Trắc nghiệm yêu văn học: Ai là người khởi xướng trào lưu "thơ điên" trước 1945?

Người khởi xướng trào lưu "thơ điên" trước 1945 là người có những vần thơ mới mẻ, lạ lùng, nhưng đôi khi cũng kỳ dị. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà thơ nào khởi xướng ra trường thơ loạn, thường được gọi nôm na là "thơ điên" trước năm 1945?

A. Xuân Diệu

B. Hàn Mặc Tử

C. Lưu Trọng lư

ĐÁP ÁN: HÀN MẶC TỬ

Đầu những năm 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niên luật của thể loại thơ cổ diễn ra mạnh mẽ.

Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi phong trào Thơ mới. Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1932-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Và ở giai đoạn này, có rất nhiều tên tuổi nhà văn, nhà thơ xuất hiện với cá tính sáng tạo độc đáo, được nhiều thế hệ yêu mến: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên...

Hàn Mặc Tử chính là người đầu tiên khởi xướng trào lưu "thơ điên" trước năm 1945. Theo tìm hiểu, năm 1936, Bình Định xuất hiện một nhóm thơ được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" hay còn gọi là nhóm thơ Bình Định. Gần mười năm tồn tại 1936-1945, nhóm chỉ có bốn thành viên là Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Yến Lan và Chế Lan Viên.

Ai-la-nguoi-khoi-xuong-trao-luu-tho-dien-truoc-truoc-1945-0
Nhà thơ Hàn Mặc Tử

Khoảng thời gian đó, Hàn Mặc Tử biết Yến Lan vừa hoàn thành một tập thơ viết về đề tài chiến tranh, nhan đề Giếng loạn. Tập thơ đã gợi cho Hàn Mặc Tử cái tên của trường phái mà ông định thành lập.

Sau đó, Hàn Mặc Tử lại được Chế Lan Viên tặng tập Điêu tàn (1937). Hàn Mặc Tử nhận thấy trong nhóm thơ tính khuynh hướng thể hiện rất rõ trong sáng tác của từng người nên ông đề xướng việc thành lập "trường thơ loạn".

Hàn Mặc Tử nói: "Lâu nay chúng ta làm toàn những loại thơ điên loạn, xem ra có đủ nhân tố để dựng một trường thơ, trường thơ điên loạn. Rồi chúng ta sẽ tiếp tục có tuyên ngôn bổ sung khi in tập thơ chung của trường thơ loạn".

Trong bài tựa tập thơ Điêu tàn do chính tác giả Chế Lan Viên viết, có đoạn:

Hàn Mặc Tử viết: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu, Nó thoát Hiện Tại. Nó xáo trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai.

Thơ của các thi sĩ "trường thơ loạn" tràn ngập trăng, hồn, máu, bóng ma, sọ người, xương cốt, tinh tủy. Tất cả say sưa bước chân vào thế giới rùng rợn đó.

Riêng Hàn Mặc Tử năm 1938 cũng có tập Thơ điên, gồm ba phần Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên.

Xem thêm: Nguyễn Tuân - sống chất, chết cũng phải chất: Muốn dùng tiền viếng mua bia đãi bạn bè, lên danh sách kẻ không được đến đám tang

Đọc thêm

Nhà văn Nguyễn Công Hoan là người thông minh, hài hước. Cuộc sống của ông gắn với rất nhiều giai thoại vui trong đó có chuyện, ông bị kẻ khác "mạo danh" với mục đích lừa tình.

Giai thoại vui về Nguyễn Công Hoan: Nhà văn lão làng và tên lừa đảo 'trẻ không tha, già không thương'
0 Bình luận

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời, văn đàn Việt Nam "lòng buồn không tả nổi". Ông sống một đời nghèo nhưng văn chương huy hoàng.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã 'náo động' cõi văn chương thế nào?
0 Bình luận

Ít ai biết được cách đây gần 30 năm, Hoàng Nhuận Cầm từng viết bài thơ "tiên tri" về sự ra đi của mình, trong đó có câu: "Nếu tôi chết trời xanh bình lặng, Thêm một vì sao nữa rụng rơi".

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm từng viết thơ 'tiên tri' về sự ra đi của chính mình
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất