Sự thật về những "câu thả thính" của dàn "soái ca" văn học Việt Nam

Đến hẹn lại lên, vào dịp lễ tình nhân, các bạn trẻ truyền tay nhau những câu văn tình tứ của các nhà thơ, nhà văn Việt Nam xưa và gọi đó là "câu thả thính". Song bản gốc của những câu thơ, câu văn này lại hoàn toàn khác.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những bài viết trên mạng xã hội tổng hợp các câu thơ, câu văn nổi tiếng của các nhà thơ, nhà văn Việt Nam như sau:

TÔ HOÀI: Đời này ta nợ em một lần lên xe hoa và một đêm tân hôn.

NAM CAO: Phàm đã là nam nhân trong thiên hạ trước khi muốn đặt môi mình lên khuôn miệng xinh đẹp của nữ nhân nào đó thì trước tiên phải có trách nhiệm đổ đầy cơm vào.

XUÂN DIỆU: Nàng cả đời này sẽ mãi là người của ta vì ta đã chôn nàng vào tim rồi!

HUY CẬN: Nếu như hạnh phúc cũng có thể để dành giống như chiếc bánh mẹ cho ngày bé, để những lúc buồn đói lấy ra nhăm nhi thì nhất định anh sẽ để dành lại những ngày bên em.

VŨ TÚ NAM: Chỉ cần gặp em một lần thì lịch sử đã chép chung hai cuộc đời là một rồi.

HÀN MẶC TỬ: Đi khắp thế gian ta mới nhận ra chỉ có hai thứ dù đứng bất cứ đâu ta cũng cũng có thể thấy. Ánh trăng và khuôn mặt em - người ta yêu.

Su-that-ve-nhung-cau-tha-thinh-cua-dan-soai-ca-van-hoc-Viet-Nam

Thế nhưng sau đó có rất nhiều ý kiến phản ánh, những câu thơ, câu văn lan truyền trên mạng xã hội này đã bị "chế". 

Chẳng hạn, bài viết liệt kê câu thơ được cho là "ông vua" thơ tình Xuân Diệu: "Nàng cả đời này sẽ mãi là người của ta, vì ta đã chôn nàng vào tim rồi". Hay của Huy Cận: "Nếu như hạnh phúc cũng có thể để dành giống như chiếc bánh mẹ cho ngày bé, để những lúc buồn đói lấy ra nhâm nhi, thì nhất định, anh sẽ để dành lại những ngày bên em".

Hay câu được cho là của Hàn Mặc Tử: "Đi khắp thế gian ta mới nhận ra chỉ có hai thứ dù đứng bất cứ đâu ta cũng có thể thấy. Ánh trăng và khuôn mặt em - người ta yêu", của Nguyễn Bính: "Nếu nói nỗi nhớ của anh nhiều như sao trên trời thì thật vô lý! Vì sao trời còn có ngày không mọc, nhưng anh thì không có đêm nào không nhớ về em", của Chế Lan Viên: "Ta nhớ nàng như đông về nhớ rét".

Bài viết này xuất phát từ trang cá nhân Tr.Bình. Một số trang báo, trang tin điện tử sau đó cũng đăng nguyên văn bài viết này dẫn đến không ít bình luận tiêu cực về môn văn, như "Chỉ là một câu thả thính nhân ngày đẹp trời, tâm trạng phơi phới của các bậc tiền bối, ấy mà giờ đây vẫn chỉ câu nói ấy, nhưng thế hệ này phải trải ra 4 mặt giấy", hay "Chỉ là thơ tán gái mà khi phân tích phải đào đến tận xã hội thực tế bấy giờ, rồi ý nghĩa nhân văn và cả chục cái liên quan khác"...

Nhiều bạn là người đam mê văn học Việt Nam, đã tìm ra những điểm nghi vấn của bài viết, bức xúc khi biết bản gốc khác xa bản chế. Việt Hà Kikyou đưa bằng chứng: Câu trong bài thơ Anh đã giết em của của Xuân Diệu, lời không phải vậy. Bản gốc phải là: "Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh/ Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật".

Su-that-ve-nhung-cau-tha-thinh-cua-dan-soai-ca-van-hoc-Viet-Nam-9

Câu gốc của nhà văn Nam Cao: "Bọn trẻ con tưởng rằng, người ta có thể sống bằng tình yêu mà chẳng cần ăn. Hỡi những cô gái quê rất có thể đáng yêu nếu không đói cơm kia! Các cô đã dạy khôn Hàn. Bây giờ Hàn mới biết rằng, trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã" (Một câu chuyện Xuvơnia).

Tác phẩm của Huy Cận: "Anh mang thầm em trong hồn anh/ Như đứa trẻ thơ mãi để dành/ Chiếc bánh mẹ cho từ sáng sớm/ Anh chờ hạnh phúc những giờ xanh" (Anh mang thầm em).

Nguyễn Bính viết trong "Đêm sao sáng": "Giời còn có bữa sao quên mọc / Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em". Nguyễn Đình Thi có câu: "Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt/ Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời/ Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực/ Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người" (Nhớ). Chế Lan Viên viết trong Tiếng hát con tàu: "Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét"…

Việt Hà Kikyou đánh giá: "Không cần phải chế lại như vậy, bản gốc cũng đủ "tình" rồi. Bản chế cần phải ghi là chế, đừng để mở ngoặc như trích dẫn, tội tác giả".

Xem thêm: Say đắm bài văn phân tích nhận định của nhà thơ Huy Trụ: "Thơ là rượu của thế gian"

Đọc thêm

Ông được xem là người của hai thế kỷ, dấu nối giữa thi ca truyền thống và hiện đại. Bút lực của ông có vị trí quan trọng trong nền văn học đầu thế kỷ 20.

Trắc nghiệm yêu văn học: Nhà thơ nào từng 'muốn làm thằng Cuội'?
0 Bình luận

Thi sĩ này là 1 trong những bậc thầy của văn học trào phúng Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng là "Thương vợ".

Trắc nghiệm yêu văn học: Nhà thơ lận đận thi cử, thi 4 lần mới đỗ tú tài là ai?
0 Bình luận

Nhà thơ Tố Hữu từng viết 2 câu thơ tiễn đoàn công tác rất hay, thế nhưng trong ấy có 1 từ chưa được hay cho lắm nên đã được Bác Hồ đề nghị thay.

Chuyện nhà thơ Tố Hữu từng bị Bác Hồ sửa thơ
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất