Thời nhà Trần, quân đội tập trận đồ đánh giặc như thế nào?

Các nhà quân sự xưa đều xác định, khi có giặc thì chiến thuật du kích là phù hợp nhất. Nhưng không phải vì thế mà quân đội ta thời xưa không tập trận. Vì chỉ khi tập trận mới tạo ra được sức mạnh của quân đội. Vậy, nhà Trần đã tập trận như thế nào?

Đỗ Thu Nga
10:00 28/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà Trần là 1 triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Đây là triều đại được lưu danh với những chiến công hiển hách. Triều đại không chỉ củng cố phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục mà còn đẩy mạnh sức chiến đấu của quân đội.

Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nổi loạn và đương đầu với quân đội của các nước láng giềng.  Lực lượng quân đội nhà Trần thiện chiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh, tượng binh... 

Chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng họ đều có quân đội tinh nhuệ là nền tảng lớn khiến quân đội nhà Trần đánh bại được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. 

Nhiều tôn thất hoàng gia như Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn Đại vương Trần Nhật Duật, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư đều là những tướng cầm quân tài ba, có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.

Thoi-nha-Tran-quan-doi-tap-tran-do-danh-giac-nhu-the-nao-7
Binh khí thời Trần - Tranh của họa sĩ Phan Thanh Nam

Nhưng có một vấn đề đặt ra ở đây làm, thời nhà Trần, quân đội được tập trận đánh giặc như thế nào? Theo tờ Kiến thức, vị chỉ huy quân đội lẫy lừng Trần Quốc Tuấn khi sắp lâm chung đã phân tích cho vua Trần Anh Tông về trận pháp rằng: 

Ngày xưa Triệu Vũ đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế "thanh dã", đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế”.

Nói về những trận chiến thắng quân Nguyên xâm lược nước ta mà ông trực tiếp chỉ huy, Đại vương bình luận: "Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được”.

Trần Quốc Tuấn đã đích thân sưu tập binh pháp các nhà, làm thành “Bát quái cửu cung đồ”, đặt tên là “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”.  Đại Việt sử ký toàn thư chép, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư - vị phó tướng của Hưng Đạo Đại vương trong kháng chiến thứ 3 với quân Nguyên, người  nổi danh với trận diệt gọn đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ở Vân Đồn, đã viết bài tựa cho sách ấy như sau: "Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết. Cho nên trận nghĩa là "trần", là bày ra, là khéo léo”.

Thoi-nha-Tran-quan-doi-tap-tran-do-danh-giac-nhu-the-nao

Sau khi nhắc lại những trận đồ kinh điển từ thư tịch Trung Quốc như Hoàng Đế, Gia Cát Lượng, Vệ Công, Hoàn Ôn, Lý Thuyên, Nhân Huệ vương nhấn mạnh: “Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực. Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía Bắc trấn ngự Hung Nô, phía Nam uy hiếp Lâm Ấp...”.

Về việc tập trận thời Trần thì theo Toàn thư, lần đầu tiên chép vào năm Nguyên Phong thứ 3 đời Trần Thái Tông (1253), đã xây Giảng Võ đường để luyện quân. Đến tháng 3/1262, có chép việc Vua Trần Thánh Tông xuống chiếu cho các quân chế tạo vũ khí, chiến thuyền và cho quân thủy, lục tập trận ở chín bãi phù sa sông Bạch Hạc.

Trong bộ sử lớn nhất của nước ta cũng cho biết, vào tháng 8/1268, “vua (Trần Thánh Tông) xuống chiếu định quân ngũ, mỗi quân 30 đô, mỗi đô 80 người, chọn người tôn thất giỏi võ nghệ, tinh binh pháp để chỉ huy”.

Như vậy, yếu tố binh pháp đã được triều đình nhà Trần đưa vào trong quy trình bổ nhiệm lãnh đạo quân đội. Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, vua Trần và Thượng hoàng mở hội nghị Bình Than, tiến phong Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc.

Tháng 8/1284, Hưng Đạo vương điều các quân của vương hầu, duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu, chia các quân đóng giữ Bình Than và những nơi xung yếu khác. Tuy nhiên, sử không ghi rõ quân đội thời Trần tập trận như thế nào.

Xem thêm: Oai hùng như nhà Trần: Đem quân lấn biên, dằn mặt nhà Tống

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận