sao-bao-so-1-nam-2023-co-ten-quoc-te-la-bao-talim-0

Đài khí tượng Trung ương Trung Quốc cảnh báo bão màu xanh cho cơn bão TALIM vào lúc 6h sáng ngày 16/7. Cơ quan khí tượng Trung Quốc đã khởi động mức ứng phó khẩn cấp bão cấp 4 trước đó 1 ngày. 

Các mô hình dự báo cho thấy, báo sẽ mạnh lên khi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc qua phía Bắc Biển Đông vào ngày 16 - 17/7, trước khi đổ bộ vào phía bắc bán đảo Lôi Châu ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vào đầu ngày 18/7.

Bão TALIM dự kiến sẽ suy yếu khi đi dọc theo bờ biển phía Nam của tỉnh Quảng Tây và đi vào vùng cực bắc Việt Nam ngày 18/7, trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan gần biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và tỉnh Vân Nam vào ngày 19/7. Tuy nhiên, đường đi và cường độ của bão cũng có thể thay đổi trong những ngày tới.

Khi đổ bộ vào Việt Nam, bão TALIM được gọi là cơn bão số 1 năm 2023. Bão TALIM được gọi là bão số 1 tại Việt Nam là vì, đây là cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Việt Nam trong năm 2023.

Diễn biến đường đi của bão số 1 (bão TALIM) mới nhất

16h chiều ngày 16/7, tâm bão TALIM cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 510 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - 11 (89 - 117km/giờ) giật cấp 14. Trong vòng hơn 1 ngày, bão TALIM đã tăng lên 3 cấp.

Theo cơ quan khí tượng quốc gia, vào lúc 4h ngày 17/7, vị trí tâm báo cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 240km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 - 12 (103 - 133km/giờ), giật cấp 15.

Dự báo, trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được từ 15 - 20km/h và tiếp tục mạnh thêm.

vi-sao-bao-so-1-nam-2023-co-ten-quoc-te-la-bao-talim
Hướng đi của bão số 1 lúc 5 giờ ngày 17/7/2023

Đến 4h ngày 18/8, tâm bão trên khu vực phía Tây bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) gần 190km về phía Đông Đông Nam, cách Hải Phòng khoảng 290km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 15.

Dự báo, trong 24 - 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20 km/h và suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 18/7, tâm bão trên vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng. Lúc này bão suy yếu còn cấp 9, giật cấp 12.

Trong 36 - 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 - 20 km/h, tiếp tục suy yếu dần thành vùng áp thấp. Đến 4 giờ sáng ngày 19/7, vùng áp thấp trên đất liền khu vực phía Đông Bắc Bộ, cường độ giảm xuống dưới cấp 6.

Bao giờ bão số 1 ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam?

Có thể khẳng định, bão số 1 là cơn bão mạnh, có ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng biển và đất liền miền Bắc nước ta trong những ngày tới. 

Theo cơ quan khí tượng, khi vào đến biển đông, bão số 1 (tên quốc tế bão TALIM) di chuyển chậm hơn, tích lũy năng lượng và mạnh dần lên. Cập nhật đến 10h ngày 16/7, cường độ bão khoảng cấp 9 - 10, tăng thêm 2 cấp so với chiều 15/7.

Dự báo trong 1 - 2 ngày tới, khi bão tiếp tục đi vào vùng biển ấm, nhiệt độ mặt nước biển cao trên 29 độ là điều kiện thuận lợi để bão mạnh lên. Bão số 1 đạt cường độ mạnh nhất là cấp 12, giật cấp 15 khi vào vùng biển bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và lúc mới vào vịnh Bắc Bộ.

vi-sao-bao-so-1-nam-2023-co-ten-quoc-te-la-bao-talim-7
Bão số 1 ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền Việt Nam

Dự báo, trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm trên biển do hoàn lưu bão là Cập nhật đến 10h ngày 16/7, cường độ bão khoảng cấp 9 - 10, tăng thêm 2 cấp so với chiều 15/7.

Có thể thấy, từ chiều và tối 17/7, vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ gồm huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ gió mạnh dân lên cấp 6 - 7, giật cấp 9. Đến gần sáng 18/7, khi bão vào Vịnh, gió tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14, sóng cao từ 5 -7m, biển động dữ dội.

Đối với khu vực đất liền, bão số 1 (bão TALIM) gây gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 12-13 ở vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thái Bình, sâu hơn trong đất liền khả năng có gió cấp 7-8, giật cấp 10.

Nhận định về bão số 1, ông Nguyễn Văn Hưởng (Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) cho biết: Trong 24 - 48h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15 km/h và có khả năng mạnh thêm. Dự báo đến khoảng tối và đêm 17/7, bão số 1 đổ bộ vào khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), sau đó di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc đi xuống Vịnh Bắc Bộ. Bão số 1 ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam vào khoảng chiều và đêm 18/7. 

Đây là cơn bão mạnh, nguy hiểm. Gió mạnh, sóng lớn đe dọa tàu thuyền trên biển và các công trình ven biển, người dân trên các đảo, các diện tích nuôi trồng thủy hải sản.

Còn ở đất liền miền Bắc là nguy cơ gió mạnh, mưa lớn. Nếu không chủ động phòng tránh có thể gây ra những thiệt hại lớn.

Bão số 1 ảnh hưởng đến những tỉnh nào của Việt Nam?

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, cũng cần lưu ý, khả năng bão số 1 khi vượt qua khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) có thể đổi hướng di chuyển lệch hơn về phía Nam, mở rộng vùng ảnh hưởng xuống khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, kịch bản này có xác suất thấp nhưng vẫn cần phải lưu ý đề phòng.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, khu vực phía Bắc của vùng biển phía Bắc của Bắc Biển Đông có thể có gió mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 15; sóng biển 6 - 8 m, biển động rất mạnh. Vùng biển phía Nam của Bắc Biển Đông, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa) và vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9; sóng biển cao 2,5 - 5 m; biển động mạnh.

Vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) từ chiều và tối 17/7 có gió bão mạnh. Đề phòng nguy cơ sóng lớn ở khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.

vi-sao-bao-so-1-nam-2023-co-ten-quoc-te-la-bao-talim-6

Các tàu thuyền cần thường xuyên giữ liên lạc, cập nhật dự báo để chủ động tránh, trú. Ở khu vực ven biển, cần lưu ý các tàu du lịch, khu neo đậu tránh trú bão, các khu nuôi trồng thủy sản.

Cùng với đó, ngay từ khi bão còn ở rất xa ngoài biển, trên đất liền có thể xuất hiện dông, lốc, sét ở rìa xa bão; đặc biệt lưu ý, mưa lớn và gió mạnh ở trên đất liền sẽ xảy ra từ rạng sáng 18/7 đến ngày 21/7, trọng tâm mưa là ngày và đêm 18/7.

Dự báo hiện tại cho thấy, bão số 1 có khả năng gây gió mạnh nhiều nơi ở khu vực ven biển, đây có thể là cơn bão mạnh ảnh hưởng đến Bắc Bộ trong vài năm gần đây. Ngoài gió mạnh, bão số 1 cũng sẽ gây ra một đợt mưa lớn kéo dài ở khu vực Bắc Bộ, đề phòng mưa với cường suất lớn gây ngập úng đô thị.

Bên cạnh đó, lũ quét, sạt lở đất vẫn là nguy hiểm chính do mưa bão số 1 cũng như các đợt mưa lớn thời gian tới, trong đó các tỉnh vùng núi phía Bắc cần đặc biệt chú ý. Mưa lớn xảy ra sau nhiều ngày mưa dông và nắng nóng liên tiếp vừa qua khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tăng cao từ ngày 18/7 ở khu vực Bắc Bộ, trong đó nguy cơ cao tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.

Ông Nguyễn Văn Hưởng lưu ý, rất khó để cảnh báo được chính xác cụ thể vị trí xảy ra sạt lở, vì vậy, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cần chỉ đạo lực lượng xung kích ở các địa phương thường xuyên rà soát các điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở trên địa bàn để thông báo cho các hộ dân chủ động phòng tránh.

Bao giờ bão số 1 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Cơ quan khí tượng dự báo, đến 7h ngày 19/7, cơn bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ khoảng 15 km/h và suy yếu dần. Bão ở vị trí 21,7N-106,2E; trên khu vực phía Đông Bắc Bộ, với cường độ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Vùng nguy hiểm tại phía Bắc vĩ tuyến 18,0N; phía Tây kinh tuyến 113,0E. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3, với khu vực chịu ảnh hưởng là phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông và Bắc vịnh Bắc Bộ.

Từ 72 đến 84 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km và tiếp tục suy yếu.

Bão số 1 là cơn bão đầu tiên năm 2023 dự kiến ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta với cường độ mạnh ngay sau đợt nắng nóng kéo dài. Để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ, bảo vệ an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố không được chủ quan, lơ là, chỉ đạo quyết liệt triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Đảm bảo an toàn các hoạt động trên biển, đảo

- Kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn các phương tiện... thoát ra khỏi vùng nguy hiểm và neo đậu an toàn.

- Đảm bảo an toàn du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thuỷ sản... đến nơi an toàn.

- Chủ động cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

Đảm bảo an toàn khu vực ven biển, đất liền

- Sơ tán người dân khỏi các nhà yếu, khu vực nguy cơ ngập sâu cửa sông, ven biển.

- Đảm bảo an toàn đê điều, nhất là các vị trí xung yếu.

- Kiểm soát người đi lại, phân luồng, hướng dẫn giao thông.

Đảm bảo an toàn khu vực miền núi

- Chủ động di dời, ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ".

- Đảm bảo an toàn hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản.

- Đảm bảo an toàn hồ chứa, sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống. Hướng dẫn phân luồng giao thông, nhất là qua các ngầm tràn, nước sâu chảy xiết.

- Sẵn sàng lực lượng cứu hộ, cứu nạn.

Xem thêm: Dự báo xu hướng thời tiết 10 ngày cuối tháng 7/2023 (21/7 - 31/7)

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận