Vaccine có khả năng chống lại biến chủng kép B.1.617 của Ấn Độ không?

Biến chủng kép B.1.617 của Ấn Độ đang hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới với tốc độ lây lan nhanh và có khả năng lẩn trốn sự tấn công của hệ miễn dịch. Vậy vaccine có tác dụng với biến chủng này không?

Đỗ Thu Nga
08:39 10/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo WHO, biến chủng B.1.617 là loại biến chủng có chữa các đột biến khiến virus dễ lây truyền, gây bệnh nặng hơn. Đặc biệt, chúng có thể "lần trốn" khả năng miễn dịch vaccine. 

CNA, biến chủng B.1.617 có chủng phụ là B.1.617.1, B.1.617.2 và B.1.617.3. Những chủng phụ này có chung một số đột biến đặc trưng, tiến hóa độc lập khi virus thích nghi để lây nhiễm sang những người có sức khỏe tốt hơn.

B.1.617 còn được gọi là biến chủng kép do chứa 2 đột biến xuất hiện ở các chủng virus khác là E484Q và L452R.

Đột biến E484Q rất giống E484K được tìm thấy ở biến chủng Nam Phi, B.1.353, và biến chủng Brazil, P1. E484Q còn được gọi là "đột biến lẩn tránh". Bởi nó dường như "trốn" được một phần sự tấn công của hệ miễn dịch hoặc vaccine.

vaccine-co-kha-nang-chong-lai-bien-chung-kep-b1617-cua-an-do-khong-0
Biến chủng kép B.1.617 của Ấn Độ

Còn đột biết L452R được phát hiện trong biến chủng virus ở California, B.1.429. Loại đột biến này ước tính có khả năng lây truyền cao hơn 20% so với virus trước đó.

Theo ông Andersen, thuật ngữ "biến chủng kép" không có ý nghĩa về mặt khoa học. Bởi SARS-COV-2 đột biến mọi lúc. Có nhiều đột biến kép ở khắp nơi. Biến chủng ở Ấn Độ thực sự không được gọi như vậy. Giống như các biến chủng khác, B.1.617 không chỉ chứa 2 dạng đột biến. Ngoài L452R và E484Q, B.1.617 có khoảng 11 đột biến khác.

Theo Reuter, bằng chứng sơ bộ cho thấy B.1.617 dễ lây lan hơn các chủng virus trước đó. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, đột biến L452R có thể tăng cường khả năng lây nhiễm virus ở các tế bào người trong phòng thí nghiệm. Biến chủng ở California, mang đột biến tương tự, có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 20% ​​so với các chủng virus trước.

Theo tờ Nature, B.1.617 cũng đang lan nhanh ở Ấn Độ. Trong vài tháng ngắn ngủi, nó đã thống trị cả bang Maharashtra. 

vaccine-co-kha-nang-chong-lai-bien-chung-kep-b1617-cua-an-do-khong-4

Trong bản cập nhật ngày 27/7 của WHO cho thấy, biến chủng kép ở Ấn Độ có tốc tộ tăng cao hơn so với các loại khác cũng đang hoành hành ở đất nước tỷ dân này. Điều đó có nghĩa, nó làm gia tăng khả năng lây truyền.

Vậy vaccine có thể chối lại biến chủng B.1.617? Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra, vaccine có thể có tác dụng bảo vệ. Ông Anthony Fauci, cố vấn y tế của Nhà Trắng cho biết, bằng chứng sơ bộ từ phòng thí nghiệm cho thấy: Covaxin - loại vaccine được phát triển ở Ấn Độ dường như có khả năng vô hiệu hóa biến chủng này. 

Nhóm nghiên cứu vẫn đang thu thập dữ liệu về nghiên cứu hàng ngày để đưa ra kết luận hữu ích nhất. Và tiến sĩ Fauci khẳng định, dù tình hình Ấn Độ rất căng thẳng, vaccine có thể là liều thuốc quan trọng để chống lại dịch bệnh.

Theo bài đăng trên New York Times, Covaxin hoạt động theo cơ chế dạy hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại nCoV. Trước đó vào ngày 3/3, Công ty dược phẩm Ấn Độ Bharat Biotech, nơi sản xuất vaccine này, thông báo dữ liệu sơ bộ thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy Covaxin hiệu quả 81%.

Theo đài NPR, một số nghiên cứu cho thấy hai đột biến chính trong biến chủng B.1.617 có thể "trốn tránh" hệ thống miễn dịch. Vaccine COVID-19 có thể vẫn có tác dụng chống B.1.617, nhưng kém hiệu quả hơn một chút.

Dale Fisher - Giáo sư y khoa tại Trường Y khoa NUS Yong Loo Lin (Singappore) cho biết, biến chủng kép có thể lây lan nhanh hơn. Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa như giãn cách an toàn, đeo khẩu trang, vệ sinh tay phải được thực hiện nghiêm túc. 

Biến chủng COVID-19 mới ở Ấn Độ nguy hiểm thế nào?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận