Nuôi kumanthong nguy hiểm thế nào?
Thờ kumanthong là tục lệ nhân văn của người Thái nhưng giờ đây đã bị biến tướng thành thứ bùa ngải huyền bí, quyền năng, mê hoặc lòng người.
Kumanthong là gì?
Theo Wiki, kumanthong tiếng Việt gọi là Thiên linh cái. Đây là một loại thần giám hộ huyền bí theo tín ngưỡng dân gian Thái Lan. Người ta tin rằng, mang kumanthong theo sẽ đem đến may mắn, phát tài cho gia chủ nhưng phải thời phụng nó chu đáo. Kumara trong tiếng Pali có nghĩa là "câu bé thanh tịnh", còn thong nghĩa là vàng. Hiểu một cách đơn giản kumanthong là cậu bé vàng.
Kumanthong có nhiều hình dạng khác nhau từ búp bê nữ đến búp bê nam hay tượng dát vàng em bé... nhưng đều có chung một đặc điểm đó là được yểm bằng bùa chú.
Do sự biến tướng của kumanthong nên luật pháp Thái Lan đã nghiêm cấm việc "chế tạo" và sử dụng kumanthong từ rất lâu. Song những lời đồn truyền tai nhau về quyền năng siêu phàm khiến nó vẫn được bán chui ở các chợ đen.
Niềm tin vào kumanthong phổ biến đến nỗi 1 số ngôi đền ở Thái Lan cũng bài bán tượng nhỏ mang hình dáng của một số hài nhi ngồi chắp tay cầu nguyện như một dạng kumanthong thô sơ nhất.
Theo những lời đồn thổi, kumanthong có "năng lực" thấp được yểm bằng những bùa chú mà thầy phép viết, cất trong bụng hoặc dán sau lưng, trên đầu búp bê. Loại này có giá thấp. Khi mua kumanthong về nuôi sẽ mang đến cuộc sống an toàn, công việc kinh doanh thuận lợi cho chủ nhân. Song nếu không chăm sóc nó cẩn thận có thể bị "vật ngược".
Với những kumanthong có năng lực cao hơn thì được yểm bằng thi thể thai nhi (bào thai còn trong bụng mẹ đã bị phá đi, vứt bỏ, chỉ bé bằng bàn tay). Các thầy pháp đem chúng về nhà, nuôi chúng bằng sữa, kẹo, trò chuyện và yêu cầu thương chúng như con đẻ. Làm như vậy thì linh hồn của búp bê sẽ phù hộ, cầu gì được nấy, làm ăn, tình duyên đều thuận lợi...
Gần 1 thập kỷ trở lại đây, kumanthong xuất xuất hiện nhiều tại Việt Nam. Trên mạng xã hội có hàng trăm hội, nhóm với số lượng thành viên khủng hàng ngày chia sẻ cho nhau cách chăm sóc búp bê, cho ăn thế nào. Thậm chí họ còn buôn bán quần áo, đồ dùng cho kumanthong.
Các trang có tiếng kể đến như: Nhóm nuôi Kuman Thong… (10.800 thành viên), Nhóm mua bán bùa… (7.500 thành viên) hay nhóm nuôi và chăm sóc kumanthong… Thậm chí những cuộc giao lưu kumanthong trực tiếp đã được mở ra... Họ đưa búp bê đi ăn, cà phê cùng rồi trò chuyện với chúng như một người sống.
Nuôi kumanthong nguy hiểm thế nào?
Những lời đồn thổi về khả năng siêu phàm của kumanthong đã khiến loại búp bê này trở thành món hàng phi pháp đắt giá từ vài triệu đến vài trăm triệu tùy vào chất liệu và "năng lực" của mỗi loại.
Nguyễn Thanh Hương (28 tuổi, ngụ chung cư Đức Khải, quận 2) từng cho biết, trong số vô vàn loại bùa ngải ở Thái Lan, kumanthong được nhiều người nhắc đến nhất về khả năng siêu nhiên với cả sự ngưỡng mộ lẫn nỗi ám ảnh.
“Tôi từng gặp một nhóm bạn trẻ ngoài 20 tuổi chuyên kinh doanh mỹ phẩm, quần áo trên mạng, rủ nhau sang Thái du lịch, vừa đi chơi, vừa lấy hàng về bán và một số còn thỉnh Kuman Thong về nuôi. Họ bảo trong nhóm vài người nuôi Kuman Thong đều kinh doanh thuận lợi; muốn gì được nấy, tình yêu và tiền bạc đều thăng hoa”, Hương cho biết.
Và sự mù quáng, mê tín này đã để lại những hệ quả vô cùng đau đớn. Theo báo Nghệ An, vào năm 2019 tại chung cư Gold View, đường Bến Vân Đồn, quận 4, TP Hồ Chí Minh, một cô gái trẻ 24 tuổi được phát hiện rơi từ tầng 17 xuống đất tử vong. Cái chết bất thường của cô gái này có liên quan đến kumanthong.
Trong một tin nhắn gửi bạn, cô gái này viết: "Con em ngoan hiền lắm, tình cảm. Em may mắn lắm con mới chọn em để nuôi". Nhưng một số tin nhắn khác cô gái này lại nói về sự tuyệt vọng với thế giới, cảm giác như bị dính vào ma quỷ, bùa ngải.
Từng chia sẻ về hoạt động của hiện tượng búp bê Kuman Thong, UBND TP Vinh cho biết, hoạt động đó đã vi phạm pháp luật và có những quy định xử lý như: Điều 11, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác năm 2016; Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Luật Đầu tư năm 2014 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; Điều 5, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo…
Từng chia sẻ về hoạt động nuôi kumanthong, tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng: Các quan niệm về kumanthong là hoàn toàn sai lầm, đi ngược với những giá trị tốt đẹp của cuộc sống và là một hình thức để người xấu lợi dụng.
Việc cho rằng kumanthong giống như các thai nhi và tận dụng nó để làm các việc bất chính là một tội ác. “Các thai nhi chưa được chào đời bị tước đi mạng sống đã rất thiệt thòi, chúng ta đừng vì lòng ích kỷ, những mê tín mông muội mà làm xấu thêm chuyện đã đau lòng”, tiến sĩ Khanh nói.
Ông cũng cho rằng, trong Phật giáo không có chuyện yểm bùa. Quan niệm yểm bùa trong búp bê chỉ là những điều thiếu căn cứ, nếu chúng ta nghe và làm theo sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh doanh bất chính hưởng lợi.
Đồng tính với ý kiến trên, Giáo sư Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa - Du lịch, cũng cho rằng, việc nuôi búp bê Kumanthong rất nguy hiểm, không có giá trị trong cuộc sống. Những người nuôi và tin vào những điều không có thật trong thực tế là do trình độ, nhận thức kém.
Bùa Lỗ Ban có giải được không và bùa Lỗ Ban theo quan điểm nhà Phật
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận