Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi ở miền Nam, ra Hà Nội học đại rồi kiếm việc, lấy vợ và ở hẳn ngoài này. Mấy đứa em tôi đứa thì ở Sài Gòn, đứa thì ở miền Trung, nhớ nhau thì điện thoại qua lại. Nhưng dù là thế, chúng tôi vẫn không thích bằng những lần được về quê ngoại cùng nhau, chạy nhảy nô đùa, vẫy vùng trên dòng sông mát mẻ.

Nhớ những ngày còn thơ dại, nghì nghỉ, ngày lễ chúng tôi lại theo chân ba mẹ về quê ngoại. Ba tôi là người thành phố nên ông thường bảo ông không có quê. Sau này khi lấy mẹ tôi, quê ngoại cũng thành quê nội, lũ con cháu chúng tôi chỉ có chỗ này để về.

Hồi ấy, đi xe đò cũng phải mất mấy tiếng mới về tới quê ngoại. Mà thời ấy cũng làm gì có điện thoại để gọi cho ngoại. Nhưng ba mẹ tôi đều lắm, năm nào cũng đúng hai mùa là Tết và lễ 30/4, cả nhà lại kéo nhau về ngoại, không cần ai nhắc. Ngoại cũng cứ canh khoảng thời gian ấy là sẽ chuẩn bị nào rau, nào thịt, nào cá, rồi bánh trái để cho con cháu ăn.

Tôi từng thắc mắc mãi sao ngoại không lên thành phố ở với chúng tôi. Sau này được mẹ kể tôi mới hiểu là dưới quê còn mồ mả ông cha, còn bàn thờ bát hương, còn họ hàng làng xóm,… và rất nhiều thứ không thể bỏ lại.

Nói thực, bánh trái ở thành phố đâu có thiếu, nhưng chẳng hiểu sao những thứ ấy nhận từ tay ngoại lại ngon đến thế. Nước sông quê lúc nào cũng mát hơn hẳn so với thành phố, tha hồ tắm táp, vùng vẫy.

nho-bat-canh-chua-ngoai-nau-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Tôi là con đầu lòng, được ba mẹ sinh ra từ cái thời còn bươn chải vất vả kiếm từng bữa ăn nên lúc nào cũng được ưu tiên. Năm tôi lên 8 tuổi, thằng Ba rồi con Tư, thằng Năm, con Sáu cũng lần lượt ra đời. Dù có thêm cháu, ngoại vẫn thương tôi nhất, cho tôi phần nhiều hơn. Vì thế lúc bé tôi rất hay ỉ lại ngoại. Mỗi dạo ba mẹ bận đi làm, tôi lại được gửi về cho ngoại chăm. Tôi suốt ngày làm nũng, đòi ngoại hết cái này đến cái kia, nhưng lần nào ngoại cũng xoa đầu rồi chiều theo ý cháu. Nhiều khi tôi tự thấy mình hỗn hào, nhưng ngoại chưa bao giờ quát mắng. Ngoại nấu cơm cho tôi, quạt cho tôi mát, ầu ơ cho tôi vào giấc ngủ. Với tôi, ngoại không chỉ là ngoại, mà còn là mẹ, là cha.

Ngoại nấu ăn khéo lắm, món nào cũng ngon, nhưng tôi vẫn ghiền nhất là món cá lóc nấu chua. Ngoại nấu cầu kỳ lắm, đủ thứ loại rau củ nào là cà chua, đậu bắp, bạc hàng, dứa, giá đỗ,… thế nên bát canh lúc nào cũng ngọt, trong và thơm lừng.

Tôi ghiền món canh cá của ngoại lắm nên lần nào ngoại nấu món ấy tôi cũng ăn thêm được vài ba bát cơm. Tôi bé loắt choắt như con dế nên thấy tôi ăn được nhiều ngoại mừng lắm. Lúc ba mẹ xong việc, đón tôi về lại thành phố còn xuýt xoa: “Mẹ nuôi thằng bé khéo ghê, mới có tháng mà trông mập dữ”.

Mấy đứa em tôi cũng ghiền món canh chua cá lóc này của ngoại, nên tôi không thể độc chiếm tô canh như lúc chỉ có một mình. Có bữa, chỉ vì chút nước canh cuối tô mà mấy anh em tôi chí chóe cả buổi.

Suốt những năm tháng tuổi thơ, tôi và mấy đứa em đều gắn bó và có nhiều ký ức đẹp với quê ngoại. Lúc nhỏ chờ ba mẹ chở an hem tôi mới về được, lớn lên thì thì nhớ ngoại là anh em tôi lại kéo nhau về. Nhưng càng lớn dần, đi học xa nhà rồi kết hôn, sinh con đẻ cái, số lần chúng tôi về thăm ngoại ngày càng ít hơn.

Vài năm trước ngoại ốm một trận rồi ra đi trong vòng tay của con cháu. Một ngày trước đó, tôi còn động viên ngoại ráng khỏe để Tết ra Hà Nội chơi. Ngoại còn cười gật đầu vậy mà, tôi vĩnh viễn không còn ngoại nữa.

Hôm qua, bé Tư gọi điện hỏi 30/4 này tôi có đưa vợ con về quê chơi không, tự dưng tôi bần thần cả người. Không thấy tôi nói gì, bé Tư lại bảo “Về nha Hai, về đi em nấu canh cá lóc chua cho Hai. Chị Hai ở ngoài đó chắc cũng chưa ăn bao giờ, em nấu cũng giống với ngoại được 50% đấy”. Tôi cười, em tôi mà nấu ngon thì chồng con nó đâu có ăn ngày 2 bữa ngoài tiệm.

Nhưng nghe bé Tư nói, tôi thực sự nhớ món canh chua của ngoại. Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư. Nhất định lễ này tôi sẽ về. Em tôi nấu không ngon, nhưng chắc phải được chút gì hương vị của ngoại, dù tí tẹo thôi, cũng đủ để tôi có thể cảm nhận được ngoại như vẫn còn ở đâu đây, dõi theo chúng tôi với tình yêu thương vô bờ bến.

Xem thêm: Học cách tận hưởng tuổi già – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Sau bài học nhớ đời về việc góp vốn làm chung xưởng, tôi rút ra được bài học xương máu: Anh em ruột không làm ăn chung thì còn anh em, làm chung xong không còn cái gì!

Anh em một nhà – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Vì thấy bố mẹ bất công khi chia tài sản, chồng tôi liền cạch mặt, lạnh nhạt với ông bà. Dù tôi hết lời khuyên răn nhưng anh ấy vẫn nhất quyết không chịu giảng hòa.

Anh em mâu thuẫn vì tài sản - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Sau chuyến du lịch tôi cuối cùng cũng hiểu ra, một người mẹ tốt là người dám buông tay ra để con tự trưởng thành, còn bản thân vui vẻ học cách tận hưởng tuổi già của mình.

Học cách tận hưởng tuổi già – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn mỗi ngày khi ta hội tụ đủ 7 yếu tố dưới đây.

Cổ nhân nói: Phúc thọ sẽ về khi ta làm tốt những điều này
0 Bình luận

Chúng ta có thể nhìn thấu một người khi họ tức giận, mất đi ý chí. Lúc này, họ sẽ bộc lộ rõ nội tâm của bản thân.

Cổ nhân nói: Muốn thấu bản chất người quân tử hay kẻ tiểu nhân, hãy quan sát 1 điểm này
0 Bình luận

Cổ nhân xưa tin rằng, cuộc sống quá no đủ sẽ khiến các thành viên trong gia đình nhụt chí, lười phấn đấu.

Cổ nhân dặn: Trong nhà có 3 thứ này, trẻ thì bất hạnh, già thì thê lương
0 Bình luận


Bài mới

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway mới đây đã công bố chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Sự kiện đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tổ Đội “1 không 2” là chương trình thực thế gì, bao giờ phát sóng?

Bên cạnh yếu tố giải trí, Tổ Đội “1 Không 2” còn truyền tải các giá trị về sáng tạo, tinh thần đồng đội và sự sẻ chia. Chương trình không chỉ mang đến những giờ phút thư giãn mà còn là bài học về tư duy và cách ứng xử trong cuộc sống.

Đề xuất