Tiết lộ 2 lý do khiến Nhật Bản quyết định bỏ Tết cổ truyền chỉ đón Tết Tây

Nhật Bản quyết định bỏ Tết cổ truyền, chỉ đón Tết Tây và trở thành quốc gia duy nhất ở châu Á ăn Tết Tây.

Đỗ Thu Nga
11:12 27/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo quan niệm của người Nhật, Toshigami-sama là vị thần may mắn, có thể mang đến những điều tốt đẹp cho các gia đình. Chính vì thế Tết của người Nhật được tổ chức là để cho các vị thần này. 

Trước đây, người Nhật sử dụng lịch của người Trung Quốc (âm lịch như các quốc gia châu Á khác). Nhưng từ năm 1944 đến 1874, Nhật Bản tổ chức đón Tết theo lịch Thiên Bảo. Ngày 3/12/1872 (năm Minh Trị thứ 5), chính phủ Nhật Bản quyết định sửa thành ngày 1/1/1873 (năm Minh Trị thứ 6) và từ đó người dân phải diều chính lễ hội đón năm mới của họ theo lịch mới, tức là đón Tết vào ngày 1/1 dương lịch (theo lịch Tây).

tai-sao-nhat-ban-bo-tet-co-truyen-don-tet-tay
Tết cổ truyền của người Nhật trước đây được tổ chức cho thần may mắn Toshigami-sama

Tại sao chính phủ Nhật Bản lại quyết định thay đổi như vậy? Theo các tài liệu có được, lý do đầu tiên là từ xưa đến năm 1946, chính phủ Nhật luôn độc quyền quyết định thay đổi lịch, người dân Nhật Bản phải tuân theo. Cho dù vị thần Toshigami-sama có linh thiêng đến mức nào thì cũng không thể chống lại quyết định của Chính phủ. 

Lý do thứ hai được đưa là việc thay đổi lịch đã giúp chính phủ không phải trả khoản lương tháng thứ 13 cho công chức. Vì tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận. Đón Tết theo lịch mới giảm được ngày nghỉ, tăng sản lượng lao động quốc gia.

Ngoài ra còn một lý do khác là vào thế kỷ 19, Nhật Bản đã phải đối mặt với các vấn đề lớn như đã ký các hiệp ước không có lợi với Mỹ (ví dụ như Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Nhật Bản - Hoa Kỳ 1858), cũng như tình hình thế giới lúc đó các nước phương Tây đang tìm cách mở rộng đô hộ các nước nhỏ. Nhật Bản nhận ra rằng, phương Tây đã phát triển vượt bậc so với châu Á khi chứng kiến những chiếc tàu màu đen của Hải quân Mỹ ghé thăm cảng Uraga vào tháng 7/1853.

tai-sao-nhat-ban-bo-tet-co-truyen-don-tet-tay-9
Tết cổ truyền bị bỏ ở Nhật nhưng nhiều gia đình vẫn giữ nguyên phong tục truyền thống của ngày Tết

Để không bị đô hộ, Nhật cần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc để vươn mình thành một quốc gia hùng mạnh. NHật Bản muốn đuổi kịp các nước phương Tây để có chỗ đứng trên thế giới. Vậy nên đổi lịch đón Tết là một bước trong kế hoạch này.

Hiện nay dương lịch là lịch chính được sử dụng phổ biến nhưng người Nhật vẫn áp dụng cách đếm năm theo truyền thống trên các số sách báo, tranh ảnh. Các năm sẽ được đánh theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng. Chẳng hạn năm 2021 được gọi là Lệnh Hòa 3, có nghĩa là năm trị vì thứ 3 của Nhật Hoàng hiện tại - NHật Hoàng Naruhito.

Hiện nay đa số người dân Nhật Bản không còn đón Tết cổ truyền. Song người dân ở một số nơi như đảo Kago, Okinawa, Amami người dân vẫn duy trì phong tục đón Tết theo lịch âm.

Mặc dù đón Tết Tây nhưng người dân Nhật Bản vẫn giữ nguyên phong tục truyền thống của dân tộc. Vào những ngày Tết, người dân đi sắm đồ, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

tai-sao-nhat-ban-bo-tet-co-truyen-don-tet-tay-7
Những món ăn truyền thống được làm trong dịp Tết ở Nhật

Người Nhật thường trang hoàng nhà cửa vào ngày 28 hoặc 30, vì ngày 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với "hai lần đau". Mọi nhà đều trang hoàng theo tín ngưỡng thờ thần Toshigami-sama. Phụ nữ Nhật sẽ vào bếp chuẩn bị các món ăn cũng như làm bánh Tết. 

Đêm 30 Tết người Nhật vẫn ăn tất niên cùng gia đình rồi đi đến các chùa để tụng kinh, cầu bình an. Vào đàu năm mới, người Nhật cũng xem giờ xem hướng xuất hành để mong có một năm bình an, phúc lộc. 

Vào ngày mùng 1 Tết, người Nhật cũng đi chúc tết họ hàng, bạn bè, cấp trên. Người Nhật gọi 3 ngày đầu năm là "ba ngày chúc tụng".

Có thể thấy, dù đã biến đổi thành một nước công nghiệp đứng top đầu thế giới nhưng người dân Nhật Bản vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của mình.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận