Vì sao Át bích bị coi là "lá bài tử thần"?
Át bích là lá bài quyền lực nhất trong bộ bài Tây và cũng là lá bài được trang trí cầu kỳ nhất. Nhưng ít người biết rằng, Át bích từng bị coi là "lá bài tử thần".

Bộ bài Tây (hay tú lơ khơ) được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo The Atlantic, bài Tây được sử dụng làm trò tiêu khiển gây tiếng cười, cá cược, công cụ truyền bá sự huyền bí, ảo thuật, mô hình xác suất toán học và thậm chí là cả tiền tệ hoặc phương tiện truyền tải thông điệp bí mật (có bộ bài là một bản đồ được sử dụng trong Thế chiến II).
Một bộ bài Tây có 52 lá (trừ 2 lá Joker) gồm 4 chất cơ (♥), rô (♦), bích (♠), nhép (♣). Các biểu tượng đại diện cho 4 chất này được gọi là pip. Trong bộ bài này ẩn chứa rất nhiều bí mật ít người biết. Trong đó có bí mật về quân Át bích.
Theo trang Psy Warrior, không biết Át bích bị cho là "lá bài tử thần" xuất hiện lần đầu ở đâu nhưng vào năm 1930 - thời điểm băng nhóm tội phạm Murder Incorporated ở Mỹ lộng hành đã có ít nhất 2 tên xã hội đen bị sát hại và cảnh sát đều phát hiện trên tay họ có lá Át bích.

Đến năm 2010, một người nghiên cứu lịch sử ở Anh đã đưa ra căn cứ lịch sử khẳng định Át bích chính là một "lá bài tử thần". Người này lý giải, bộ bài Tây 52 quân (không tính 2 lá Joker), mỗi lá bài tượng trưng cho 1 tuần trong năm. 13 lá bài cùng chất (cơ, rô, bích, nhép) tượng trưng cho 13 tháng trong năm. Trong quá khứ, nước Anh từng chia thành 13 tháng, mỗi tháng có 28 ngày, lẻ 1 ngày.
Thêm nữa, 4 chất cơ, rô, bích, nhép tượng trưng cho 4 mùa xuân - hạ - thu - đông. Các chất màu đỏ đại diện cho sự ấm áp, tích cực, phát triển. Trong khi các chất màu đen lại đại diện cho sự nam tính, lạnh lùng, tiêu cực và thoái lui.
Đặc biệt, quân bài Át bích liên quan đến Yule - cách gọi thời xưa của một số nước châu Âu chỉ giai đoạn đầu mùa đông. Đây cũng là thời điểm nạn đói hoành hành, thời tiết khắc nghiệt. Thực phẩm cạn kiệt khiến nhiều người bị chết đói.

Át bích thời kỳ đó được xem như một đại diện của sự kết thúc một năm mang hàm ý: Cuối cùng cái chế cũng sẽ tìm tới chúng ta, không có ngoại lệ dù bạn là vua hay chỉ là dân thường.
Đến năm 2012, một độc giả Canada gửi cho trang Psy Warrior một lời giải thích khá hợp lý về con Át bích và khẳng định nó là "lá bài tử thần". Người này giải thích, từ Spade có nghĩa là cái xẻng và hình đại diện cho chất bích cũng là hình vẽ giản thể của cái xẻng. Và xẻng là thứ dùng để đào mộ.
Đến năm 2020, tác giả Gary Monger lại đưa ra một câu chuyện khác liên quan đến quân Át bích - "lá bài tử thần". Ông cho rằng, Richard Harding, chủ một công ty sản xuất các bộ bài, đã giả mạo con dấu - được đóng trên lá bài Át bích chứng nhận bộ bài đã được nộp thuế. Việc này đã giúp công ty trốn thuế và trở nên giàu có. Nhưng sau đó chuyện bị bại lộ, Richard bị tòa Old Bailey kết tội và bị treo cổ năm 1805. Và nếu 1 người treo cổ vì lá bài này thì chắc chắn nó là "lá bài tử thần".
Ngoài ra, có thể bạn chưa biết, Át bích là lá bài được trang trí cầu kỳ nhất trong bộ bài Tây. Còn theo trang Scalar, vì Át bích là quân bài mạnh nhất trong bộ bài nên nó được sử dụng làm biểu tượng của nhiều đơn vị quân đội khác nhau kể từ Thế chiến II.
Đọc thêm
Mặc dù có kích thước siêu nhỏ nhưng công viên Mill Ends lại là nơi tổ chức hàng loạt sự kiện quan trọng của thành phố Portland.
Bộ tộc Kogi có lối sống hòa hợp với thiên nhiên nên tuổi thọ có thể đạt đến 100 tuổi. Ngoài ra, bộ tộc còn nổi tiếng với khả năng tiên tri đáng kinh ngạc.
Mới đây xuất hiện một thuyết âm mưu mới dự báo năm 2021 là ngày thế giới bị diệt vong chứ không phải năm 2012.
Bài mới

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.