Uy lực vô lượng của hồi hướng công đức
Hồi hướng công đức là mục tiêu, hướng đi của Phật giáo. Sách Thắng Man Bảo Quật ghi "hết sạch điều ác gọi là công, điều thiện tràn đầy gọi là đức". Công đức là sự toàn thiện.
Hồi hướng công đức là ý niệm do Phật giáo Đại thừa triển khai, được trình bày rất đa dạng nên có thể khiến Phật tử hiểu theo nhiều cách. Công đức được Đại thừa nghĩa chương giải thích: "Công là công năng làm tăng trưởng phước lợi, công là đức của người tu hành nên gọi là công đức".
Theo đó, công tạo ra phước lợi nhân quả, đức là đức độ, đức hạnh và công cũng được hiểu biết là công đức. Sách Thắng Man Bảo Quật chép: "Hết sạch điều ác đều gọi là công, điều thiện tràn đầy gọi là đức". Công đức là sự toàn thiện.
Hồi hướng là hành động chuyển về, trao đến, nhận về và trao đến. Hồi hướng công đức nghĩa là bố thí khắp cả, tức bố thí công đức của mình cho hết thảy chúng sanh.
Hồi hướng công đức là mục tiêu, hướng đi của chư Phật, Bồ-tát; là một thể cách tu hành để phát triển tâm linh, thể hiện nguyện ước thiện lành, lòng từ bi cao độ mà mọi Phật tử nên thực hiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhà Phật có truyền lại câu chuyện về hồi hướng công đức như sau: Lúc ấy, Phật ở thành Xá-vệ, nơi tịnh xá Trúc Lâm. Bấy giờ, trong hậu cung của vua Ba-tư-nặc có người cung phi già tên Thiện Ái, tánh tình cực kỳ tham lam, bủn xỉn, ghét chuyện bố thí, ưa thích việc ngồi không mà ăn uống.
Ngài Đại Mục-kiền-liên muốn hóa độ cho bà, liền đắp y, ôm bình đát, dùng phép thần thông từ trong lòng đất mà hiện lên ngay trước mặt bà lão, xin khất thực. Bà nghe nói thì sinh tâm sân hận, chẳng muốn bố thí. Bà ăn uống xong, trên bàn chỉ còn thừa một ít trái cây hư thối không ăn được và ít nước rửa bát.
Ngài Mục-kiền-liên đến xin, bà trong lòng giận dữ, lấy những thứ ấy đem bố thí. Ngài Mục-kiền-liên nhận lấy rồi nhảy vọt lên hư không, hiện đủ mười tám phép biến hóa. Khi ấy, bà lão mới sinh lòng tin phục, kính ngưỡng, thành tâm sám hối.
Ngay trong đêm hôm đó, bà chết đi, sanh thành loài quỷ khoáng dã nơi đồng hoang, ở dưới một cội cây, chỉ ăn trái cây và uống nước mà sống.
Qua nhiều năm sau, vua Ba-tư-nặc cùng với quần thần tổ chức một cuộc săn bắn để vui chơi, rượt đuổi theo một đàn nai mà chạy đến đó, mệt và khát nước. Xa trông có cội cây ấy thì muốn đến xem, may ra có nước uống. Vừa nhằm hướng ấy chạy đến còn cách cội cây chẳng bao xa thì bỗng một bức tường lửa bùng lên, cản không đến được.
Vua nhìn nơi gốc cây thì thấy dáng một người ngồi, liền đứng từ xa mà hỏi vọng tới: "Người là ai mà ngồi dưới gốc cây đó?".
Người này đáp: "Tôi trước là cung phi trong cung vua Ba-tư-nặc, tên là Thiện Ái. Do tánh bủn xỉn, không ưa bố thí, nên mạng chung sanh ra chốn này. Xin đại vương rủ lòng thương, vì tôi mà thiết lễ thỉnh Phật và tỳ-kheo tăng cúng dường, giúp tôi thoát khỏi thân mạng khổ não này".
Vua lại hỏi: "Ta vì ngươi mà làm việc phước, biết có kết quả gì chăng?".
Người kia đáp: "Tất nhiên là được, đại vương cứ làm rồi sẽ tự thấy".
Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc nghe theo lời liền ra lệnh cho quân binh, cứ một trăm bước thì đặt một người canh, vừa để nghe được tiếng nói của nhau. Nối từ đó mà truyền đến tận cung vua.
Vua về trong thành thiết lễ cúng dường, thỉnh Phật và chưa tăng, dặn quân binh canh chừng ở gốc cây. Nếu thấy có sự ứng nghiệm tức tốc truyền tin về ngay cho vua biết hư thực ra sao.
Sắp đặt xong mọi thứ rồi thỉnh Phật và chư tăng đến cúng dường, nhờ chú nguyện cho Thiện Ái. Đức Phật và chư tăng thọ nhận xong thì chú nguyện. Chú nguyện vừa xong thì nơi gốc cây kia hiện đủ trước mặt Thiện Ái cả trăm món ăn ngon lạ.
Lập tức quân lính truyền tin về cung. Vua Ba-tư-nặc nghe quân phi báo, biết sự ứng nghiệm, sinh lòng tin phục. Phật liền vì vua thuyết pháp, vua nghe xong đắc quả Tu-đà-hoàn. Các vị tỳ kheo theo Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
(Kinh Bách Duyên/Phật Giáo)
Xem thêm: Phép qua - lại theo lời Phật dạy có tác dụng hơn cả phong thủy
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận