Trọn bộ văn khấn ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp năm 2021 chính xác nhất

Văn khấn ông Công ông táo ngày 23 tháng Chạp là bài văn khấn theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam và bài văn khấn được lưu truyền trong dân gian. 

Đỗ Thu Nga
10:35 13/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao phải cúng ông Công ông Táo?

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt Nam, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm nhà nhà cúng ông Công ông Táo. Việc này được xem là một nghi thức để tiễn Táo quân lên chầu trời, báo cáo tình hình hạ giới sau 1 năm. 

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ 3 vị thần là Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần đất, tần nhà, thần bếp núc.

Tích Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao . Dẫu 2 người có cuộc sống vợ chồng mặn nồng nhưng chẳng hiểu sao mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện vặt với vợ. 

Vào một ngày nọ, chỉ vì chuyện nhỏ nhặt mà Cao gây xé ra thành chuyện lớn đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà đi lang thang đến xứ khác thì gặp được Phạm Lang. Hai người phải lòng nhau rồi kết nghĩa vợ chồng.

Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì vô cùng ân hận nên đã đi tìm vợ nhưng lúc này Thị Nhi đã bỏ đi rất xa. Quá day dứt và nhớ vợ, Cao lên đường tìm kiếm.

van-khan-ong-cong-ong-tao-ngay-23-thang-chạp-nam-2021
Sự tích ông Công ông Táo

Ngày qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao đành phải làm kẻ ăn xin để xin đồ ăn đi đường. Cuối cùng, may mắn Cao tình cờ xin ăn đúng nhà Nhi, lúc Phạm Lang đi vắng.

Nhi nhận ra người hành khất này là chồng cũ nên mời vào nhà, nấu cơm cho Cao ăn tử tế. Đúng lúc này, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Cao trong đống rơm sau vườn.

Đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rơm để bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao vào cứu Cao, Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Lang cũng thương vợ mà nhảy vào theo. Cuối cùng cả 3 cùng chết trong đám cháy.

Thượng đế thấy thương tình 3 người lúc sống có nghĩa có tình nên đã phong cho làm vua bếp hay gọi là Định phúc Táo quân và giao cho Phạm Lang làm Thổ công trông coi việc bếp núc, Trọng Cao làm Thổ địa trông coi việc trong nhà và Thị Nhi là Thổ kỳ trông coi việc chợ búa. 

Các vị Táo quân này không những định đoạt được may, rủi, phúc họa của gia chủ mà còn ngăn cản được sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho gia đình gia chủ.

Với mong muốn các vị thần trong nhà phù hộ cho gia đình được nhiều may mắn nên cứ vào ngày 23 tháng Chạp, người ta hay làm lễ tiễn đưa Táo quân chầu trời một cách long trọng.

Người Việt còn quan niệm, việc cúng ông Táo nhằm thể hiện những mong muốn, điều ước của con người hướng về những điều tốt lành. Ông Táo sẽ giúp gia đình giữ lửa, luôn hạnh phúc, ấm áp. Lễ cúng ông táo thường diễn ra trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Mãi cho đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở về trần gian, tiếp tục công việc.

Mân cúng ông Công ông Táo gồm những gì và vì sao phải có cá chép?

Cúng ông Công ông Táo thường được các gia chủ chuẩn bị vô cùng cẩn thận. Lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm:

- Giấy cúng: Mũ ông Công (2 mũ ông và 1 mũ bà). Mũ dành cho bà không cần cánh chuồn, mũ dành cho ông cần 2 cánh chuồn. Giấy cúng vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng.

- Mâm cúng mặn: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 gà luộc, 1 đĩa xào thập cẩm, heo quay miếng, 1 đĩa chả lụa, 1 đĩa chè, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 bình hoa … Đặc biệt là không thể thiếu cá chép vì cá chép chính là phương tiện giúp ông Táo về trời.

Đặc biệt, trong mâm lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Lý giải về điều này, GS.TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia - cho biết, đây là thói quen được duy trì từ lâu. Bởi trong tâm thức dân gian, cá chép sẽ hóa thành rồng, sau đó rồng sẽ bay được lên trời. Vì thế, cá chép là “phương tiện” duy nhất giúp Táo quân lên trời.

van-khan-ong-cong-ong-tao-ngay-23-thang-chạp-nam-2021
Tục cúng ông Công ông Táo là truyền thống tốt đẹp của dân gian Việt Nam

Theo quan niệm dân gian của phương Đông "cá chép vượt vũ môn" tượng trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh, ý chí nỗ lực, kiên cường vượt khó, vươn tới thành công, thịnh vượng.

Cũng theo ông Bền, trước đây và cả bây giờ, ở các vùng quê, người dân vẫn dùng cá chép giấy để cúng. Sau một tuần hương, người dân đem cá chép giấy và mũ áo đi hóa. 

Còn theo quan niệm của Phật giáo, ngày lễ ông Công ông Táo người dân sẽ phóng sinh cá chép ra ao, hồ để tiễn ông Công ông Táo lên trời may mắn. Tục này đề cao tính nhân văn, đề cao sự lương thiện của con người. 

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Bền cho rằng, việc cúng lễ trước hết phải thành tâm và hiểu biết. Từ ngày lễ mang truyền thống tốt đẹp mà nhiều người hiểu sai, lạm dụng để cúng rình rang, có người săn lùng cá chép vàng, cá chép đỏ quý hiểm để cúng lễ vì nghĩ cá càng quý, lễ vật càng lớn thì thần linh phù hộ càng nhiều. Với suy nghĩ đó, cứ gần đến 23 tháng Chạp, thị trường các mặt hàng liên quan đến ông Công ông Táo tăng vọt.

Giáo sư Biền cho khuyên, việc cùng nhất thiết phải thành tâm. Gia đình nào có nơi thả cá thì hãy thực hiện tục phóng sinh. Nếu không thì nên cúng tượng trưng, không nên bắt chước, chạy đua theo phong trào, tránh rước họa vào thân.

Văn khấn ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp năm 2021

Văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

van-khan-ong-cong-ong-tao-ngay-23-thang-chạp-nam-2021
Mâm cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp năm 2021

 Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :.............

Ngụ tại :.......................

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận