NLXH: Có thành công không phải là có tất cả

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Có thành công không phải là có tất cả, thất bại không phải là mất tất cả".

Đỗ Thu Nga
16:00 02/04/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuộc đời tựa như phím đàn piano vậy, phải xen kẽ phím đen, phím trắng thì mới tấu lên những khúc nhạc làm say đắm lòng người, phải xen kẽ những trập trùng gian nan thì mới chạm đến vinh quang mỹ mãn. Giống những ngón tay điêu luyện của người nghệ sĩ dương cầm lướt trên những phím đàn, hành trình mỗi người chúng ta sống chính là hành trình bước đi trên những phím đàn đen - trắng ấy, là hành trình vượt qua khó khăn, thất bại để chạm đến đỉnh cao thành công. Và đã bao giờ bạn tự hỏi, thành công có phải là chiếm lĩnh được tất cả, và thất bại có phải là vụt đi tất cả? Cùng trăn trở này, có ý kiến cho rằng: "Có thành công không phải là có tất cả, thất bại không phải là mất tất cả".

Trước sự hữu hạn của đời người, Bailey có câu: "Khi bạn chào đời, bạn khóc, còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho đến khi mất đi mọi người xung quanh khóc, còn bạn, bạn cười". Đời người là hành trình khẳng định giá trị bản thân bằng những thành công đẹp đẽ. "Thành công" là đạt được những điều mong muốn, là hoàn thành mục tiêu, ước mơ một cách trọn vẹn, mỹ mãn. Thế nhưng, cuộc đời nào có phải lúc nào cũng bằng phẳng, như con thuyền giữa đại dương mênh mông, đôi lúc gặp bão táp sóng cả, con người đôi lúc phải đương đầu, vượt qua muôn trùng bão táp khó khăn, và phải nếm trải "thất bại" - là sự vấp ngã, không thành công, là không thể đạt được những ước muốn, mục tiêu một cách như ý. Và như ý kiến trên: "Có thành công không phải là có tất cả, thất bại không phải là mất tất cả", quả thật đã khẳng định vai trò của thành công lẫn thất bại trong cuộc đời, song không tuyệt đối hóa. Qua đó, gửi gắm cách  nhìn nhận xác đáng về thành công, thất bại.

nlxh-co-thanh-cong-khong-phai-la-co-tat-ca

"Có thành công không phải là có tất cả, thất bại không phải là mất tất cả". Phải nói rằng, ý kiến này rất đúng đắn, chí lý chí tình. Không thể phủ nhận rằng khi con người ta thành công sẽ chiếm lĩnh được vinh quang, được sự yêu mến, ngưỡng mộ của người khác, đạt toại nguyện những ước mơ, mong muốn, có được động lực để tiếp tục phấn đấu, trở nên thành đạt, giàu có… Song, thử hỏi rằng liệu có phải thành công là có tất cả? Thành công đôi lúc làm cho chúng ta dần trở nên tự mãn, đánh mất sự khiêm tốn của chính mình, để rồi ngủ quên trong chiến thắng, dẫn đến thất bại ê chề hơn bao với hết. Thành công, không nếm trải thất bại, ta sẽ không thể học được những bài học kinh nghiệm quý giá, chưa thể nhìn nhận trọn vẹn yếu điểm để phát huy và khắc phục. Chưa dừng lại ở đó, có được thành công, chưa chắc gì ta đã có được hạnh phúc đích thực. Nhiều kẽ thành công mải mê chạy theo vinh quang, danh vọng lãng quên gia đình, và những thân yêu, đến lúc nhận ra, đã quá muộn màng. Có thành công, nhưng vẫn có thể không có tình yêu thương, không có trái tim đồng cảm, sẻ chia với người, với đời. Như vậy, có thành công không phải là có tất cả, vai trò của thành công quả thật rất to lớn, song vai trò ấy không thể tuyệt đối hóa.

Nếu như, "có thành công không phải là có tất cả", thì "thất bại cũng chưa phải là đánh mất tất cả". William Arthur Ward từng nói: "Thất bại là sự trì hoãn, không phải thua cuộc. Đó là giai đoạn quanh co tạm thời, không phải ngõ cụt". Dẫu rằng khi thất bại chúng ta sẽ không thể đạt được những mong ước hằng cố gắng, những công sức bỏ ra bị phũ bỏ, ta vụt mất một vài cơ hội tốt đẹp, ta nản lòng nản chí, nhưng đó thật sự chỉ là cái giá để dẫn đến thành công, đó không phải là sự bế tắc của con đường dẫn đến vinh quang. Bởi lẽ, có thất bại, chúng ta mới biết nhìn nhận lại quá trình nỗ lực, mới nhận ra điểm yếu, điểm mạnh để phát huy và khắc phục. Có thất bại, chúng ra mớ không tiếp tục sai lầm nữa, mới học được những bài học kinh nghiệm quý báu. Có thất bại, chúng ta mới có thêm quyết tâm mãnh liệt hơn nữa, ý chí mạnh mẽ hơn nữa để tiếp tục hành động, tiếp tục cố gắng, chạm đến đỉnh cao thành công một cách trọn vẹn nhất. Hãy nhớ rằng, chuyến tàu cuộc sống vẫn luôn vận chuyển trên đường ray. Thả suối thời gian vẫn nghiễm nhiên chảy trôi. Sân khấu cuộc đời luôn trao cho ta nhiều cơ hội, nhiều màn trình diễn để tỏa sáng và thành công. Và hơn hết, có thất bại, chúng ta mới có thành công. Tố Hữu cũng từng khẳng định vai trò của thất bại như thế:

"Ai chiến thắng mà không hề thất bại?

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?"

 Cuộc đời giống như một màn ảnh rộng, hãy học cách in dấu ấn hình ảnh của bản thân bằng những thành công lẫn thất bại, bằng những vinh quang, lẫn vấp ngã và những lần đứng lên mạnh mẽ sau những gian truân, như cách chúng ta đã làm… Khi chúng ta chập chững tập đi, nào có tránh khỏi những lần vấp ngã, té đến chảy máu chân tay. Nhưng có phải sau những lần ấy, ta không thể tiếp tục bước đi? Ta vẫn có thể đứng dậy, vẫn tiếp tục chập chững bước! Hay đó là những lần các bạn học sinh được điểm cao trên trường, con điểm tốt ấy chính là một thành công, có điểm tốt các bạn được cha mẹ, thầy cô tuyên dương, được bạn bè ngưỡng mộ và trong lòng trở nên gui sướng, song con điểm đó không phải là tất cả, nếu các bạn có điểm tốt mà không có đạo đức tốt, thì hạnh kiểm cũng sẽ không tốt và đâu thể trở thành một học sinh giỏi, chăm ngoan? Còn những bạn học sinh chưa được điểm cao, họ có thể tiếp tục cố gắng, rút kinh nghiệm để cải thiện số điểm, họ đã thất bại, những học không đánh mất tất cả, họ không hề bế tắc, thất bại đó là một con đường vòng dẫn đến thành công, không phải là ngõ cụt. Chưa dừng lại ở đó, hãy nhìn những con người thành đạt. Quả thật, họ thành công, nhưng đôi lúc, có những kẽ lại đánh mất trái tim của chính mình, thiếu thốn tình yêu thương, lãng quên những người thân thườn cạnh bên…. Vậy thử hỏi, có phải có thành công là có tất cả hay không? Và có phải, có phải thất bại là đáng mất tất cả hay chăng?

Bạn biết không, có những thành công bắt đầu từ những thất bại, khó khăn vạn lần. Cố nhạc sĩ Trần lập đã chiêm nghiệm: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai". Phải nói rằng, Steven Spielberg là một điển hình minh chứng "thất bại không phải là mất tất cả". Là một người trẻ mắt chứng khó đọc, lá đơn xin vào trường đại học Sân khấu điện ảnh Truyền hình Nam California của ông đã bị từ chối ba lần. Thay vào đó, ông đến trường đại học bang California nhưng cuối cùng ông cũng bỏ học tại đó. Tác phẩm đầu tay của nhà đạo diễn nổi tiếng này là "Sagerland Express" được giới phe ebinhf đánh giá cao nhưng lại thất bại về doanh thu phòng vé. Tuy vậy, Spielberg đã tiến lên phía trước và được giao cơ hội với những bộ phim có ngân sách lớn như "Jaws", "Close Encounter of the Third Kind", "ET"... Nhưng viện hàn lâm điện ảnh và khoa học đã "ghẻ lạnh" với ông trong nhiều năm và không trao cho ông giải đạo diễn xuất sắc nhất cho tới năm 1993 khi ông đạo diễn phim "Schunder's List". Từ đó cho đến nay, ông được công nhận là một đạo diễn hạng A của Hollywood và là quyền lực nghệ thuật chính trong lịch sử phim ảnh. Chẳng phải, thất bại đã làm nên thành công của Steven Spielberg hay sao? Chẳng phải Steve Spielberg thất bại nhưng không đánh mất tất cả mà có có được nhiều hơn hay sao?

Thành công giống như đang leo núi, nếu chỉ dừng lại ở một vị trí nào đó, qua sẽ bị té ngã, bởi vậy, có thành công không phải là có tất cả, có thành công rồi, chúng ta vẫn phải không ngừng cố gắng như anh Phạm Trần Tuấn Anh, lớp chuyên toán 12C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương (Gia Lai) đạt giải nhất môn văn trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua. Khi anh đậu vào chuyên toán, đó là một thành công rực rỡ, là một kết quả mà không sao phủ nhận được. Song, anh đã thành công nhưng vẫn không ngừng cố gắng học hỏi, tìm tòi, khiêm tốn, không tự mãn với năng lực của bản thân, chính điều đó đã góp phần làm nên kì tích của cậu học trò ngày hôm nay. Bên cạnh đó, anh thành công nhưng không kiêu căng, luôn hòa đồng với bạn bè và đã có được sự yêu mến, tôn trọng của biết bao bạn bè đồng trang lứa. Nhau vậy, có thành công không phải là có tất cả, thành công còn cần phải đi kèm rất nhiều điều khác thì mới trở nên trọn vẹn được.

"Có thành công không phải là có tất cả, thất bại không phải là mất tất cả". Song, đáng buồn thay vẫn còn những kẻ cho rằng có thành công là có tất cả, trở nên kiêu ngạo, lãng quên những tình cảm cần có của con người để mải mê chạy theo danh vọng, để rồi đánh mất chính mình. Cũng còn có những kẻ bi quan, dễ thối chí nản lòng khi thất bại, cho rằng thất bại tức là đã đánh mất tất cả, là bế tắc và không thể thành công được nữa. Lại có những kẻ nông cạn, cho rằng không nhất thiết phải thành công vì có thành công chưa phải là có tất cả hay là ỷ lại, không bao giờ cố gắng hết sức để thành công, mà chai lì với thất bại, vì "tưởng bở": thất bại chưa phải là mất tất cả… Hãy hiểu thấu đáo rằng, có thành công vẫn có thể có tất cả và thất bại vẫn có thể mất tất cả. Những người suy nghĩ tuyệt đối hóa đến cực đoan như thế ắt sẽ không bao giờ có thể chạm đến đỉnh cao của vinh quang.

Nhận thức được ý nghĩa của câu nói: "Có thành công không phải là có tất cả, thất bại không phải là mất tất cả", mỗi chúng ta phải biết cố gắng phấn đấu để thành công và không chỉ dừng lại ở thành công mà có phải không ngừng cố gắng những điều khác nữa, không tự cao, "ngủ quên" trong chiến thắng, không để trái tim trở nên khô khan mải mê danh vọng, vinh quang… Bên cạnh đó cũng không nhụt chí nản lòng khi thất bại, mà phải biết nhìn nhận rút kinh nghiệm để nỗ lực, cố gắng, để thành công. Bởi như Soichiro tâm sự rằng: "Đối với tôi, thành công có thể chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm. Trên thực tế, trong tất cả những việc đã làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% là thất bại."

Cuộc đời chẳng khác gì một ly cocktail, ngon hay dở, đậm hay nhạt là do cách chúng ta pha chế, khám phá nó. Đời người chỉ được sống một lần, ta hãy sống sao cho khỏi hoài phí, sống hết mình để thành công, khẳng định giá trị bản thân, cái tôi sắc nét, sống hết mình để thất bại còn có ý chí đứng lên, tiếp tục nỗ lực. Bởi ý kiến "có thành công không phải là có tất cả, thất bại không phải là mất tất cả" quả thật rất đúng đắn và chí lý chí tình. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được thành công và có ý chí khi vấp ngã, thất bại, để: "mỗi ngày tôi sống đây là những ngày đẹp nhất/dù mai sau đời muôn vạn lần hơn" (Chế Lan Viên).

Xem thêm: NLXH: Tính triết lý tinh tế của tròn và vuông

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận