Nữ sinh lớp 8 "tái sinh" rác thải thành đồ trang trí, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường

Tận dụng một số rác thải, em Nguyễn Hoài Thúy Nhân đã tái chế thành những đồ trang trí đẹp mắt, góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.

Đỗ Thu Nga
09:23 09/08/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chia sẻ về ý tưởng "tái sinh"  rác thải thành đồ trang trí, em Nguyễn Hoài Thúy Nhân nói: Ở quê, rác thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều, vấn đề thu hồi, phân loại, tái chế còn nhiều hạn chế. Đa số người dân chọn cách chôn lấp hoặc đốt. Giải pháp này được cho là không tốt cho sức khỏe và không thân thiện với môi trường.

"Xử lý rác thải không đúng sẽ ảnh hưởng đến đất, nguồn nước và không khí. Càng nghĩ, em càng có động lực tìm cách góp phần hạn chế tác động của rác thải, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường. Vốn thích mỹ thuật và có chút năng khiếu về vẽ nên em tận dụng một số loại rác thải phù hợp để làm đồ trang trí, chủ yếu tranh", Nhân cho biết.

nu-sinh-lop-8-tai-sinh-rac-thai-thanh-do-trang-tri-0
Hình ảnh cây trúc được làm từ vỏ hộp nhựa

Ngay khi có ý tưởng, Nhân bắt tay vào thực hiện vì việc tìm kiếm rất dễ dàng. Nhân cũng tận dụng những vật liệu phù hợp khi mẹ đi chợ mang về, cùng các loại rác thảo sẵn có trong nhà và trường học như: vỏ chai, hộp nhựa, túi nilong, vỏ bánh kẹo... để làm tranh.

Nhân chịu khó tìm tòi, tâm huyết với ý tưởng nhưng có những công đoạn xử lý khiến em vô cùng khó khăn. Đó là khâu sắp xếp bố cục, phối màu, bảo quản. Để khắc phục khó khăn này, Nhân đã tham khảo  ý kiến của cô Trần Thanh Trúc, giáo viên mỹ thuật của trường, để từng bước làm cho những bức tranh hoàn thiện hơn.

nu-sinh-lop-8-tai-sinh-rac-thai-thanh-do-trang-tri-9

Đến nay, Nhân đã thực hiện được gần 10 bức tranh chủ đề phong cảnh, hoa lá. Qua bàn tay khéo léo của Nhân nhiều loại rác thải trở nên có hồn, sinh động, như: chợ nổi, bình hoa, hoa sen, mai, cúc, trúc, lan.

nu-sinh-lop-8-tai-sinh-rac-thai-thanh-do-trang-tri-8

Về công đoạn làm tranh, Nhân cho biết trải qua nhiều bước: làm sạch rác thải, phác họa chi tiết lên ván ép, phết keo, dán vật liệu rồi chờ khô, sơn bóng, rắc kim tuyến cho long lanh, đóng khung là phần việc sau cùng.

nu-sinh-lop-8-tai-sinh-rac-thai-thanh-do-trang-tri-7
nu-sinh-lop-8-tai-sinh-rac-thai-thanh-do-trang-tri-6
nu-sinh-lop-8-tai-sinh-rac-thai-thanh-do-trang-tri-

"Thời gian thực hiện một sản phẩm có thể kéo dài từ 3 -10 ngày, vì em chỉ làm lúc rảnh, việc học tập vẫn là chính. Công đoạn làm tranh khá kỳ công. Đặc biệt, với các loại rác như chai nhựa, vỏ hộp, em phải cắt nhỏ ra từng mảnh. Tùy vào đường nét, chi tiết mà lựa chọn hình dáng cho phù hợp, phết keo tới đâu thì dán tới đó", Nhân chia sẻ.

nu-sinh-lop-8-tai-sinh-rac-thai-thanh-do-trang-tri-4
Bộ sưu tập mang tên ‘Sắc Xuân’

Vật liệu dễ tìm, kinh phí thực hiện ít nên ý tưởng của Nhân đang được một số bạn bè trong trường quan tâm, học hỏi. Điều này đã giúp cho thông điệp bảo vệ môi trường của nữ sinh thêm phần lan tỏa và phổ biến.

Mới đây, bộ sản phẩm tranh làm từ rác thải của Nhân xuất sắc đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hậu Giang lần thứ 10 năm 2023.

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Nữ sinh nghèo ăn mì gói trở thành thủ khoa khối C của tỉnh

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận