Kinh Kim Cang là gì và cách trì tụng Kinh Kim Cang

Kinh Kim Cang (Kim Cương) là một trong những bài Kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa. Có ý kiến cho rằng Kinh Kim Cang là gươm báu cắt đứt phiền não của chúng sanh.

Đỗ Thu Nga
22:17 12/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kinh Kim Cang là gì?

Kinh Kim Cang (có người gọi là Kim Cương) có tên đầy đủ là Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh (zh. 金剛般若波羅密多經, sa. vajracchedikā-prajñāpāramitā-sūtra). Đây là bộ kinh quan trọng thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh, được lưu truyền rộng rãi vùng Đông Á. Tính đến thời điểm hiện tại, Kinh Kim Cang có 6 bản dịch trong Hán tạng gồm:

- Kim cương bát-nhã-ba-la-mật kinh (zh. 金剛般若波羅蜜經), Cưu-ma-la-thập dịch

- Kim cương năng đoạn bát-nhã-ba-la-mật kinh (zh. 金剛能斷般若波羅蜜經), Đạt-ma-cấp-đa dịch

- Kim cương bát-nhã-ba-la-mật kinh (zh. 金剛般若波羅蜜經), Chân Đế dịch.

- Kim cương bát-nhã-ba-la-mật kinh (zh. 金剛般若波羅蜜經), Bồ-đề-lưu-chi dịch.

- Năng đoạn kim cương phần (zh. 能斷金剛分), hội thứ 9 của bộ Đại bát-nhã kinh, Huyền Trang dịch.

  • Phật thuyết năng đoạn kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh (zh. 佛說能斷金剛般若波羅蜜多經), Nghĩa Tịnh dịch.
kinh-kim-cang-la-gi
Tựa đề Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật được chia làm bốn phần như sau: 1) Kim Cang (Vajra), 2) Bát Nhã (Prajna), 3) Ba La Mật (Paramita), và 4) Kinh (Sutra)

Phạn bản của Kinh này được  Edward Conze dịch và chú giải. Và trong tất cả các bản Hán dịch thì bản của Cưu-ma-la-thập là nổi danh nhất, được dịch sang tiếng Việt nhiều nhất.

Được biết, Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật giảng bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán. 

Kinh Kim Cang và Thiền tông có mối liên hệ với nhau. Trong Thiền tông lúc Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) truyền tâm ấn cho ngài Huệ Khả, Tổ trao bốn quyển kinh Lăng-già (Lankà) để làm tâm ấn. Đến đời Ngũ tổ, thấy Kim Cang là quyển kinh tối yếu trong nhà Thiền, Ngài dạy: Chẳng những tăng ni mà cả cư sĩ đều nên trì tụng kinh Kim Cang. Ngũ tổ chủ trương dùng kinh Kim Cang để ấn tâm, thế nên khi Lục tổ đến học, vào trước giờ truyền y bát, Ngài đem kinh Kim Cang ra giảng. Khi giảng đến câu Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Lục tổ hoàn toàn liễu ngộ. Như vậy Lục tổ ngộ đạo và được truyền y bát làm Tổ cũng nhân nơi kinh Kim Cang. Do đó chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của kinh này đối với Thiền tông. Sau này kinh Kim Cang được xem như tâm ấn trong nhà Thiền. Trong các chùa, các thiền viện bộ kinh này được xem như kinh Nhật Tụng. Ngài Khuê Phong cũng bảo: Kim Cang là bộ kinh quí đáng để ấn tâm. Học kinh Kim Cang là học thẳng vào phương pháp tu Thiền. 

Có thể thấy, Kinh Kim Cang là một trong những bài Kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa, đồng thời cũng được xem là một bài kinh căn bản của Thiền tông, vì chứa tinh hoa, cốt thủy của giáo lý Bát Nhã. 

Đối với người tu học Thiền, Kinh Kim Cang đóng vai trò quan trọng giúp khai ngộ,l boiử chính nhờ câu chú "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong bài Kinh mà Lục tổ Huệ Năng và nhà vua Trần Thái Tông đã đạt được đại ngộ.

Kinh Kim Cang thường được tụng niệm tại các chùa thuộc hệ Đại thừa nhưng ít khi được tìm hiểu và trình bày cặn kẽ. Ngoài một vài câu nổi tiếng được dẫn chứng trong các thuyết pháp thì rất ít được giảng giải rộng rãi. Một số người cho rằng, lý do kinh này có độ phổ biến thấp là do khó hiểu, câu rườm rà.

Kinh Kim Cang thuộc bộ Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 40 bài kinh, in thành 600 cuốn. Cũng nằm trong bộ kinh này là bài Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Hai bài kinh này là hai bài kinh được tụng niệm nhiều nhất tại các chùa thuộc hệ Đại thừa. 

Bản nguyên văn chữ Phạn của Kinh Kim Cang không chia ra các chương mục gì cả nhưng theo truyền thuyết kinh này được Chiêu Minh Thái tử (501- 531) đời nhà Lương chia thành 32 đoạn gọi là phân hay phân cho dễ nhớ. Song có nguồn tin khác cho rằng, sự phân chia này do một gia đình họ Quá ở tỉnh Tứ Xuyên vào cuối Thế kỷ IX - đầu thế kỷ X sau CN chia. 

Trong bản dịch chữ Hán chia thành 52 đoạn. Đặc biệt là bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang gồm 4 câu chữ để cho dễ tụng niệm. Toàn bài kinh có 1544 câu, chia thành 52 đoạn với 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Mỗi phần chia thành 5 lớp.

Về ý nghĩa tên bài kinh, theo tiếng Phạn bài kinh là Vajracchedika-prajñaparamita-sutra. Vajra tiếng Phạn có hai nghĩa: "kim cương" và "sấm sét". Chedika có nghĩa là "cắt đứt", "đoạn diệt".

Hiểu một cách đơn giản, bài kinh cứng nhắc như kim cương, có khả năng cắt đứt được sắt thép, tất cả những thứ gì cứng nhất. Do vậy Thiền sư Hám Sơn gọi là "kim cương giác nghĩa đoạn nghi" (cắt đứt tất cả các nghi vấn". Còn Thiền sư Nhất Hạnh gọi là "gươm báu cắt đứt phiền não". 

Nội dung Kinh Kim Cang 

Theo Wiki, bộ kinh này bao gồm cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu bồ đề. Như đã thấy trong các bộ Kinh Bát Nhã khác, nhiều đonạ văn được dùng để nhẫn mạnh công đức khi hành giả trì tụng  kinh này. Có lẽ đây là diểm theo chốt giải thích sự phổ biến và ảnh hưởng lớn của kinh này đến khu vực Đông, Đông Nam Á. Kinh văn tập trung vào một vài điểm giáo lý quan trọng và chúng được giải thích triệt để. Kinh Kim Cang có một số nội dung cốt lõi:

1. Hành giả không nên nhìn nhận một "tự ngã" (sa. ātman), một "chúng sinh" (sa. sattva), một "linh hồn" (sa. jīva, thọ mệnh giả) hoặc một "cá nhân" (sa. pudgala, bổ-đặc-già-la) nào cả.

यावन्तः सुभूते सत्त्वाः सत्त्वधातौ सत्त्वसंग्रहेण संगृहीता अण्डजा वा जरायुजा वा संस्वेदजा वौपपादुका वा रूपिणो वारूपिणो वा संज्ञिनो वासंज्ञिनो वा नैव संज्ञिनो नासंज्ञिनो वा यावन्‌ कश्चित्‌ सत्त्वधातुप्रज्ञप्यमानः प्रज्ञप्यते । ते च [MM21] मया सर्वेऽनुपधिशेषे निर्वाणधातौ परिनिर्वापयितव्याः। एवमपरिमाणानपि सत्त्वान्परिनिर्वाप्य न कश्चित्‌ सत्त्वः परिनिर्वापितो भवति। तत्‌ कस्य हेतोः। सचेत्‌ सुभूते बोधिसत्त्वस्य सत्त्वसंज्ञा प्रवर्तेत न स बोधिसत्त्व इति वक्तव्यः। तत्‌ कस्य हेतोः। न स सुभूते बोधिसत्त्वो वक्तव्यो यस्यात्मसंज्ञा प्रवर्तेत सत्त्वसंज्ञा वा जीवसंज्ञा वा पुद्गलसंज्ञा वा प्रवर्तेत।

Tu-bồ-đề, chừng nào còn chúng sinh trong cõi chúng sinh, được tóm lại bằng từ "chúng sinh", hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ chỗ ẩm thấp, hoặc sinh từ sự biến hoá, hoặc có thân sắc, hoặc không có thân sắc, hoặc có thụ tưởng hoặc không có thụ tưởng, hoặc không có thụ tưởng mà cũng không phải không có thụ tưởng, chừng nào còn một ai có thể được nhận thức trong cõi chúng sinh được nhận thức — tất cả chúng sinh ấy đều được Ta dẫn đến cõi vô dư y niết-bàn. Dù đã dẫn vô lượng chúng sinh đến niết-bàn như thế nhưng không một chúng sinh nào được dẫn đến niết-bàn cả.

Vì sao? Tu-bồ-đề, vì được nói rằng: Nếu Bồ Tát còn có thụ tưởng "chúng sinh" thì ông ta không phải là Bồ Tát. Vì sao? Người mang thụ tưởng "tự ngã" — Tu-bồ-đề —, mang thụ tưởng "chúng sinh" hoặc mang thụ tưởng "sĩ phu" hoặc một thụ tưởng "bổ-đặc-già-la", người ấy không được gọi là Bồ Tát.

kinh-kim-cang-la-gi-8
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa thuộc quyển thứ 577 của bộ Đại Bát Nhã Ba la mật 600 quyển và thuộc hội thứ 9 trong 16 hội

2. Hành giả không nên nhìn nhận bất cứ một pháp, một thật thể bên ngoài nào vì hoàn toàn không có một pháp nào có thể được nhận thức cả. Và dĩ nhiên, điều này cũng có giá trị cho một phi pháp.

पुनरपरं भगवानायुष्मन्तं सुभूतिम्‌ एतदवोचत्‌। तत्‌ किं मन्यसे सुभूते अस्ति स कश्चिद्धर्मो यस्तथागतेनानुत्तरा सम्यक्सम्बोधिरित्यभिसम्बुद्धः कश्चिद् वा धर्मस्तथागतेन देशितः।

एवमुक्त आयुष्मान्‌ सुभूतिर्भगवन्तमेतदवोचत्‌। यथाहं भगवन्‌ भगवतो भाषितस्यार्थमाजानामि नास्ति स कश्चिद्धर्मो यस्तथागतेनानुत्तरा सम्यक्सम्बोधिरित्यभिसम्बुद्धो नास्ति धर्मो यस्तथागतेन देशितः।

तत्‌ कस्य हेतोः। योऽसौ तथागतेन धर्मोऽभिसम्बुद्धो देशितो वाग्राह्यः (vā + agrāhyaḥ) सोऽनभिलप्यः। न स धर्मो नाधर्मः।

तत्‌ कस्य हेतोः। असंस्कृतप्रभाविता ह्यार्यपुद्गलाः।

Và Thế Tôn lại nói tiếp với Tôn giả Tu-bồ-đề: Ông nghĩ như thế nào Tu-bồ-đề? Có một pháp nào được Như Lai chứng đắc gọi là "Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác" hoặc có một pháp nào đó được Như Lai thuyết hay không?

Sau khi nghe hỏi như vậy, Tôn giả Tu-bồ-đề ứng đáp Như Lai như sau: Bạch Thế Tôn, như Con hiểu ý nghĩa của những gì Thế Tôn dạy thì không có pháp nào được Như Lai chứng đắc gọi là "Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác", không có một pháp nào đó được Như Lai thuyết dạy cả.

Vì sao? Vì ngay pháp được Như Lai chứng ngộ và thuyết giảng không thể nắm bắt và không thể thuyết giảng. Nó không phải pháp, cũng không phải phi pháp.

Vì sao? Vì các thánh nhân xuất hiện trên cơ sở vô vi.

3. Hành giả không nên để tâm lưu trú ở bất cứ nơi nào.

तस्मात्तर्हि सुभूते बोधिसत्त्वेन महासत्त्वेनैवमप्रतिष्ठितं चित्तमुत्पादयितव्यं यन्न क्वचित्प्रतिष्ठितं चित्तमुत्पादयितव्यं न रूपप्रतिष्ठितं चित्तमुत्पादयितव्यं न शब्दगन्धरसस्प्रष्टव्यधर्मप्रतिष्ठितं चित्तमुत्पादयितव्यम्‌।

Thế nên, Tu-bồ-đề, Bồ Tát Ma-ha-tát nên phát triển một tâm thức không nương tựa, nên phát triển một tâm thức không nương tựa bất cứ nơi nào, nên phát triển một tâm thức không nương tựa vào sắc, nên phát triển một tâm thức không nương tựa vào thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Tương truyền là khi nghe câu "nên phát triển một tâm thức không nương tựa, nên phát triển một tâm thức không nương tựa bất cứ nơi nào" (Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm 應無所住而生其心) thì Lục tổ Huệ Năng có ngộ nhập, sau đó đến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thụ giáo.

Điểm nổi bật của kinh này là cách dùng phương pháp nghịch lý để trình bày vấn đề: Mỗi khái niệm được nêu ra đều có phần đối đãi tương ưng:

तत्किं मन्यसे सुभूते रूपकायपरिनिष्पत्त्या तथागतो द्रष्टव्यः। सुभूतिराह। नो हीदं भगवन्न रूपकायपरिनिष्पत्त्या तथागतो द्रष्टव्यः। तत्कस्य हेतोः। रूपकायपरिनिष्पत्ती रूपकायपरिनिष्पत्तिरिति भगवन्‌ अपरिनिष्पत्तिरेषा तथागतेन भाषिता। तेनोच्यते रूपकायपरिनिष्पत्तिरिति।

Tu-bồ-đề, Ông nghĩ thế nào, Như Lai có thể được thấy qua sự toàn hảo của sắc thân? Tu-bồ-đề nói: Thưa Thế Tôn, không thể được như vậy. Như Lai không thể được thấy qua sự toàn hảo của sắc thân. Vì sao? Thế Tôn, sự toàn hảo của sắc thân được Như Lai dạy dưới danh "sự toàn hảo của sắc thân" chính là "phi toàn hảo", thế mới được gọi là "sự toàn hảo của sắc thân".

Câu kệ cuối bài kinh nguyên văn tiếng Phạn có khác bản dịch của Cưu-ma-la-thập đôi chút. Phạn bản cho 9 vi dụ, trong khi bản Hán chỉ có 6:

Bản Phạn:

तारका तिमिरं दीपो मायावश्यायबुद्बुदं। सुपिनं विद्युदभ्रं च एवं द्रष्टव्यं संस्कृतं।

Như sao đêm, như mắt loạn, như ngọn đèn, như huyễn thuật, như sương mai, như bọt nước, như cơn mộng, như ánh chớp, như đám mây — những gì hữu vi nên được quán chiếu như vậy.

Bản Hán:

一切有爲法

如夢幻泡影

如露亦如電

應作如是觀

Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán.

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng ảo,bọt nước

Như sương sa, điện chớp

Nên quán sát như vậy.

Cách trì tụng Kinh Kim Cang

Như đã chia sẻ, Kinh Kim Cang là 1 bài kinh trong hệ thống 40 bài kinh thuộc hệ kinh bàn về pháp tu làm cho tuệ giác của con người trở nên hoàn hảo (hệ kinh Bát Nhã). Kinh dài nhất trong hệ thống này gồm 100.000 câu tụng và kinh ngắn nhất chỉ gồm 1 chữ "a"! Kinh Kim Cương gồm 300 câu tụng.

Bao trùm toàn bài kinh là lời Phật dạy chúng sanh thông qua việc Ngài trả lời các câu hỏi của trưởng lão Subhuti, là khi một người muốn tu theo con đường của Bồ tát thì nên tuân thủ như thế nào? nên hành động như thế nào? và nên giữ tâm như thế nào?

Với những người tu hành, tụng Kinh Kim Cang cũng phải tuân thủ theo từng bước, cụ thể:

LƯ HƯƠNG TÁN:

Hương-vân di bố,

Thánh-đức chiêu chương,

Bồ-đề tâm quảng mạc năng lường,

Xúc xứ phóng hào-quang,

Vi thoại, vi tường,

Ngưỡng khải Pháp Trung-Vương,

Nam-mô Hương-vân-cái Bồ-tát. (3 lần)

TỊNH KHẨU-NGHIỆP CHƠN-NGÔN:

Tu rị tu rị, ma ha tu rị tu tu rị, tát bà ha. (3 lần)

TỊNH TAM-NGHIỆP CHƠN-NGÔN:

Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật đồ hám. (3 lần)

ÁN THỔ ÐỊA CHƠN-NGÔN:

Nam-mô tam mãn đa một đà nẵm, án độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha. (3 lần)

PHỔ CÚNG-DƯỜNG CHƠN-NGÔN:

Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần)

PHỤNG THỈNH BÁT KIM-CANG

Phụng thỉnh Thanh-Trừ-Tai Kim-Cang.

Phụng thỉnh Bích-Ðộc Kim-Cang.

Phụng thỉnh Huỳnh-Tùy-Cầu Kim-Cang.

Phụng thỉnh Bạch-Tịnh-Thủy Kim-Cang.

Phụng thỉnh Xích-Thinh-Hỏa Kim-Cang.

Phụng thỉnh Ðịnh-Trì-Tai Kim-Cang.

Phụng thỉnh Tử-Hiền Kim-Cang.

Phụng thỉnh Ðại-Thần Kim-Cang.

PHỤNG THỈNH TỨ BỒ-TÁT

Phụng thỉnh Kim-Cang Quyến Bồ-tát.

Phụng thỉnh Kim-Cang Sách Bồ-tát.

Phụng thỉnh Kim-Cang Ái Bồ-tát.

Phụng thỉnh Kim-Cang Ngữ Bồ-tát.

PHÁT NGUYỆN VĂN

Khể thủ tam giới tôn

Quy mạng thập phương Phật,

Ngã kim phát hoằng nguyện:

Trì tụng Kim-Cang kinh,

Thượng báo tứ trọng ân,

Hạ tế tam đồ khổ,

Nhược hữu kiến, văn giả,

Tất phát Bồ-đề tâm,

Tận thử nhất báo-thân,

Ðồng-sanh Cực-lạc quốc.

VÂN HÀ PHẠM

Vân hà đắc trường thọ,

Kim-cang bất hoại thân?

Phục dĩ hà nhân duyên

Ðắc đại kiên-cố lực?

Vân hà ư thử kinh,

Cứu cánh đáo bỉ ngạn?

Nguyện Phật khai vi mật,

Quảng vị chúng-sanh thuyết,

Nam-mô Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. (3 lần)

KHAI KINH KỆ

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ,

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,

Nguyện giải Như-Lai chơn thiệt nghĩa.

KIM-CANG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT KINH

Dao-Tần Tam-Tạng Pháp-Sư CƯU-MA-LA-THẬP dịch

kinh-kim-cang-la-gi-6

Như thị ngã văn: nhứt thời Phật tại Xá-Vệ quốc, Kỳ-Thọ Cấp-Cô-Ðộc viên, dữ đại Tỳ-kheo chúng thiên nhị bá ngũ thập nhơn cu.

Nhĩ thời, Thế-Tôn, thực thời, trước y trì bát, nhập Xá-Vệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khất dĩ, hườn chí bổn xứ, phạn thực ngật thâu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa.

Thời Trưởng-lão Tu-Bồ-Ðề, tại đại-chúng trung, tức tùng tòa khởi, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa hiệp chưởng cung kính nhi bạch Phật ngôn:

"Hi hữ Thế-Tôn! Như-Lai thiện hộ-niệm chư Bồ-tát, thiện phó-chúc chư Bồ-tát! Thế-Tôn! Thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?".

Phật ngôn: "Thiện-tai! Thiện-tai! Tu-Bồ-Ðề! Như nhữ sơ û thuyết, Như-Lai thiện hộ-niệm chư Bồ-tát, thiện phó-chúc chư Bồ-tát. Nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết. Thiện-nam tử, Thiện-nữ nhơn! phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, ưng như thị trụ, như thị hàng phục kỳ tâm".

- Duy nhiên, Thế-Tôn! Nguyện nhạo dục văn.

Phật cáo Tu-Bồ-Ðề: "Chư Bồ-tát ma-ha-tát, ưng như thị, hàng phục kỳ tâm: Sở hữu nhứt thiết chúng-sanh chi loại, nhược noãn-sanh, nhược thai-sanh, nhược thấp-sanh, nhược hóa-sanh, nhược hữu-sắc, nhược vô-sắc, nhược hữu-tưởng, nhược vô-tưởng; nhược phi hữu-tưởng, phi vô-tưởng, ngã giai linh nhập Vô-dư Niết-Bàn, nhi Diệt-độ chi. Như thị Diệt-độ vô-lượng vô-số, vô-biên chúng-sanh, thiệt vô chúng-sanh, đắc diệt-độ giả. Hà dĩ cố?

Tu-Bồ-Ðề! Nhược Bồ-tát hữu ngã-tướng, nhơn-tướng, chúng-sanh tướng, thọ-giả tướng, tức phi Bồ-tát.

Phục thứ, Tu-Bồ-Ðề! Bồ-tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố-thí.

Sở vị bất trụ sắc bố-thí, bất trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp bố-thí. Tu-Bồ-Ðề! Bồ-tát ưng như thị bố-thí, bất trụ ư tướng. Hà dĩ cố! Nhược Bồ-tát bất trụ tướng bố-thí, kỳ phước-đứùc bất khả tư lượng.

Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Ðông-phương hư-không khả tư lượng phủ?

- Phất dã Thế-Tôn!

- Tu-Bồ-Ðề! Nam, Tây, Bắc phương, tứ duy thượng, hạ hư-không khả tư lượng phủ?

- Phất dã, Thế-Tôn!

- Tu-Bồ-Ðề! Bồ-tát vô trụ tướng bố-thí, phước đức diệc phục như thị, bất khả tư lượng. Tu-Bồ-Ðề! Bồ-tát đản ưng như sở giáo trụ.

Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ?

- Phất dã, Thế-Tôn! Bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như-Lai. Hà dĩ cố? Như-Lai sở thuyết thân tướng, tức phi thân tướng.

Phật cáo Tu-Bồ-Ðề: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư-vọng: nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như-Lai".

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật ngôn: "Thế-Tôn! Phả hữu chúng-sanh, đắc văn như thị ngôn thuyết chương cú, sanh thiệt tín phủ?".

Phật cáo Tu-Bồ-Ðề: "Mạc tác thị thuyết. Như-Lai diệt hậu, hậu ngũ bá tuế, hữu trì giới tu phước giả, ư thử chương cú, năng sanh tín tâm, dĩ thử vi thiệt.

Ðương tri thị nhơn, bất ư nhứt Phật, nhị Phật, tam, tứ, ngũ Phật nhi chủng thiện-căn, dĩ ư vô-lượng, thiên vạn Phật sở, chủng chư thiện-căn. Văn thị chương cú, nãi chí nhứt niệm, sanh tịnh tín giả.

Tu-Bồ-Ðề! Như-Lai, tất tri tất kiến, thị chư chúng-sanh, đắc như thị vô-lượng phước đức.

Hà dĩ cố! Thị chư chúng-sanh vô phục ngã-tướng, nhơn tướng, chúng-sanh tướng, thọ-giả tướng, vô-pháp tướng, diệc vô phi-pháp tướng.

Hà dĩ cố! Thị chư chúng-sanh nhược tâm thủ tướng, tắc vi trước ngã, nhơn, chúng sanh, thọ-giả; nhược thủ pháp-tướng, tức trước ngã nhơn, chúng-sanh thọ giả.

- Hà dĩ cố! Nhược thủ phi-pháp tướng tức trước ngã, nhơn, chúng-sanh, thọ-giả. Thị cố, bất ưng thủ pháp, bất ưng thủ phi-pháp.

Dĩ thị nghĩa cố, Như-Lai thường thuyết: Nhữ đẳng Tỳ-kheo, tri ngã thuyết-pháp, như phiệt dụ giả. Pháp thượng ưng xả, hà huống phi-pháp!

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như-Lai đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề gia? Như-Lai hữu sở thuyết-pháp gia?

Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, vô hữu định pháp danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, diệc vô hữu định pháp Như-Lai khả khuyết.

- Hà dĩ cố? - Như-Lai sở thuyết pháp, giai bất khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp. Sở dĩ giả hà?

- Nhứt thiết Hiền-Thánh giai dĩ vô-vi pháp nhi hữu sai biệt.

- Tu Bồ-Ðề! Ư ý vân hà?

Nhược nhơn mãn tam-thiên đại-thiên thế-giới thất bửu, dĩ dụng bố-thí, thị nhơn sở đắc phước-đức ninh vi đa phủ?

Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Thậm đa, Thế-Tôn. Hà dĩ cố? Thị phước-đức tức phi phước-đức tánh, thị cố Như-Lai thuyết phước-đức đa".

- Nhược phục hữu nhơn, ư thử kinh trung thọ trì nãi chí tứ cú kệ đẳng, vị tha nhơn thuyết, kỳ phước thắng bỉ. Hà dĩ cố? Tu-Bồ-Ðề! Nhứt thiết chư Phật cập chư Phật A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề pháp, giai tùng thử kinh xuất, Tu-Bồ-Ðề! Sở vị Phật-pháp giả tức phi Phật pháp.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Tu-Ðà-Hoàn năng tác thị niệm: Ngã đắc Tu-Ðà-Hoàn quả phủ?

- Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Phất dã, Thế-Tôn! Hà dĩ cố? Tu-Ðà-Hoàn danh vi Nhập-Lưu, nhi vô sở nhập, bất nhập sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, thị danh Tu-Ðà-Hoàn".

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Tư-Ðà-Hàm năng tác thị niệm: Ngã đắc Tư-Ðà-Hàm quả phủ?

Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Phất dã, Thế-Tôn! Hà dĩ cố? Tư-Ðà-Hàm danh Nhứt vãng-lai, nhi thiệt vô vãng-lai, thị danh Tư-Ðà-Hàm".

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? A-Na-Hàm năng tác thị niệm: ngã đắc A-Na-Hàm quả phủ:

Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Phất dã, Thế-Tôn! Hà dĩ cố? A-Na-Hàm danh vi Bất-lai, nhi thiệt vô bất lai, thị cố danh A-Na-Hàm".

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? A-La-Hán năng tác thị niệm: Ngã đắc A-La-Hán đạo phủ?

Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Phất dã, Thế-Tôn! Hà dĩ cố? Thiệt vô hữu pháp danh, A-La-Hán. Thế-Tôn! Nhược A-La-Hán tác thị niệm: Ngã đắc A-La-Hán đạo, tức vi trước ngã, nhơn chúng sanh, thọ-giả.

Thế-Tôn! Phật thuyết ngã đắc Vô-tránh tam-muội, nhơn trung tối vi đệ nhứt, thị đệ nhứt ly dục A-La-Hán, Thế-Tôn! Ngã bất tác thị niệm, ngã thị ly dục A-La-Hán. Thế-Tôn! Ngã nhược tác thị niệm: Ngã đắc A-La-Hán đạo, Thế-Tôn, tắc bất thuyết. Tu-Bồ-Ðề! thị nhạo A-lan-na hạnh giả. Dĩ Tu-Bồ-Ðề thiệt vô sở hành, nhi danh Tu-Bồ-Ðề, thị nhạo A-lan-na hạnh".

Phật cáo Tu-Bồ-Ðề: "Ư ý vân hà? Như-Lai tích tại Nhiên-Ðăng Phật sở, ư Pháp hữu sở đắc phủ?".

- Phất dã, Thế-Tôn, Như-Lai tại Nhiên-Ðăng Phật sở, ư pháp thiệt vô sở đắc.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Bồ-tát trang-nghiêm Phật độ phủ?

- Phất dã, Thế-Tôn. Hà dĩ cố? Trang-nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang-nghiêm.

- Thị cố, Tu-Bồ-Ðề! Chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị sanh thanh-tịnh tâm; bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.

Tu-Bồ-Ðề! Thí như hữu nhơn thân như Tu-di sơn vương. Ư ý vân hà? Thị thân vi đại phủ?

Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Thậm đai, Thế-Tôn. Hà dĩ cố? Phật thuyết phi thân, thị danh đại thân".

- Tu-Bồ-Ðề! Như hằng hà trung sở hữu sa số, như thị sa đẳng hằng hà. Ư ý vân hà? Thị chư hằng-hà sa, ninh vi đa phủ?

Tu-Bồ-Ðề ngôn: Thậm đa, Thế-Tôn! Ðản chư hằng-hà thượng đa vô số, hà huống kỳ sa".

- Tu-Bồ-Ðề! Ngã kim thiệt ngôn cáo nhử. Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, dĩ thất bảo mãn nhĩ sở hàng hà sa số tam thiên đại-thiên thế-giới dĩ dụng bố-thí, đắc phước đa phủ?

Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Thậm đa Thế-Tôn!".

Phật cáo Tu-Bồ-Ðề: "Nhược thiện nam tử, thiện-nữ nhơn ư thử kinh trung, nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng, vị tha nhơn thuyết, nhi thử phước-đức, thắng tiền phước-đức.

- Phục thứ, Tu-Bồ-Ðề! Tùy thuyết thị kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, đương tri thử xứ, nhứt thiết thế-gian; thiên, nhơn, a-tu-la giai ưng cúng dường như Phật tháp miếu. Hà huống hữu nhơn tận năng thọ trì đọc tụng! Tu-Bồ-Ðề! Ðương tri thị nhơn, thành tựu tối thượng đệ nhứt hi-hữu chi pháp. Nhược thị kinh điển sở tại chi xứ, tức vi hữu Phật, nhược tôn trọng đệ-tử".

Nhĩ thời Tu-Bồ-Ðề bạch Phật ngôn: "Thế-Tôn! Ðương hà danh thử kinh, ngã đẳng vân hà phụng trì.

Phật cáo Tu-Bồ-Ðề: "Thị kinh danh vi Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La Mật, dĩ thị danh-tự, nhữ đương phụng trì. Sở dĩ giả hà?

Tu-Bồ-Ðề! Phật thuyết Bát-nhã Ba-la-mật, tức phi Bát-nhã Ba-la-mật, thị danh Bát-nhã Ba-la-mật.

Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như-Lai hữu sở thuyết pháp phủ!".

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật ngôn: "Thế-Tôn! Như-Lai vô sở thuyết".

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Tam-thiên đại-thiên thế-giới sở hữu vi-trần, thị vi đa phủ?".

Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Thậm đa Thế-Tôn".

- Tu-Bồ-Ðề! Chư vi-trần, Như-Lai thuyết phi vi-trần, thị danh vi-trần, Như-Lai thuyết thế-giới, phi thế-giới, thị danh thế-giới.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như-Lai phủ?

- Phất dã, Thế-Tôn. Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như-Lai. Hà dĩ cố? Như-Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng?

- Tu-Bồ-Ðề! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, dĩ hằng hà sa đẳng thân mạng bố-thí. Nhược phục hữu nhơn ư thử kinh trung, nãi chí thọ trì tứ cú kệ đẳng, vị tha nhơn thuyết, kỳ phước thậm đa.

Nhĩ thời, Tu-Bồ-Ðề văn thuyết thị kinh, thâm giả nghĩa thú, thế lệ bi khấp, nhi bạch Phật ngôn: "Hi hữu Thế-Tôn! Phật thuyết như thị thậm thâm kinh-điển, ngã tùng tích lai sở đắc huệ-nhã, vị tằng đắc văn như thị chi kinh.

Thế-Tôn! Nhược phục hữu nhơn đắc văn thị kinh, tín tâm thanh-tịnh tức sanh thiệt-tướng. Ðương tri thị nhơn, thành tựu đệ nhứt hi-hữu công-đức.

Thế-Tôn! Thị thiệt tướng giả, tức thị phi-tướng, thị cố Như-Lai thuyết danh thiệt-tướng.

Thế-Tôn! Ngã kim đắc văn như thị kinh-điển, tín giải thọ trì, bất túc vi nan. Nhược đương-lai thế, hậu ngũ bá tuế, kỳ hữu chúng-sanh đắc văn thị kinh, tín giải thọ trì, thị nhơn tức vi đệ nhứt hi-hữu. Hà dĩ cố? Thử nhơn vô ngã-tướng, vô nhơn-tướng, vô chúng-sanh tướng, vô thọ-giả tướng. Sở dĩ giả hà?

Ngã-tướng tức thị phi tướng, nhơn-tướng, chúng-sanh tướng, thọ-giả tướng, tức thị phi tướng. Hà dĩ cố? Ly nhứt thiết chư tướng, tức danh chư Phật.

Phật cáo Tu-Bồ-Ðề "Như thị! Như thị! Nhược phục hữu nhơn, đắc văn thị kinh, bất kinh, bất bố, bất úy, đương tri thị nhơn, thậm vi hi-hữu. Hà dĩ cố? Tu-Bồ-Ðề! Như-Lai thuyết đệ nhứt Ba-la-mật, tức phi đệ nhứt Ba-la-mật, thị danh đệ nhứt Ba-la-mật. Tu-Bồ-Ðề! Nhẫn-nhục Ba-la-mật, Như-Lai thuyết phi nhẫn-nhục Ba-la-mật, thị danh nhẫn-nhục Ba-la-mật. Hà dĩ cố?

Tu-Bồ-Ðề! Như ngã tích vị Ca-Lợi-Vương cát triệt thân thể, ngã ư nhĩ thời vô ngã-tướng, vô nhơn-tướng, vô chúng-sanh tướng, vô thọ-giả tướng. Hà dĩ cố? Ngã ư vãng tích, tiết tiết chi giải thời, nhược hữu ngã-tướng, nhơn-tướng, chúng-sanh tướng, thọ-giả tướng, ưng sanh sân hận.

Tu-Bồ-Ðề! Hựu niệm quá khứ, ư ngũ bá thế, tác nhẫn-nhục tiên-nhơn. Ư nhĩ sở thế, vô ngã-tướng, vô nhơn-tướng, vô chúng-sanh tướng, vô thọ-giả tướng.

Thị cố, Tu-Bồ-Ðề! Bồ-tát ưng ly nhứt-thiết tướng, phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề tâm. Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng sanh vô sở trụ tâm. Nhược tâm hữu trụ, tức vi phi trụ. Thị cố, Phật thuyết Bồ-tát tâm bất ưng trụ sắc bố-thí. Tu-Bồ-Ðề! Bồ-tát vị lợi ích nhứt-thiết chúng-sanh cố, ưng như thị bố-thí. Như-Lai thuyết nhứt thiết chư tướng, tức thị phi tướng, hựu thuyết: nhứt thiết chúng-sanh tức phi chúng-sanh. Tu-Bồ-Ðề, Như-Lai thị chơn ngữ giả, thiệt ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả. Tu-Bồ-Ðề! Như-Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thiệt vô hư. Tu-Bồ-Ðề! Nhược Bồ-tát tâm trụ ư pháp nhi hành bố-thí, như nhơn nhập ám, tức vô sở kiến. Nhược Bồ-tát tâm bất trụ pháp nhi hành bố-thí, như nhơn hữu mục, nhựt quang-minh chiếu kiến chủng chủng sắc.

Tu-Bồ-Ðề! Ðương lai chi thế, nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, năng ư thử kinh thọ-trì đọc tụng, tức vi Như-Lai, dĩ Phật trí-huệ tất tri thị nhơn, tất kiến thị nhơn giai đắc thành-tựu, vô-lượng vô-biên công-đức.

Tu-Bồ-Ðề! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, sơ nhựt phần dĩ hằng-hà sa đẳng thân bố thí, trung nhựt phần phục dĩ hằng-hà sa đẳng thân bố-thí, hậu nhựt phần diệc dĩ hằng-hà sa đẳng thân bố-thí; như thị vô-lượng bá thiên vạn ức kiếp, dĩ thân bố-thí. Nhược phục hữu nhơn văn thử kinh-điển tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ. Hà huống thơ tả, thọ-trì, đọc tụng, vị nhơn giải thuyết!

Tu-Bồ-Ðề! Dĩ yếu ngôn chi, thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xứng lượng vô-biên công-đức. Như-Lai vị phát đại-thừa giả thuyết, vị phát tối-thượng-thừa giả thuyết. Nhược hữu nhơn năng thọ-trì đọc tụng, quảng vị nhơn thuyết. Như-Lai tất tri thị nhơn, tất kiến thị nhơn, giai đắc thành-tựu bất khả lượng, bất khả xứng, vô hữu biên, bất khả tư nghị công-đức. Như thị nhơn đẳng tắc vi hà đảm Như-Lai A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Hà dĩ cố? Tu-Bồ-Ðề! Nhược nhạo tiểu pháp giả, trước ngã kiến, nhơn kiến, chúng-sanh kiến, thọ-giả kiến, tức ư thử kinh bất năng thính thọ, đọc tụng vị nhơn giải thuyết.

Tu-Bồ-Ðề! Tại tại xứ xứ nhược hữu thử kinh, nhứt thiết thế-gian, thiên, nhơn, A-tu-la sở ưng cúng dường. Ðương tri thử xứ, tức vi thị tháp, giai ưng cung kính, tác lễ vi nhiểu, dĩ chư hoa hương, nhi tán kỳ xứ.

Phục thứ, Tu-Bồ-Ðề! Thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn thọ-trì đọc tụng thử kinh, nhược vị nhơn khinh tiện, thị nhơn tiên thế tội nghiệp, ưng đọa ác-đạo, dĩ kim thế nhơn khinh tiện cố, tiên thế tội-nghiệp tức vi tiêu diệt, đương đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề.

Tu-Bồ-Ðề! Ngã niệm quá-khứ vô-lượng a-tăng-kỳ kiếp ư Nhiên-Ðăng Phật tiền đắc trị bát bá tứ thiên vạn ức na-do-tha chư Phật, tất giai cúng dường thừa-sự, vô không quá giả. Nhược phục hữu nhơn, ư hậu mạt thế, năng thọ-trì độc tụng thử kinh, sở đắc công-đức, ư ngã sở cúng-dường chư Phật, công-đức bá phần bất cập nhứt, thiên vạn ức phần, nãi chí toán số thí-dụ sở bất năng cập.

Tu-Bồ-Ðề! Nhược thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn ư hậu mạt thế, hữu thọ-trì độc tụng thử kinh, sở đắc công-đức, ngã nhược cụ thuyết giả, hoặc hữu nhơn văn, tâm tắc cuồng loạn, hồ nghi bất tín. Tu-Bồ-Ðề! Ðương tri thị kinh nghĩa bất khả tư nghị, quả-báo diệc bất khả tư nghị.

Nhĩ thời, Tu-Bồ-Ðề bạch Phật ngôn: "Thế-Tôn! Thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam bồ-đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ-tâm?".

Phật cáo Tu-Bồ-Ðề: "Thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, đương sanh như thị tâm: Ngã ưng diệt độ nhứt-thiết chúng-sanh, diệt-độ nhứt-thiết chúng-sanh, dĩ, nhi vô hữu nhứt chúng-sanh thiệt diệt độ giả. Hà dĩ cố? Tu-Bồ-Ðề! Nhược Bồ-tát hữu ngã-tướng, nhơn-tướng, chúng-sanh tướng, thọ-giả tướng, tức phi Bồ-tát. Sở dĩ giả hà? Tu-Bồ-Ðề! Thiệt vô hữu pháp, phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả.

Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như-Lai ư Nhiên-Ðăng Phật sở, hữu pháp đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề phủ?

- Phất dã, Thế-Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, Phật ư Nhiên-Ðăng Phật sở, vô hữu pháp đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Phật ngôn: "Như thị! Như thị! Tu-Bồ-Ðề! Thiệt vô hữu pháp, Như-Lai đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-Bồ-Ðề! Nhược hữu pháp Như-Lai đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, Nhiên-Ðăng Phật tức bất dữ ngã thọ ký: "Nhữ ư lai thế, đương đắc tác Phật, hiệu Thích-Ca Mâu-Ni". Dĩ thiệt vô hữu pháp, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, thị cố Nhiên-Ðăng Phật dữ ngã thọ ký, tác thị ngôn: "Nhữ ư lai thế, đương đắc tác Phật, hiệu "Thích-Ca Mâu-Ni". Hà dĩ cố? Như-lai giả, tức chư Pháp như nghĩa. Nhược hữu nhơn ngôn: "Như-Lai đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề". Tu-Bồ-Ðề! Thiệt vô hữu Pháp Phật đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-Bồ-Ðề! Như-Lai sở-đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, ư thị trung vô thiệt vô hư, thị cố Như-Lai thuyết nhứt thiết pháp, giai thị Phật-pháp. Tu-Bồ-Ðề! Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố danh nhứt thiết pháp. Tu-Bồ-Ðề! Thí như nhơn thân trường đại".

Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Thế-Tôn! Như-Lai thuyết: Nhơn thân trường đại, tức vi phi đại thân, thị danh đại thân".

Tu-Bồ-Ðề! Bồ-tát diệc như thị. Nhược tác thị ngôn: "Ngã đương diệt-độ vô-lượng chúng-sanh, tức bất danh Bồ-tát. Hà dĩ cố? Tu-Bồ-Ðề! Thiệt vô hữu Pháp, danh vị Bồ-tát. Thị cố Phật thuyết nhứt thiết pháp, vô ngã, vô-nhơn, vô chúng-sanh, vô thọ-giả. Tu-Bồ-Ðề! Nhược Bồ-tát thị ngôn: Ngã đương trang-nghiêm Phật-độ. Thị bất danh Bồ-tát. Hà dĩ cố? Như-Lai thuyết trang-nghiêm Phật-độ giả, tức phi trang-nghiêm, thị danh trang-nghiêm. Tu-Bồ-Ðề! Nhược Bồ-tát thông đạt vô ngã pháp giả, Như-Lai thuyết danh chơn thị Bồ-tát.

Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như-Lai hữu nhục nhãn phủ?

Như thị, Thế-Tôn! Như-Lai hữu nhục nhãn.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như-Lai hữu thiên-nhãn phủ?

- Như thị, Thế-Tôn! Như-Lai hữu thiên-nhãn.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như-Lai hữu huệ-nhãn phủ?

- Như thị, Thế-Tôn! Như-Lai hữu huệ-nhãn.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như-Lai hữu pháp-nhãn phủ?

- Như thị, Thế-Tôn! Như-Lai hữu pháp-nhãn. Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như-Lai hữu Phật-nhãn phủ? Như thị, Thế-Tôn! Như-Lai hữu Phật-nhãn. Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như hằng-hà trung sở hữu sa, Phật thuyết thị sa phủ? Như thị, Thế-Tôn! Như-Lai thuyết thị sa.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như nhứt hằng-hà trung sở hữu sa, hữu như thị sa đẳng hằng hà. Thị chư hằng hà sở hữu sa số Phật thế-giới, như thị ninh vi đa phủ?

- "Thậm đa, Thế-Tôn!"

Phật cáo Tu-Bồ-Ðề: "Nhĩ sở quốc-độ trung, sở hữu chúng-sanh, nhược can chủng tâm, Như-Lai tất tri. Hà dĩ cố? Như-Lai thuyết chư tâm, giai vi phi tâm, thị danh vi tâm. Sở dĩ giả hà? Tu-Bồ-Ðề! Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện-tại tâm bất khả đắc, vị-lai tâm bất khả đắc.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Nhược hữu nhơn mãn tam-thiên đại-thiên thế-giới thất bảo, dĩ dụng bố-thí, thị nhơn dĩ thị nhơn-duyên, đắc phước đa phủ?

- Như thị, Thế-Tôn! Thử nhơn dĩ thị nhơn-duyên, đắc phước thậm đa.

- Tu-Bồ-Ðề! Nhược phước đức hữu thiệt, Như-Lai bất thuyết đắc phước-đức đa. Dĩ phước-đức vô cố, Như-Lai thuyết đắc phước-đức đa.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Phật khả dĩ cụ túc sắc thân kiến phủ?

- Phất dã, Thế-Tôn? Như-Lai bất ưng dĩ cụ túc sắc thân kiến. Hà dĩ cố? Như-Lai thuyết cụ túc sắc thân, tức phi cụ túc sắc thân, thị danh cụ túc sắc thân.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Như-Lai khả dĩ cụ túc chư tường kiến phủ?

- Phất dã, Thế-Tôn! Như-Lai bất ưng dĩ cụ túc chư tướng kiến. Hà dĩ cố? Như-Lai thuyết chư tướng cụ túc, tức phi cụ túc, thị danh chư tướng cụ túc.

- Tu-Bồ-Ðề! Nhữ vật vị Như-Lai tác thị niệm: "Ngã đương hữu sở thuyết pháp. Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Nhược nhơn ngôn: Như-Lai hữu sở thuyết pháp, tức vi báng Phật, bất năng giải ngã sở thuyết cố. Tu-Bồ-Ðề! Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp.

Nhĩ thời, Huệ-Mạng Tu-Bồ-Ðề, bạch Phật ngôn: "Thế-Tôn! Phả hữu chúng-sanh, ư vị-lai thế, văn thuyết thị pháp, sanh tín tâm phủ?".

Phật ngôn: "Tu-Bồ-Ðề! Bỉ phi chúng-sanh, phi bất chúng-sanh. Hà dĩ cố? Tu-Bồ-Ðề! Chúng-sanh chúng-sanh giả, Như-Lai thuyết phi chúng-sanh, thị danh chúng-sanh".

Tu-Bồ-Ðề! Bạch Phật ngôn: "Thế-Tôn! Phật đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, vi vô sở đắc đa?".

Phật ngôn: "Như-thị! Như-thị! Tu-Bồ-Ðề! Ngã ư A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, nãi chí vô hữu thiểu pháp khả đắc, thị danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

- Phục thức, Tu-Bồ-Ðề! Thị pháp bình-đẳng vô hữu cao hạ, thị danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Dĩ vô ngã, vô nhơn, vô chúng-sanh, vô thọ-giả. Tu nhứt-thiết thiện-pháp, tức đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-Bồ-Ðề! Sở ngôn thiện-pháp giả. Như-Lai thuyết tức phi thiện-pháp, thị danh thiện-pháp.

- Tu-Bồ-Ðề! Nhược tam-thiên đại-thiên thế-giới trung, sở hữu chư Tu-Di sơn-vương, như thị đẳng thất-bảo tụ, hữu nhơn trì dụng bố-thí. Nhược nhơn dĩ thử Bát-Nhã-Ba-La-Mật kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì đọc tụng, vị tha nhơn thuyết, ư tiền phước-đức, bá phần bất cập nhứt, bá thiên vạn ức phần, nãi chí toán số thí-dụ, sở bất năng cập.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Nhữ đẳng vật vị Như-Lai tác thị niệm: Ngã đương độ chúng-sanh. Tu-Bồ-Ðề, mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Thiệt vô hữu chúng-sanh, Như-Lai độ-giả. Nhược hữu chúng-sanh Như-Lai độ giả, Như-Lai tức hữu ngã, nhơn, chúng-sanh, thọ-giả. Tu-Bồ-Ðề? Như-Lai thuyết hữu ngã giả, tức phi hữu ngã, nhi phàm, phu chi nhơn, dĩ vi hữu ngã. Tu-Bồ-Ðề! Phàm-phu giả, Như-Lai thuyết tức phi phàm-phu, thị danh phàm-phu.

- Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng quan Như-Lai phủ?

Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Như thị! Như thị! Dĩ tam thập nhị tướng quan Như-Lai".

Phật ngôn: "Tu-Bồ-Ðề! Nhược dĩ tam thập nhị tướng quan Như-Lai giả, Chuyển Luân Thánh-Vương tức thị Như-Lai?". Tu-Bồ-Ðề, bạch Phật ngôn: "Thế-Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quan Như-Lai".

Nhĩ thời Thế-Tôn nhi thuyết kệ ngôn:

Nhược dĩ sắc kiến ngã,

Dĩ âm thinh cầu ngã,

Thị nhơn hành tà đạo,

Bất năng kiến Như-Lai.

- Tu-Bồ-Ðề! Nhữ nhược tác thị niệm, Như-Lai bất dĩ cụ túc tướng cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-Bồ-Ðề! Mạc tác thị niệm: Như-Lai bất dĩ cụ túc tướng cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Tu-Bồ-Ðề! Nhữ nhược tác thị niệm: Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, thuyết chư pháp đoạn diệt: mạc tác thị niệm! Hà dĩ cố? Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả; ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng.

- Tu-Bồ-Ðề! Nhược Bồ-tát dĩ mãn hằng-hà sa đẳng thế-giới thất bảo trì dụng bố-thí. Nhược phục hữu nhơn, tri nhứt-thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn. Thử Bồ-tát thắng tiền Bồ-tát, sở đắc phước-đức. Hà dĩ cố? Tu-Bồ-Ðề! Dĩ chư Bồ-tát bất thọ phước đức cố.

Tu-Bồ-Ðề bạch Phật ngôn: "Thế-Tôn! Vân hà Bồ-tát, bất thọ phước-đức?".

- Tu-Bồ-Ðề! Bồ-tát sở tác phước-đức, bất ưng tham trước, thị cố thuyết bất thọ phước-đức.

- Tu-Bồ-Ðề! Nhược hữu nhơn ngôn: "Như-Lai, nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhơn bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như-Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như-Lai".

- Tu-Bồ-Ðề! Nhược thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, dĩ tam-thiên đại-thiên thế-giới, toái vị vi-trần. Ư ý vân hà? Thị vi-trần chúng, ninh vi đa phủ?

- Tu-Bồ-Ðề ngôn: "Thậm đa, Thế-Tôn! Hà dĩ cố? Nhược thị vi-trần chúng thiệt hữu giả, Phật tức bất thuyết vị vi-trần chúng. Sở dĩ giả hà? Phật thuyết vi-trần chúng, tức phi vi-trần chún, thị danh vi-trần chúng. Thế-Tôn! Như-Lai sở thuyết tam-thiên đại-thiên thế-giới, tức phi thế-giới, thị danh thế-giới. Hà dĩ cố? Nhược thế-giới thiệt hữu giả, tức thị nhứt hiệp-tướng. Như-Lai thuyết nhứt hiệp-tướng, tức phi nhứt hiệp-tướng, thị danh nhứt hiệp-tướng".

Tu-Bồ-Ðề! Nhứt hiệp-tướng giả, tức thị bất khả thuyết, đản phàm-phu chi nhơn, tham trước kỳ sự.

- Tu-Bồ-Ðề! Nhược nhơn ngôn: Phật thuyết ngã-kiến, nhơn-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến. Tu-Bồ-Ðề! Ư ý vân hà? Thị nhơn giải ngã sở thuyết nghĩa phủ?

- Phất dã, Thế-Tôn! Thị nhơn bất giải Như-Lai sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Thế-Tôn thuyết, ngã-kiến, nhơn-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, tức phi ngã-kiến, nhơn-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, thị danh ngã-kiến, nhơn-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến.

- Tu-Bồ-Ðề! Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề-tâm giả, ư nhứt thiết pháp, ưng như thị tri, như thị kiến, như thị tín giải, bất sanh pháp-tướng. Tu-Bồ-Ðề! Sở ngôn pháp-tướng giả, Như-Lai thuyết tức phi pháp-tướng, thị danh pháp-tướng.

- Tu-Bồ-Ðề! Nhược hữu nhơn dĩ mãn vô-lượng a-tăng-kỳ thế-giới thất bảo trì dụng bố-thí.

Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nữ nhơn, phát bồ-đề tâm giả, trì ư thử kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì đọc tụng, vị nhơn diễn thuyết, kỳ phước thắng bỉ.

Vân hà, vị nhơn diễn thuyết? Bất thủ ư tướng, như như bất động. Hà dĩ cố?

Nhứt thiết hữu-vi pháp,

Như mộng, huyễn, bào, ảnh,

Như lộ, diệc như điển,

Ưng tác như thị quán.

Phật thuyết thị kinh dĩ, Trưởng-Lão Tu-Bồ-Ðề, cập chư Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di, nhứt thiết thế-gian: Thiên, nhơn, A-Tu-La... văn Phật sở thuyết, giai đại hoan-hỉ, tín thọ phụng hành.

Kim-Cang Bát-nhã Ba-La-Mật kinh.

BÁT-NHÃ VÔ-TẬN CHƠN-NGÔN:

Nạp mồ bạt dà phạt đế, bát rị nhã, Ba la mật da duệ đát điệt tha. Án, hộc rị địa rị thất rị, thú rô thú rô tri, tam mật lật tri, Phật xả duệ tá ha.

KIM-CANG TÂM CHƠN-NGÔN:

Án, ô luân ni, ta bà ha.

BỔ KHUYẾT CHƠN-NGÔN:

Nam-mô hát ra đát na đa ra dạ da, khê ra khê ra, cu trụ cu trụ ma ra ma ra, hổ ra hồng, hạ hạ tô đát noa hồng. Bát mạt noa, ta bà ha.

PHỔ HỒI-HƯỚNG CHƠN-NGÔN:

Án, ta ma ra, ta ma ra, di ma nẳng, tát cót ra, ma ha chước ca ra hồng.

KIM-CANG BỔ-KHUYẾT CHƠN-NGÔN:

Án, hô lô hô lô, xả duệ mục khế, tá ha.

Nhứt hồi-hướng: chơn-như thiệt tế, tâm tâm khế hiệp.

Nhị hồi-hướng: vô-thượng Phật-quả bồ-đề, niệm niệm viên mãn.

Tam hồi-hướng: pháp-giới nhứt-thiết chúng-sanh, đồng sanh Tịnh-độ.

TÁN:

Kim-cang công-đức,

Diệu lý nan lương,

Như-Lai vị chúng quảng tuyên-dương,

Thọ thí ngộ chơn-thường,

Dĩ chư hoa hương,

Phổ tán Pháp-trung-vương.

Nam-mô Kỳ-viên Hội-Thượng Phật Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần)

MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ÐA TÂM-KINH

Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá-Lợi-Tử! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão-tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.

VÃNG-SANH QUYẾT-ÐỊNH CHƠN-NGÔN:

Nam-mô a di đa bà dạ, Ða tha dà đa dạ, Ða địa dạ tha.

A di rị đô bà tỳ,

A di rị đa tất đam bà tỳ,

A di rị đa tì ca lan đế,

A di rị đa, tì ca lan đa,

Dà di nị dà dà na,

Chỉ đa ca lệ ta bà ha.

THẬP CHỦNG ÐẠI NGUYỆN:

Ðệ-tử chúng đẳng

Tùy-thuận tu tập

Phổ-Hiền Bồ-tát

Thập chủng đại nguyện:

Nhứt giả lễ kính chư Phật,

Nhị giả xưng tán Như-Lai,

Tam giả quảng tu cúng-dường,

Tứ giả sám-hối nghiệp-chướng,

Ngũ giả tùy-hỷ công-đức,

Lục giả thỉnh chuyển pháp-luân,

Thất giả thỉnh Phật trụ thế,

Bát giả thường tùy Phật học,

Cửu giả hằng thuận chúng-sanh,

Thập giả phổ giai hồi-hướng.

Nguyện ngã tại hội đệ-tử, lâm mạng chung thời, các nguyện tam nhật dĩ hậu, thất nhật dĩ tiền, tâm bất điên-đảo, ý bất tán loạn, vô chư thống khổ, bất thọ ác triền, dự tri thời chí thân tâm hoan-hỷ, hoặc cát tường nhi thệ, hoặc tọa thoát lập vong, A-Di-Ðà Phật dữ Quán-Thế-AÂm Bồ-tát cập Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, vô số hóa Phật bá thiên Tỳ-khưu, Thinh-Văn Ðại-chúng, vô lượng chư Thiên, thất bảo cung-điện, cập Kim-Cang đài, thiên nhạc nghinh không, dị hương mãn thất, tràng phan bảo cái, thân thùy tiếp dẫn, linh chư chúng-sanh kiến giả văn giả, sanh hoan-hỷ tâm, phát Bồ-đề nguyện, cải ác tùng thiện, phản tà qui chánh.

Duy nguyện A-Di-Ðà Như-Lai, Ðại-từ, Ðại-bi ai lân nhiếp thọ. Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Ðà Phật.

Nam mô A-Di-Ðà Phật. (108 lần)

Nam-mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát. (10 lần)

Nam-mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát. (10 lần)

Nam-mô Ðại-Tạng Vương Bồ-tát. (10 lần)

Nam-mô Thanh-tịnh Ðại-Hải chúng Bồ-tát. (10 lần)

SÁM NGÃ NGUYỆN

Ngã niệm tự tùng vô lượng kiếp,

Thất viên-minh tánh tác trần lao

Xuất sanh nhập tử thọ luân hồi,

Di trạng thù hình tao khổ sở.

Túc tư thiểu thiện sanh nhơn đạo,

Hoạch ngộ di phong đắc xuất gia,

Phi truy, tước phát loại Sa-môn,

Hủy giới phá trai đa quá hoạn,

Hoại sanh hại vật vô từ niệm,

Ðạm nhục san huân dưỡng uế xu,

Chúng nhơn tài thực tứ sâm mãn,

Tam-bảo tư duyên đa hổ dụng,

Tà mạng ác cầu vô yểm-túc

Ðam dâm thị tửu dũ hoang mê,

Mạn Phật, khinh Tăng, báng Ðại-thừa,

Bội nghĩa vô thân hủy sư-trưởng,

Văn quá sức phi dương kỷ đức,

Hạnh tai lạc họa yểm tha năng,

Hư cuống khi vưu cạnh lợi danh

Ðấu cấu thị phi tranh nhơn ngã,

Ác niệm tà tư vô tạm tức,

Kinh phù trạo tán vị thường đình,

Truy phàm nhơn sự dũ tinh chuyên,

Trì tụng Phật kinh duy khốn-khổ,

Ngoại hiện oai-nghi tăng siểm trá,

Nội hoài ngã mạn cánh sơ-cuồng,

Lại đọa huân tu tứ thùy manh,

Xan tật, tham lam vô úy sỉ,

Dã điền uế bổn tương hà dụng,

Ðại hải phù thi bất cửu đình.

Ký vô nhứt niệm khả tư nhân,

Tất đọa tam đồ anh chúng khổ,

Ngưỡng nguyện Bổn-Sư Vô-Lượng-Thọ

Quán-AÂm, Thế-Chí, thánh hiền tăng

Ðồng triển oai quan phổ chiếu lâm,

Cọng tứ minh gia hàm cứu bạt,

Vô thỉ kim sanh chư tội chướng,

Lục-căn tam-nghiệp chúng khiên vưu,

Nhứt niệm viên quang tội tánh không,

Ðẳng đồng pháp-giới hàm thanh-tịnh.

HỒI HƯỚNG

Phúng kinh công-đức thù thắng hạnh,

Vô biên thắng phước giai hồi-hướng,

Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh,

Tốc vãng vô-lượng-quang Phật sát.

Nguyện tiêu tam-chướng trừ phiền-não,

Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu,

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.

Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.

Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung,

Cửu phẩm Liên-hoa vi phụ mẫu,

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,

Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.

Nguyện dĩ thử công-đức,

Phổ cập ư nhứt thiết,

Ngã đẳng dữ chúng-sanh,

Giai cộng thành Phật-đạo.

TỰ QUY-Y:

Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại-đạo, phát vô-thượng tâm. (1 lạy)

Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh-tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)

Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống-lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận