Kinh sám hối buổi tối: Bài nguyện mở lòng hướng về những điều tốt đẹp, dẹp bỏ phiền não trong tư tưởng

Bài kinh sám hối vào tối trước khi đi ngủ sẽ giúp Phật tử hướng về những điều tốt đẹp, dẹp bỏ phiền não chướng ngại trong tâm, giúp cho chúng ta chuyển hóa thân tâm và an lành trong cuộc sống. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tụng kinh sám hối hàng ngày không chỉ dành cho những người học và theo mà việc đọc kinh này còn giúp cho tâm hồn ta được thanh tịnh và bình yên hơn. Kinh sám hối có nhiều bài tụng khác nhau. Tuy nhiên, Phật tử nên tụng vào mỗi buổi sáng thức dậy hoặc trước khi đi ngủ. Lời khuyên: Mỗi ngày nên tụng 2 lần.

Cách tụng: Cần khấn, lạy với tâm chí thành kính, thao tác khấn vái, lạy hay đọc bài khấn nên chậm rãi, từ tốn, không phải khấn nhanh cho xong. Trong phần sám hối, chúng ta có thể lạy từ 3 đến 108 lạy mỗi ngày, tù vào ngày 15, 30 hay ngày lễ Sám Hối.

Bai-kinh-sam-hoi-nen-tung-truoc-khi-di-ngu

Dưới đây là bài nguyện mở lòng hướng về những điều tốt đẹp, dẹp bỏ phiền não chướng ngại trong tâm tư, giúp cho chúng ta chuyển hóa thân tâm và an lành trong cuộc sống. Bạn có thể đọc vào buổi tối trong điều kiện nhà có hoặc không có ban thờ Phật:

BÀI SÁM NGUYỆN

Trang nghiêm đài sen ngự tọa

Đại hùng từ phụ Thích Ca

Đệ tử lắng lòng thanh tịnh

Bàn tay chắp thành liên hoa

Cung kính hướng về Điều Ngự

Dâng lời sám nguyện thiết tha. (chuông nếu có ban thờ còn không thì thôi)

Đệ tử phước duyên thiếu kém

Sống trong thất niệm lâu dài

Không được sớm gặp chính pháp

Bao nhiêu phiền lụy đã gây

Bao nhiêu lỡ lầm vụng dại

Vô minh che lấp tháng ngày

Vườn tâm gieo hạt giống xấu

Tham sân tự ái dẫy đầy

Những nghiệp sát đạo, dâm, vọng

Gây nên từ trước tới nay

Những điều đã làm đã nói

Thường gây đổ vỡ hàng ngày

Bao nhiêu não phiền nghiệp chướng

Nguyện xin sám hối từ đây (Chuông)

Đệ tử thấy mình nông nổi

Con đường chánh niệm lãng sao

Chứa chất vô minh phiền não

Tạo nên bao nỗi hận sầu

Có lúc tâm tư buồn chán

Mang đầy dằn vặt lo âu

Vì không hiểu được kẻ khác

Cho nên hờn giận oán cừu

Lý luận xong rồi trách móc

Mỗi ngày mỗi chuốc khổ đau

Chia cách hố kia càng rộng

Có ngày không nói với nhau

Cũng không muốn nhìn thấy mặt

Gây nên nội kết dài lâu

Nay con hướng về Tam Bảo

An năn khẩn thiết cúi đầu (Chuông)

Đệ tử biết trong tâm thức

Bao nhiêu hạt tốt lấp vùi

Hạt giống thương yêu hiểu biết

Và bao hạt giống an vui

Nhưng vì chưa biết tưới tẩm

Hạt lành không mọc tốt tươi

Cứ để khổ đau tràn lấp

Làm cho đen tối cuộc đời

Quen lối bỏ hình bắt bóng

Đuổi theo hạnh phúc xa vời

Tâm cứ bận về quá khứ

Hoặc lo rong ruổi tương lai

Quah quẩn trong lòng buồn giận

Xem thường bảo vật trong tay

Dầy đạp lên trên hạnh phúc

Tháng năm sầu khổ miệt mài

Giờ đây trầm xông bảo điện

Con nguyện sám hối, đổi thay (Chuông)

Đệ tử thành tâm qui ngưỡng

Hướng về chư Phật mười phương

Cùng với các vị Bồ Tát

Thanh văn, Duyên giác, Thánh hiền

Chí thành cầu xin sám nối

Bao nhiêu lầm lỡ triền miên

Xin lấy cam lồ tịnh thủy

Tưới lên dập tắt não phiền

Xin lấy con thuyền chánh pháp

Đưa con vượt nẻo oan khiên

Xin nguyện sống đời tỉnh thức

Học theo đạo lý chân truyền

Thực tập nụ cười hơi thở (*)

Sống đời chánh niệm tinh chuyên (chuông)

Đệ tử xin nguyện trở lại

Sống trong hiện tai nhiệm màu

Vườn tâm ươm hạt giống tốt

Vun trồng hiểu biết thương yêu

Xin nguyện học phép quán chiếu

Tập nhìn tập hiểu thật sâu

Thấy được tự tánh các pháp

Thoát ngoài sinh tử cần lao

Nguyện học nói lời ái ngữ

Thương yêu chăm sóc sớm chiều

Đem nguồn vui tới mọi nẻo

Giúp người vơi nỗi sầu đau

Đền đáp công ơn cha mẹ

Ơn thầy, nghĩa bạn dầy sâu

Tín thành tâm hương một nén

Đài sen con nguyện hồi đầu

Nguyện đức Từ bi che chở

Trên con đường đạo nhiệm màu

Nguyện xin chuyên cần tu tập

Vuông tròn quả đạo về sau.

KỆ SÁM HỐI

Con đã gây ra bao lầm lỗi

Khi nói, khi làm, khi tư duy

Đam mê, hờn giận và ngu si

Nay con cúi đầu xin sám hối

Một lòng con cầu Phật chứng chi

Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới

Nguyện sống đêm ngày trong chánh niệm

Nguyện không lặp lại lỗi lầm xưa

Nam mô Bồ Tát Cầu Sám Hối (3 lần)

Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm

Tâm tịnh còn đâu dám lỗi lầm

Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm

Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong (chuông).

Khi kết thúc nói: "Con xin hồi hướng tới tất thảy chúng sinh không chừa sót một ai. Nguyện cho con cùng tất thảy chúng sinh đều tiêu trừ nghiệp chướng. Nam mô A Di Đà PhậT".

Xem thêm: Kinh Kim Cang là gì và cách trì tụng Kinh Kim Cang

Đọc thêm

Dưới đây là 2 nguyên tắc quan trọng khi tụng kinh niệm Phật, quý Phật tử cần ghi nhớ để cuộc đời tránh xa được mọi muộn phiền, hưởng phúc báo sâu dày.

Khắc ghi 2 nguyên tắc khi tụng kinh niệm Phật để nhận phúc báo đời đời
0 Bình luận

Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện nêu rõ 10 hạnh nguyện rộng lớn của đức Bồ tát Phổ Hiền. Dưới đây là lợi ích khi trì tụng Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện, quý Phật tử có thể tham khảo.

Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện là gì và lợi ích khi trì tụng kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện?
0 Bình luận

Mục đích của việc tụng kinh là để chúng ta tìm hiểu nghĩa lý trong kinh qua những lời Phật dạy và đem ra áp dụng hành trì trong đời sống hằng ngày.

Tụng kinh để hiểu đúng giáo lý Phật dạy
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất