Nỗi đau và hạnh phúc qua ngòi bút Nam Cao

Càng nghiền ngẫm về ông, ta càng nhận thấy Nam Cao là một nhà văn tài năng. Ông đã chọn dấn thân vào vấn nạn muôn thuở là nỗi đau của con người để tìm đường đến hạnh phúc...

Đỗ Thu Nga
15:00 05/07/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nam Cao đã khắc họa như vậy về một thế hệ trẻ đối diện với hai điều không thể tránh khỏi trong đời: lo âu và đau khổ. Sự khổ có muôn mặt: khổ vì nghèo, bệnh, vì bị phản bội, vì bị khinh chê, vì chứng kiến người thân phải khổ. Lão Hạc khổ vì nghèo túng và lo lắng cho con. Anh đĩ Chuột trong ‘Nghèo’ u uất vì bệnh tật và nợ nần. Chí Phèo khổ vì bị dân làng ghét bỏ. Văn sĩ Hộ trong ‘Đời Thừa’ và Điền trong ‘Trăng Sáng’ khổ vì nỗi lo chẳng thể theo đuổi đam mê trong tình trạng gia đình túng quẫn. Ngược lại, anh Phúc trong ‘Điếu Văn’ lại phiền muộn vì người vợ ưa "cắm sừng." Bé Hồng trong ‘Bài Học Quét Nhà’ chịu đựng bị mẹ đánh mắng thậm tệ, cái mà ngày nay gọi là bạo hành gia đình. Điều đáng buồn là ba người đầu tiên trong các trường hợp kể trên tìm sự giải thoát khỏi nỗi đau bằng cách tự vẫn.

Con người luôn phải vật lộn giữa ước mơ hạnh phúc và nhu cầu sinh tồn trong thế giới khắc nghiệt. Những người trẻ, vốn khát khao điều thiện, vẫn ngày ngày đối diện với bệnh tật, với các mối quan hệ phức tạp, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, với sự suy thoái về kinh tế và môi sinh. Bởi thế, độc giả vẫn cảm thấy như Nam Cao đang cất tiếng thay họ về hiện thực dù các tác phẩm của ông đã ra đời cách đây hơn gần một thế kỷ. Tuy nhiên, nhà văn không dừng ở khía cạnh tăm tối đó. Ông còn gợi ý những phương thế giúp người đọc hiện đại tìm kiếm sự an yên trong tâm hồn giữa bao nỗi nhọc nhằn bủa vây.

noi-dau-va-hanh-phuc-qua-ngoi-but-nam-cao-6

Câu nói thổn thức trên của Chí Phèo mở ra cánh cửa để chúng ta đặt vấn đề về mưu cầu hạnh phúc. Liệu tôi có thể theo đuổi đam mê và sống hạnh phúc trong xã hội đầy bất hạnh, gò bó và thực dụng? Nam Cao trả lời là có. Ông gợi ý rằng con người có thể tìm được hạnh phúc, và đề xuất ba yếu tố để đạt đến điều này: sự chấp nhận, lòng trắc ẩn, và tình yêu.

Trước hết, sự chấp nhận là bước đầu tiên trong hành trình đi tìm hạnh phúc. Nếu bạn đang chênh vênh với sự nghiệp bấp bênh, làm điều bạn không thích, hay mệt mỏi vì lục đục gia đình, hãy can đảm nhìn nhận và đối mặt. Văn sĩ Điền trong ‘Trăng Sáng’ là hiện thân của Nam Cao, vừa ngắm trăng đẹp ngoài cửa vừa nghe vợ chửi, con khóc, và lo lắng về mưu sinh. Trong khốn quẫn, con người sẽ bộc lộ bản năng tự vệ và trốn tránh. Càng nghĩ, sự bức bối và mong muốn chối bỏ thực tại trong tâm trí của Điền càng lớn. Tuy nhiên, Điền vẫn ôm lấy cảm xúc bản thân, chấp nhận khó khăn, thậm chí biến nó thành động lực để viết.

Càng nghiền ngẫm về ông, ta càng nhận thấy Nam Cao là một nhà văn tài năng. Ông đã chọn dấn thân vào vấn nạn muôn thuở là nỗi đau của con người để tìm đường đến hạnh phúc. Ông nêu bật ba khía cạnh của cuộc đời: sự tác động của thể chế xã hội lên bản tính con người, sự đau khổ với lo âu trong thế giới của chủ nghĩa vật chất, và vấn đề tìm kiếm hạnh phúc. Từ đó, Nam Cao gợi ý hành trình chữa lành để mưu cầu niềm vui trọn vẹn thông qua việc chấp nhận hiện tại, ươm dưỡng lòng trắc ẩn và can đảm để yêu thương.

(st)

Xem thêm: 11 câu văn đầy tính chiêm nghiệm của Nam Cao có thể vận dụng vào nhiều dạng bài lý luận văn học

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận