Trắc nghiệm yêu văn học: Nhà thơ lận đận thi cử, thi 4 lần mới đỗ tú tài là ai?

Thi sĩ này là 1 trong những bậc thầy của văn học trào phúng Việt Nam. Ông có tác phẩm nổi tiếng là "Thương vợ".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà thơ nào thi 4 lần mới đỗ tú tài?

A. Nguyễn Khuyến

B. Tú Xương

C. Tú Mỡ

ĐÁP ÁN: B - TÚ XƯƠNG

Nhà thơ Tú Xương được xem là một hiện tượng hiếm trong thơ ca Việt Nam. Ông sáng tác dường như chỉ để mua vui, để đọc cho bạn bè và người thân nghe, rồi tùy ý truyền khẩu. Trong thơ Tú Xương có thể cảm nhận rõ sự hài hòa giữa yếu tố hiện thực và trào phúc, nhưng trữ tình là gốc rễ.

Thông qua câu trắc nghiệm yêu văn học trên, chúng tôi xin hé lộ thêm đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của văn sĩ tài hoa này. Đồng thời cũng chia sẻ về cuộc đời lận đận thi cử của một nhà thơ lớn trên văn đàn Việt Nam.

Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương (1870 - 1907) tự là Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông sinh ra ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc (nay là TP Nam Định, tỉnh Nam Định). Tú Xương xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, cha là cụ Trần Duy Thuận làm chức Tự thừa ở dinh Đốc học Nam Định. Gia đình ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời nhà Trần lập công lớn được phong quốc tích (vua cho đổi họ theo vua). 

Nha-tho-lan-dan-thi-cu-thi-4-lan-moi-do-tu-tai-la-ai-9

Trong tất cả các tài liệu nói về Tú Xương đều không thấy có ảnh, nhưng dáng hình cụ Tú được người bạn học là hạc phong Lương Ngọc Tùng viết trong bài thơ "Nhớ rõ hình dung...":

Cùng làng, cùng phố, học cùng trường

Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương,

Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết,

Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương.

Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú,

Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.

Mấy chục năm trời đà vắng bóng,

Nghìn năm còn rạng dấu thư hương.

Tú Xương đi học sớm và cũng nổi tiếng thông minh. Năm lên 10 tuổi, nhà có khách đến chơi, thấy trước nhà có một dãy chậu hoa, khách bèn ra cho ông câu đối: "Đình tiền ngũ sắc hoa" (trước sân có hoa năm sắc), Uyên liền chỉ vào lồng chim khướu treo ở hiên và đối: "Lung trung bách thanh điểu" (trong lồng có chim trăm tiếng). Khách nghe đối tấm tắc khen nhưng lại thở dài "đời thằng bé lại lẩn quẩn như chim nhốt trong lồng". Ông học chữ Hán cụ kép làng Thành Thị, tên là Trần Chấn Thái, ngồi bảo học ở Thành Nam.

Tú Xương cũng là một thi sĩ tài hoa nhưng cuộc đời ngắn ngủ. Ông sống vỏn vẹn 37 năm trong giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh Nam Kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. Các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử đó.

Nha-tho-lan-dan-thi-cu-thi-4-lan-moi-do-tu-tai-la-ai

Nhưng phải nói rằng, Tú Xương là người có chí, có tài làm thơ. Ông mang khát vọng học hành thành đạt để có cuộc sống tử tế. Năm 16 tuổi, ông đã đi thi hương, rồi kiên trì đeo đuổi đến tám khoa thi (các năm 1886, 1888, 1891, 1894, 1897, 1900, 1903, 1906).

Đến khoa thi năm Giáp Ngọ 1894, khi đã 24 tuổi, ông mới đỗ Tú tài thiên thủ, lấy thêm cuối bảng. Bốn khóa thi sau đó, ông tham gia để mong đậu cử nhân nhưng đều trượt. Tú Xương mất năm 1907 trên đường về quê ngoại ở huyện Mỹ Lộc.

Theo Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ 19 (Nhà xuất bản Văn học, 2018), Tú Xương sáng tác khá nhiều, chủ yếu là thơ Nôm, thường được truyền tay qua bạn bè mà phổ biến với công chúng.

Tuy nhiên, thơ của ông không được ghi ghép lại nên thất lạc nhiều, lại hay bị lẫn với thơ người khác. Hiện các nhà nghiên cứu đã tìm được trên 100 bài thơ Nôm của ông, viết bằng các thể loại thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát, phú.

Xem thêm: Trắc nghiệm yêu văn học: Dế Mèn là con thứ mấy trong nhà?

Đọc thêm

Trong nền văn học Việt Nam, có 1 vị tác giả được mệnh danh là "nhà văn của những người cùng khổ". Các tác phẩm của ông luôn viết về những số phận có hoàn cảnh éo le.

Trắc nghiệm yêu văn học: 'Nhà văn của những người cùng khổ' là ai?
0 Bình luận

Người khởi xướng trào lưu "thơ điên" trước 1945 là người có những vần thơ mới mẻ, lạ lùng, nhưng đôi khi cũng kỳ dị. 

Trắc nghiệm yêu văn học: Ai là người khởi xướng trào lưu 'thơ điên' trước 1945?
0 Bình luận

Nhà thơ Tố Hữu từng viết 2 câu thơ tiễn đoàn công tác rất hay, thế nhưng trong ấy có 1 từ chưa được hay cho lắm nên đã được Bác Hồ đề nghị thay.

Chuyện nhà thơ Tố Hữu từng bị Bác Hồ sửa thơ
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất