Thiền sư Vô Đức và câu chuyện "nhàn nhã là địa ngục"
Trong lớp học thiền, thiền sư Vô Đức thấy có nhiều học trò với nhiều tính cách khác nhau nên đã quyết định kể câu chuyện "nhàn nhã là địa ngục" để thức tỉnh nhân tâm.
Thiền sư Vô Đức (hay thiền sư Phần Dương Thiện Chiếu, 947 - 1024) là người Trung Quốc thuộc tông Lâm Tế, môn đệ của thiền sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm và thầy của thiền sư Thạch Sương Sở Viên.
Tương truyền, sư tham vấn nhiều thiền sư để học hỏi được tất cả những tinh hoa của Thiền tông trong thời kỳ suy tàn. Vì thế, những nét đặc biệt của những tông khác đều được tông Lêm Tế hấp thụ và lưu truyền. Sư cũng là 1 trong những thiền sư đầu tiên phát triển văn học Thiền tông thông qua trứ tác của bài kệ tụng và thêm lời bình luận của mình vào các công ấn, pháp ngữ của Thiền sư, cổ đức đời trước.
Sinh thời, thiền sư Vô Đức thu nhận nhiều học trò trẻ tuổi đến học. Họ đều ngưỡng mộ danh tiếng của thiền sư nên tìm đến học thiền rất đông. Thiền sư yêu cầu mọi người không được mang bất kỳ đồ vật gì lên núi. Trong lớp học, thiền sư cũng yêu cầu học trò quên đi tất cả những khổ đau về thể xác và tinh thần, và giao phó sinh mệnh cho thần bảo hộ. Nhưng có học trò hay ăn lười làm, ghét phải làm việc, lại có người chỉ thích hưởng thụ.
Thấy vậy, thiền sư Vô Đức bèn kể cho học trò nghe câu chuyện: Có một người sau khi chết, hồn phách đi đến một nơi, trước khi anh ta qua cửa, Diêm Vương hỏi anh ta: “Nhà ngươi thích ăn đúng không? Ở đây có rất nhiều đồ ăn đều là để cho ngươi ăn đấy. Ngươi thích ngủ phải không? Ở đây ngươi có thể ngủ thoải mái mà không sợ ai làm phiền. Ngươi thích chơi phải không? Các loại trò chơi giải trí ở đây tùy ý ngươi lựa chọn. Ngươi ghét làm việc đúng không? Vậy thì đảm bảo ngươi ở đây không phải làm bất cứ việc gì, và cũng không có ai quản hết".
Thế là anh ta vui vẻ trở lại. Anh ta hết ăn lại ngủ. Ngủ chán lại chơi, vừa ăn vừa chơi. Cứ như vậy 3 tháng liền, anh ta dần dần cảm thấy có chút nhàm chán. Anh ta liền đi tìm Diêm VƯơng - người lúc đầu giữ anh ta ở lại.
Anh ta nói: "Những ngày tháng thế này chẳng có gì tốt, bởi vì chơi quá nhiều nên tôi chẳng còn hứng thú nữa; ăn quá no làm tôi không ngừng béo phì; ngủ quá lâu, khiến đầu óc tôi cũng trở nên mụ mẫm. Ngài có thể cho tôi một việc làm không?”.
Diêm Vương đáp: "Thật xin lỗi, ở đây chẳng có công việc nào hết".
Lại thêm 3 tháng nữa trôi qua, anh ta không thể chịu được nữa, lại đến tìm Diêm Vương: "Tôi không thể tiếp tục cuộc sống thế này được nữa, nếu ngài không cho tôi làm việc, tôi thà xuống địa ngục còn hơn!".
Diêm Vương đáp: "Ngươi nghĩ đây là thiên đàng hay sao? Nơi đây chính là địa ngục. Nó khiến ngươi mất đi lý tưởng, không có sáng tạo, không có tiền đồ, dần dần ngươi sẽ sa ngã. Sự dày vò về tâm hồn này còn đáng sợ hơn gấp trăm ngàn lần sự đau khổ về xác thịt khi phải chịu dao đâm hay xuống vạc dầu".
Từ câu chuyện của thiền sư Vô Đức, chúng ta nhận ra rằng: Thật ra, nhàn hạ không cần làm việc chưa hẳn đã là phúc. Đôi khi, không có việc để làm lại là một loại đau khổ, dày vò như bị xuống địa ngục.
Thiền, không phải là để bản thân ở tư thế bất động, chỉ ăn mà không làm. Nhắm mắt tĩnh tọa, nhìn vào như vẻ lười nhác, nhưng thực ra đó là một phương pháp để đi vào thế giới thiền.
Ngoài ra, chẻ củi gánh nước là thiền, vác đá trồng lúa là thiền, cày ruộng nhổ cỏ, đèn sách cũng là thiền. Tất cả những việc đòi hỏi nhân nại, từ bi đều là thiền. Vất vả hy sinh cũng là thiền, tinh tế khéo léo cũng là thiền.
Thiền chính là một niềm vui trong cuộc sống, một hình thức hưởng thụ thật sự.
Xem thêm: Trọn bộ 100 bài kệ niệm Phật, đã là Phật tử thì nên biết
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận