Sự thật ít biết về "cuộc chiến âm thanh" hai bên bờ sông Bến Hải thời kháng chiến chống Mỹ

Những năm 1954 - 1964 là giai đoạn không còn tiếng súng ở đôi bờ giới tuyến 17. Song cuộc chiến bằng tiếng nói đã diễn ra ở đây vô cùng căng thẳng và quyết liệt giữa hai phe đối lập. 

Đỗ Thu Nga
12:53 08/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu" là dấu mốc lịch sử vô cùng quan trọng với dân tộc Việt Nam. Chiến thắng này đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương của đế quốc Mỹ. 

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp đồng ý trao trả độc lập cho Việt Nam theo Hiệp định Giơnevơ. Sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia cắt Việt Nam thành 2 vùng tập trung quân sự: Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rút về miền Bắc, quân đội Liên hiệp Pháp rút về miền Nam. 

Su-that-it-biet-ve-cuoc-chien-am-thanh-o-hai-bo-song-Ben-Hai-7
Chiến thắng Điện Biên Phủ

 Thoạt tiên việc chia thành hai vùng quân sự này không có ý nghĩa về lãnh thổ hay chính trị, và chỉ có giá trị trong vòng hai năm, từ năm 1954 đến năm 1956 rồi sau đó sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử để hoàn toàn thống nhất đất nước. Sau khi thiết lập ranh giới phi quân sự, theo hiệp định, quân đội Việt Minh từ miền Nam phải tập kết ra Bắc, quân đội Pháp ở miền Bắc phải tập kết vào Nam. Giữa hai quân đội là "vùng phi quân sự" tính từ 5km từ hai bên sông Bến Hải được sử dụng làm "vùng đệm" nhằm tránh sự xung đột (hoạt động thù địch) có thể xảy ra giữa hai quân đội.

Trong thời gian chờ “Hiệp thương tổng tuyển cử” Mỹ đã vào miền Nam Việt Nam lập lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm Âm mưu chia cắt nước ta lâu dài. Năm 1956, Ngô Đình Diệm từ chối không tham gia cuộc tổng tuyển cử cho nên sông Bến Hải tiếp tục chia cắt đất nước và làm ly tán nhiều gia đình ở hai miền Bắc - Nam Việt Nam. 

Su-that-it-biet-ve-cuoc-chien-am-thanh-o-hai-bo-song-Ben-Hai-6
Ký Hiệp định Giơnevơ

Ngày nay, ở bờ Nam sông Bến Hải có một tượng đài với tên gọi: "Khát vọng thống nhất non sông". Tượng đài có hình dáng của một thiếu phụ đang đứng ở bờ Nam sông Bến Hải nhìn về phía Bắc để tưởng nhớ những ngày tháng đau thương khi họ không thể vượt sông để gặp chồng và người thân. Tuy nhiên trong thời gian chia cắt vẫn có những vụ trao đổi nhân sự giữa hai miền như vào ngày 19 tháng 3 năm 1965 một nhóm người hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam như Tôn thất Dương Kỵ và Phạm Văn Huyến bị Việt Nam Cộng hòa tống xuất ra miền Bắc qua cầu Hiền Lương.

Trong sự mâu thuẫn chính trị giữa hai bên, cầu Hiền Lương và sông Bến Hải bị cuốn vào cuộc tranh chấp vì đây là nơi giáp mặt của hai chính quyền đối lập. Ở giữa cầu có một vạch trắng ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Thoạt đầu, Việt Nam Cộng hòa chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau Việt Nam Cộng hòa lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Cuối cùng vào năm 1975, cây cầu có chung một màu xanh thống nhất.

Su-that-it-biet-ve-cuoc-chien-am-thanh-o-hai-bo-song-Ben-Hai-5
Cầu Hiền Lương

Những năm 1954 - 1964, là giai đoạn không còn tiếng súng ở đôi bờ giới tuyến, song cuộc chiến bằng tiếng nói đã diễn ra ở đây rất căng thẳng và quyết liệt giữa hai phe đối lập. Nhằm giáo dục động viên nhân dân đấu tranh thống nhất đất nước,  ta đã cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh, phân bố thành 5 cụm suốt chiều dài 1500 mét ở bờ bắc sông Bến Hải.

Mỗi cụm gồm 24 loa loại 25W chĩa về bờ nam sông Bến Hải. Mỗi ngày 24/24 giờ, hệ thống loa này phát đi chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền thanh Vĩnh Linh, chương trình ca nhạc, ngâm thơ, nói vè, kịch, dân ca, chương trình của Đội truyền thanh lưu động... rất hấp dẫn.

Su-that-it-biet-ve-cuoc-chien-am-thanh-o-hai-bo-song-Ben-Hai-4

Ai đã từng sống ở đôi bờ Bến Hải vào những năm 1954 - 1964 hẳn còn vang vọng trong ký ức giọng ca Huế và dân ca Trị Thiên, giọng ngâm thơ ngọt ngào của nghệ sĩ Châu Loan. Châu Loan là người sinh ra bên sông Bến Hải, nên mỗi lần chị hát trên đài, bà con hai bờ đều ra bờ sông ngồi nghe chăm chú!

Quá tức giận, mấy tuần sau, Mỹ - Diệm liền gắn ở bờ nam những cụm loa do Tây Đức, Australia sản xuất có công suất lớn, phát inh ỏi, lấn át cả loa phát của ta. Hơn nữa hệ thống loa phóng thanh của ta công suất nhỏ, không phát đến được Cửa Việt, Chợ Cầu...

Su-that-it-biet-ve-cuoc-chien-am-thanh-o-hai-bo-song-Ben-Hai-3
Mỹ- Diệm cũng gắn ở bờ nam những cụm loa do Tây Đức, Australia

Để tiếng nói của miền Bắc đang bị "lấn át", Trung ương quyết định cấp thêm 8 loa công suất gấp đôi (50W) và một loa công suất 250W để tăng giọng phát âm. Nhờ đó, mỗi lần địch lên giọng tâm lý chiến, hệ thống loa bờ bắc vang lên, át hẳn luận điệu xuyên tạc của đối phương.

Tuy nhiên, chúng vẫn ngoan cố không chịu đầu hàng. Đầu năm 1960, một dàn loa Mỹ với công suất lớn được đưa đến bờ nam. Bọn chúng huênh hoang: “Hệ thống loa “nói vỡ kính” này sẽ vang xa tận Quảng Bình,...”.

Su-that-it-biet-ve-cuoc-chien-am-thanh-o-hai-bo-song-Ben-Hai-3

Cũng ngay trong năm đó, một chiếc loa lớn có đường kính vành loa 1,7 mét, công suất 500W xuất hiện ở bờ Bắc sông Bến Hải. Bổ sung thêm còn có 20 loa loại 50W, 4 loa loại 250W, sẵn sàng tuyên chiến với địch trên mặt trận tuyên truyền.

Để cung cấp điện cho hệ thống loa có tổng công suất 18.000 W này, ta đã dựng một đường dây cao thế 6 KVA dài 4km kéo từ Vĩnh Sơn về đến Tùng Luật và một trạm cao tần đặt cách cầu Hiền Lương 2,5 km về phía Bắc để tăng âm cho hệ thống loa.

Su-that-it-biet-ve-cuoc-chien-am-thanh-o-hai-bo-song-Ben-Hai-2

Các cụm loa được đặt trên trụ bê tông cốt thép rất kiên cố. Riêng chiếc “loa đại” 500W đặt trên xe lưu động. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa 10km, đến tận Chợ Cầu, Cửa Việt, Gio An. Đồng bào các làng xã bờ nam vô cùng sung sướng vì hàng ngày họ được nghe rất rõ tiếng nói thân thuộc của miền Bắc ruột thịt!

Đáp lại ta, Mỹ - Diệm đã tung ra Bến Hải những tên tâm lý chiến nguy hiểm. Mỗi ngày chúng nói từ 14 đến 15 tiếng đồng hồ, một hai giờ sáng đã mở hết công suất loa,"tra tấn" người dân hai bên bờ sông Bến Hải.

Kẻ đứng sau những luận điệu xuyên tạc bất kể thời gian của dàn loa phía bờ Nam sông Bến Hải, là một tay lính ngụy có tên Phương. Tay này chuyên sử dụng luận điệu xuyên tạc, nói "ra rả" liên tục suốt ngày.

Su-that-it-biet-ve-cuoc-chien-am-thanh-o-hai-bo-song-Ben-Hai-1

Vào một đêm năm 1963, 4 chiến sĩ công an ta đã bí mật vượt sông, được bà con bờ Nam chỉ đường, giết tên Phương ngay lúc nó đang gào trên loa phát thanh. Bà con hai bờ hả lòng hả dạ bởi họ từ nay không bị đánh thức lúc nửa đêm, không phải nghe những lời dối trá nữa!

Chỉ đến năm 1965, khi Mỹ bắt đầu thực hiện các chiến dịch ném bom miền Bắc thì hệ thống loa phóng thanh của cả hai bờ mới ngưng hoạt động. Khi này, cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã bị Mỹ leo thang lên một tầm cao mới, chuyển thành xung đột trực tiếp về quân sự. 

Su-that-it-biet-ve-cuoc-chien-am-thanh-o-hai-bo-song-Ben-Hai-00

Cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải bị đánh sập bởi bom Mỹ vào năm 1967. Lúc này cầu Hiền Lương đã trở thành “biểu tượng” về sự chia cắt đất nước thành 2 miền Bắc – Nam.

Nhằm bảo tồn chứng tích lịch sử cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị đã cho phục dựng cầu hiền lương dựa theo bản thiết kế chiếc cầu Hiền Lương do Pháp xây dựng năm 1952. Đặc biệt, lan can cầu còn được sơn 2 màu xanh, vàng nhằm mô tả chiếc cầu Hiền Lương trong thời kỳ đất nước vẫn còn bị chia cắt.

Xem thêm: 10 nữ dân quân Hạ Lam - những đóa hoa thép hóa thân thành huyền thoại

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận