Trăm nết thiện chữ "Hiếu" đứng đầu
Phật dạy, hiếu thuận với cha mẹ là cái gốc của người lương thiện. Bởi không có loại huệ ân nào trên thế giới có thể lớn hơn sự nuôi dưỡng của cha mẹ.
Phải đến sau khi sinh ra con cái và làm cha mẹ, chúng ta mới thấu hiểu hết những vất vả, những lo toan của cha mẹ. Một ngày nào đó, những người con mới chợt nhận ra: Cha mẹ già đi một cách vô tình, công ơn dưỡng dục của cha mẹ lớn đến nhường nào.
Trên đời này không có loại huệ ân nào lớn hơn sự nuôi dưỡng của cha mẹ, không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ đã cho ta cả đại dương, nếu con người ta chỉ trả lại cho cha mẹ một giọt nước thì đây có phải đạo hiếu hay không?
Nho gia giảng: "Bách thiện hiếu vi tiên" (Có nghĩa: Trăm thiện thì chữ Hiếu đứng đầu). Nho gia dạy mọi người làm người quân tử, quang minh chính đại, phụng sự quốc gia. Tiêu chuẩn cao nhất của Nho gia chính là chữ Nhân. Để trở thành người quân tử, thành bậc nhân đức thì bước đầu tiên là phải làm tròn chữ Hiếu.
Khổng Tử từng nói: "Hiếu là cái gốc của đức, giáo hóa đức hạnh đều do Hiếu sinh ra. Con ngồi xuống, ta nói cho con nghe. Thân thể, da tóc, là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của Hiếu. Lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, để rạng danh cha mẹ, là tận cùng của Hiếu. Đạo Hiếu, bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ, tiếp đến là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”.
Trong Luận Ngữ cũng có viết: "Người hiếu thuận với cha mẹ, tôn kính anh chị, mà lại thích phạm thượng, chống đối cấp trên, thì rất ít. Người không phạm thượng, chống đối cấp trên mà lại thích tạo phản thì xưa nay chưa từng có. Người quân tử dốc sức tu dưỡng cái gốc. Cái gốc đã vững, thì nguyên tắc đạo đức mới hình thành. Hiếu thuận cha mẹ, tôn kính anh chị là cái gốc của đạo Nhân”.
Thời nay, chúng ta lúc nào cũng chạy theo đồng tiền, nghĩ càng làm nhiều tiền thì càng hạnh phúc. Nhưng sự thật hoàn toàn không phải vậy, cứ mải mê kiếm tiền mà quên mất việc báo hiếu, ở cạnh cha mẹ thì cả đời này cũng khó sống yên ổn.
Hãy nhớ rằng, khi cha mẹ về già điều họ mong nhất không phải con cái gửi tiền về hàng tháng mà là con cái cùng cha mẹ quây quần bên mâm cơm ấm cúng, trò chuyện.
Đã giờ bạn tự hỏi mình còn bao nhiêu thời gian để gặp cha mẹ? Bao lâu rồi chưa về nhà? Có phải bạn cứ nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian để về thăm cha mẹ không? Không còn nhiều nữa đây, một năm bạn về nhà 1 lần, tính ra 10 năm về 10 lần... Vậy thì 10 lần để gặp cha mẹ ấy có phải là quá ít rồi không?
Phận làm con cái phải biết bố mẹ mình sẽ già đi, rồi một ngày họ sẽ chậm chạp đi, mắt không còn tinh anh nữa, tay chân run run, thậm chí trí nhớ cũng không minh mẫn nữa. Thế nên nếu một ngày còn thấy bố mẹ nấu ăn quá mặn, thấy bố mẹ quên tắt đèn, thấy không họ không còn muốn tắm mỗi ngày nữa thì hãy nhớ rằng, họ đã già rồi.
Việc của bạn là hãy chấp nhận sự thật đó, hãy dành thời gian để quan tâm họ hơn. Đừng trách móc họ bừa bộn, đừng trách họ nói nhiều, đừng trách họ lẩm cẩm...
Sau cùng phận làm con nên ghi nhớ, cha mẹ chính là Phật sống trong nhà. Đừng ra ngoài làm việc thiện mà quên mất bố mẹ mình cũng đang cần được chăm sóc. Đừng đợi kiếp sau mới quan tâm bố mẹ, đừng đợi đến khi họ thác mới mâm cao cỗ đầy... Bởi lúc đó, bố mẹ không thể ăn được nữa và cũng không thể nhận sự quan tâm của bạn được nữa!
Đời người có 2 trọng tội tuyệt đối không được phạm: Bất hiếu với cha mẹ và ăn cháo đá bát
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận