Những sự thật thú vị về mì ăn liền chắc chắn rất ít người tiêu dùng biết

Mì ăn liều là loại thực phẩm là "vị cứu tinh" cho những bữa sáng không biết ăn gì hoặc những ngày cuối tháng "viêm màng túi". Dù ăn mì ăn liền hàng ngày nhưng có rất nhiều điều về nó mà bạn không hề hay biết. Cùng tìm hiểu nhé.

Đỗ Thu Nga
09:42 29/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người Nhật là cha đẻ của mì ăn liền và ở đó, nó là món ăn dành cho quý tộc

Mì ăn liền được ra đời vào năm 1958. Đó là phát minh trong lúc khó khăn của ông Momofuku Ando. Ông từng có tên trong danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở châu Á do tạp chí Time Asia bình chọn vào năm 2008. 

Vào thời điểm mì ăn liền ra đời, nó được xem là loại thực phẩm "sang chảnh". Mỗi gói mì năm 1958 có giá khoảng 35 yên, tương đương với 6 bát mì Udon bây giờ (360.000 đồng). 

nhung-su-that-thu-vi-ban-nen-biet-ve-mi-an-lien-0
Ông Momofuku Ando là cha đẻ của mì ăn liền

Ngày đó, mì ăn liền ít gia vị hơn ngày nay nhưng nó rất đắt đỏ. Chỉ  những người có điều kiện mới dám bỏ tiền ra ăn mì ăn liền. Cho đến nay, mì ăn liền trở thành đồ ăn bình dân, nhà nào cũng có thể mua được. Thậm chí nó là sản phẩm cứu đói hữu hiệu khi xảy ra thiên tai, bão lũ.

Mì ăn liền được bán chạy nhất trong... nhà tù

Có thể bạn không biết, nhà tù trên đảo Rikers (New York, Mỹ) được xem là nơi bán mì gói đắt hàng nhất hành tinh. Mì cốc được bán ở đây luôn rơi vào tình trạng "cháy hàng".

Món ăn này lúc nào cũng được các phạm nhân mua nhiều nhất bởi vì nó đáp ứng được 3 nhu cầu: ngon, bổ, rẻ. Kể cả khi các phạm nhân chán ăn mì thì họ vẫn mua mì cốc để lấy gói gia vị. Gói gia vị này sẽ được đem trộn vào các món ăn nhạt nhẽo trong nhà tù.

Trung Quốc tiêu thụ mì "khủng nhất" thế giới

Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới), Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ mì gói mỗi năm mạnh nhất hành tinh. Tính trong năm 2013, Trung Quốc đã tiêu thụ hơn 46 tỉ gói mì. Loại mì bán chạy nhất của Trung Quốc là mì ăn liền hiệu Tong-Yi. Nhãn hiệu này được bán ở mọi nơi, từ sạp hàng đường phố đến các siêu thị.

nhung-su-that-thu-vi-ban-nen-biet-ve-mi-an-lien-6
Trung Quốc tiêu thụ mì gói nhiều nhất thế giới

Người Nhật coi mì ăn liền là phát minh vĩ đại nhất của họ

Không phải robot, không phải công nghệ cao, mì ăn liền mới là phát minh vĩ đại nhất của người Nhật. Người Nhật luôn tự hào về điều này.

Theo như một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2000 bởi Viện nghiên cứu Fuji, người Nhật cảm thấy tự hào bởi việc giới thiệu món mì ăn liền ra toàn thế giới. Với họ, mì ăn liền là biểu trưng cho thương hiệu "Made in Japan", khi mà món ăn này đã phổ biến khắp toàn cầu.

Số lượng người thích ăn mì tôm sống nhiều hơn mì nấu chín

Một nguyên tắc cơ bản khi ăn mì là phải nấu chín. Song có rất nhiều người trên thế giới thích ăn mì tôm sống. Ông Divid Chan là người đã góp phần tạo nên thành công của các chuỗi nhà hàng Momofuku cho biết: Ăn mì tôm sống cùng với gia vị của nó cũng đem lại một hương vị khó quên. 

Ở Hàn Quốc, các loại mì tôm sống như Ottogi, Ppushu, Pow Crrunch rất thích hợp được ăn theo kiểu này. Ngoài ra, người Ấn Độ, Đài Loan và cả người Việt Nam cũng rất thích ăn mì tôm sống.

1 sợi mì dài bao nhiêu?

Có thể bạn chưa biết, tổng chiều dài 1 sợi mì là khoảng 51 mét. Nếu bạn bóc một gói mì ăn liền và xếp chúng thành một đường thẳng thì có thể thấy sợi mì dài đến 51 mét, tương đương với chiều dài một bể bơi chuẩn thi đấu Olympic.

nhung-su-that-thu-vi-ban-nen-biet-ve-mi-an-lien-4
1 sợi mì ăn liền dài 51 mét

Ngoài ra, mì ăn liền không phải là đồ ăn chay. Ngày nay nó có nhiều vị như bò, gà, tôm và có gia vị dầu mỡ...Tại Mỹ, hương vị mì ăn liền như thịt bò, gà, tôm rất được ưa chuộng. Ở Ba Lan, một công ty có tên Amino đã tạo ra một loại mì có hương vị của khói. Tại Anh thì nổi tiếng với mì Pot Noodle mang hương vị gà chiên...

Nếu bạn ăn mì trừ bữa, mỗi năm sẽ tiêu hết 140 USD (khoảng 3 triệu đồng

Nếu chi phí mỗi gói mì 1 bữa là khoảng 13 cent (2.800 đồng) thì một năm bạn chỉ mất khoảng 142 USD (khoảng 3 triệu đồng). Tuy nhiên, sức khỏe sẽ không đảm bảo nếu bạn ăn mì "trường kỳ" trong suốt thời gian dài.

Bởi vì, mì ăn liền được tạo nên bởi: bột mì, dầu ăn, bột ngọt cùng các gia vị tạo nên mùi vị cho nó. Mì trải qua quá trình sấy khô, chiên qua dầu ăn nên giá trị dinh dưỡng không còn nhiều. Mì ăn liền ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất.

Muối natri trong mì ăn liền là nguyên nhân chính khiến cho món ăn này có hàm lượng natri cao. Khi lượng natri cao có thể gây tăng huyết áp, bệnh đột quỵ, suy thận và một số vấn đề sức khỏe khác.

Nhật Bản có cả 1 bảo tàng về mì ăn liền

Người Nhật đã xây dựng một bảo tàng mì ăn liền có tên là Bảo tàng mì cốc (Cup Noodles) tại Osaka, Nhật Bản để giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngành công nghiệp chế biến mì ăn liền. 

nhung-su-that-thu-vi-ban-nen-biet-ve-mi-an-lien-5
Một góc trong bảo tàng mì ăn liền ở Nhật Bản

Tại bảo tàng này có riêng một khu pha chế mì theo khẩu vị của chính mình với những miếng bạn cá in các nhân vật hoạt hình dễ thương. Có đến 5.460 cách kết hợp hương vị mì khác nhau ở bảo tàng này.

Có loại mì ăn liền dùng trong không gian

Trước khi qua đời 2 năm (2005), ông Momofuku Ando đã kịp phát minh ra sản phẩm để đời là mì ăn liền trong không gian. Trong môi trường không trọng lực, mì ăn liền được đặt trong các túi hút chân không, có thể được nấu chín và không cần nước sôi. Sản phjaamr này được đưa vào vũ trụ trên tàu Discovery và được nhà du hành Soichi Noguchi thưởng thức đầu tiên.

Đi tìm sự thật về nàng Geisha Nhật Bản từng bị người đời hiểu nhầm là kỹ nữ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận