Tối Mùng 1 âm đi chùa có được không?
Đi chùa vào Mùng 1 âm là nét đẹp tâm linh có từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, nên đi chùa vào khung giờ nào trong ngày Mùng 1 âm thì không phải ai cũng biết.
Tại Việt Nam, bộ phận người theo Đạo Phật rất nhiều và họ thường có xu hướng đến chùa vào các dịp lễ, Tết, ngày rằm... Người Việt đi chùa để cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình, bản thân.
Ngày nay, chùa chiền được trùng tu và xây dựng ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Điều này giúp cho tất cả người dân theo Đạo Phật hoặc mến mộ những giá trị cốt lõi tốt đẹp của Phật giáo đều có thể đến chùa vào các ngày Mùng 1, ngày Rằm. Tuy nhiên, có hội những người rất bận bịu đặt ra câu hỏi khi đi chùa đầu tháng: Tối Mùng 1 âm đi chùa có được không?
Được biết, hiện nay các nhà chùa chưa có quy định cụ thể về vấn đề này vì chùa là nơi phổ độ chúng sinh. Song gia chủ cũng nên tránh đi chùa vào giờ Dậu trong ngày (khoảng từ 17h đến 19h).
Ngoài ra, quan niệm dân gian cũng cho rằng, không nên đi chùa vào khoảng 12h trưa hoặc buổi tối. Họ lo sợ rằng đi chùa vào hai thời điểm này sẽ khiến việc cầu nguyện không linh nghiệm, thậm chí còn gặp xui xẻo vì đây được xem là khung giờ của cõi âm, không hợp với việc lễ bái.
Theo Phật giáo, Mùng 1 là ngày tốt, nên đi chùa vào lúc sáng sớm. Tuy vậy, bạn cũng đừng lo lắng, do công việc không thể sắp xếp được thì bạn vẫn có thể đi vào khung giờ mà bạn cho là hợp lý nhất. Việc đi chùa quan trọng ở cái tâm, lòng thành kính hướng Phật, hướng thiện chứ không phải ở giờ giấc.
Tuy nhiên, khi đi lễ chùa, các bạn cũng phải lưu ý đến một vài nguyên tắc quan trọng:
- Nguyên tắc mua đồ lễ: Chuẩn bị đồ chay, không vàng hương tiền âm phủ. Khi đi chùa nên sắm hoa tươi như sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu... không dùng hoa giấy, hoa dại, rượu bia...
- Quy tắc ra vào chùa: Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (cửa giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào và đi ra. Người đi chùa phải bước qua chứ không được dẫm lên bậu cửa.
- Nguyên tắc xưng hô: Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con.
- Nguyên tắc cầu khấn: Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ.
- Nguyên tắc bái lễ: Sắp lễ vật lên ban, sau đó đi lễ theo đúng trình tự. Cuối lễ, sau khi đã lễ tại để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
Xem thêm: Văn khấn Mùng 1 tháng 3 Âm năm 2023 cập nhật đầy đủ nhất
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận