Những việc làm giúp tăng phước đức cực đơn giản để cả đời bớt khổ

Ban ơn hay bố thí nghĩa là cho đi không điều kiện, không mong cầu sự đền ơn, đáp nghĩa nào hết, đây chính là tạo đức và làm phước. 

Đỗ Thu Nga
15:00 05/05/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện đáng suy ngẫm "Người anh keo kiệt"

Có một người đàn ông đã tích lũy được rất nhiều tiền trong nhà, nhưng bản chất anh ta lại rất keo kiệt. Anh ta có một người chị gái đã kết hôn, gia đình chị lại rất nghèo khó.

Vào một năm nọ khi giao thừa gần đến, trong nhà thiếu thốn đồ ăn, bếp lạnh ngắt, con cái đói nheo nhóc. Bất chấp gió và tuyết, người chị đi bộ hàng chục dặm đến nhà cha mẹ, muốn vay chút tiền của em trai để trai trải qua mấy ngày Tết. Cô cũng hứa sẽ trả tiền trong mùa xuân này.

Song người anh trai keo kiệt nhất định từ chối vì sợ tiền mất và mất thể diện. Người mẹ già thương con gái nên hết lời van xin trong nước mắt nhưng anh vẫn quyết không cho chị gái mượn tiền. 

Người mẹ bất lực đành tháo chiếc kẹp tóc và đôi bông tai giao cho con gái để mang đi cầm đồ lấy chút đỉnh sống qua ngày. Người đàn ông nhìn thấy vẫn thờ ơ, coi như không biết.

Nhung-viec-lam-giup-tang-phuoc-duc-cuc-don-gian-de-ca-doi-bot-kho-0

Và thật bất ngờ, vào một đêm nọ, có tên trộm đột nhập vào nhà lấy đi gần như toàn bộ gia tài mà anh ta đã tiết kiệm. Sau hơn nửa năm, tên trộm bị bắt vào tù. Khi thẩm vấn, hắn khai nhận đã trộm một số tiền rất lớn của anh ta.

Phần lớn số tài sản bị đánh cắp được chính quyền thu hồi. Trước sức ép của dư luận, quan huyện vẫn chưa dám công bố số tiền họ nhận lại từ kẻ trộm. Vợ anh ta đau khổ vì tài sản nên sai con trai đến đòi bằng được, thật may là vụ việc đã được giải quyết.

Cũng chỉ vì lòng tham tiền bạc mà anh chị em trong nhà hờ hững với nhau như người dưng. Nghe xong câu chuyện này thật là thót tim!

Tên trộm lợi dụng lúc gia đình lục đục để cướp tiền, anh ta mất tiền thì không dám báo với quan, có phát hiện cũng không dám đòi vì ngại, giá như anh ta chịu cho chị gái vay tiền thì mọi chuyện đã khác.

Phật dạy về cách tăng phước đức đơn giản

Câu chuyện trên là một bài học cảnh tỉnh đối với chúng ta. Sống trên đời này, nếu giúp được người khó hãy giúp bằng cả tấm lòng. Đừng vì chút sĩ diện, lòng ít kỷ của bản thân mà đánh mất phước đức cả đời.

Đức Phật dạy, phước đức phải được khởi nguồn từ cái tâm thánh thiện và khởi hành từ con người nhân ái. Muốn được vậy thì từ sự suy nghĩ đến hành động không cho bản thân mà cho tha nhân, sống cho mình và mọi người, luôn luôn giúp người là làm phước và tạo đức.

Làm phúc và tạo đức ở kiếp này là xây phúc và dựng phước cho đời sau. Hưởng phúc và đức bây giờ mà không chịu tạo phúc và làm đức là đang làm cạn kiệt phước đức, là tiêu vong sư hưng thịnh của đời sau. Nhìn vào sự hưng thịnh hay sang hèn của một gia đình nói lên được âm đức của gia đình đó. 

Sự giàu sang phú quý của đời này là nhờ vào sự tạo đức và làm phước ở đời trước. Vậy làm sao để tăng phước đức một cách đơn giản:

- Kiêng sát sinh, chăm phóng sinh: Nếu bạn quy y hoặc tin tưởng theo đạo Phật phải có tâm từ bi. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải học cách sống hòa bình với tất cả chúng sinh, xây dựng thói quen sống tốt, giữ cho môi trường sống sạch sẽ và ngăn nắp.

Nhung-viec-lam-giup-tang-phuoc-duc-cuc-don-gian-de-ca-doi-bot-kho-8

- Tụng kinh, niệm Phật: Tụng kinh niệm Phật quan trọng nhất là ở lòng thành, nhất tâm không loạn. Đừng chỉ theo đuổi số lượng chỉ để hoàn thành nhiệm vụ.

- Không tà dâm: Tà dâm là chướng ngại, nghiệp chướng của chúng ta làm tiêu hao của cải, thân tâm hủy hoại, gia đình tan nát.

- Cứu người: Khi ai đó gặp nạn, chúng ta hãy xả thân cứu họ. Vì người xưa nó "cứu một mạng người hơn xây 7 tòa tháp". 

- Trân trọng phúc khí: Phúc khí không tự dưng sinh ra, cũng không tự dưng đầy lên. Phúc khí của đời này được tích tụ từ đời trước và từ những việc làm, hành động của chúng ta. Vậy nên, hãy trân trọng phúc khí này.

- Thuyết phục mọi người làm điều thiện: Hãy lan tỏa tinh thần thiện nguyện ra khắp cộng đồng để phước đức của mỗi người được tăng cao.

- Bảo vệ và tiếp nối trí tuệ của Đức Phật: Để Đạo Phật trường tồn trên thế gian là trách nhiệm bắt buộc của mỗi Phật tử. Khi làm việc thiện đừng chần chừ, thời gian không chờ đợi một ai cả.

- Khiêm tốn và nhân từ: Hãy khiêm tốn, đừng sống quá tự mãn, quá kiêu ngạo và coi thường mọi người xung quanh. Phật nói chỉ những người khiêm tốn, nhân từ mới xứng đáng được tôn trọng. Phước đức đến từ đâu? Đến từ những việc làm nhỏ nhặt và bình thường như thế này chứ ở đâu xa.

Xem thêm: Phật dạy: 5 cách giúp kết nghiệp lành mà mỗi người cần ghi nhớ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận